Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NHỮNG CON SỐ ĐÁNG NGUYỀN RỦA

canhco
17-06-2013

Tiếc thay, người cộng sản không bao giờ yêu sự thật. Nếu họ yêu và theo đuổi sự thật như họ luôn rêu rao thì Huy Đức sẽ không có cơ hội viết Bên thắng cuộc. Phạm Viết Đào sẽ không có cơ hội đòi hỏi trả lại công đạo cho chiến sĩ trận vong trong cuộc chiến 1979 và Trương Duy Nhất cũng sẽ trở thành lố bịch khi một mực kêu rêu lãnh đạo là những kẻ không đáng mang thân phận của một con người nói chi là con người có vai có vế.

***

Khi Trương Duy Nhất bị bắt, nhiều người khẳng định anh là một thành viên trong các phe phái đang đấu đá với nhau và bị bắt vì phe của anh yếu hơn phe kia.

Phạm Viết Đào bị bắt, người ta lại tiếp tục khẳng định sự chống nhau trong các phe ngày một ác liệt và đến hồi gây cấn.

Có điều không ai xác định được Đào hay Nhất thuộc phe nào. Hai người có cùng phe với nhau hay không. Nếu cùng một phe thì cái ông chủ mà hai anh theo thật hèn, có hai cây viết đầy bản lĩnh như vậy mà không biết bảo vệ để cho kẻ thù tiêu diệt. Thật đáng hổ thẹn.

Nếu hai anh khác phe thì sao? Vậy thì xem như cân bằng lực lượng. Bên tám lạng kẻ nửa cân. Người thua trong cuộc cờ này chính là hai anh, phục vụ cho những kẻ không xứng đáng vì khi hai anh bị bắt, bị dẫn đi như tội phạm nguy hiểm họ im lặng hoàn toàn. Không ai lên tiếng, không ai bênh vực và người ta xem như hai con chốt bị gạt ra khỏi ván cờ chính trị.

Nhưng nếu một mệnh đề khác được đặt ra: Không ai trong hai anh là tôi tớ cho bất cứ thế lực nào. Hai anh thuộc loại làm báo ngang tàng, không khuất phục bọn quan lại đỏ vì hai anh cũng từ cái lò đạo tạo ấy mà ra. Hai anh là "nhà báo đỏ" tự phục hồi tư cách nhà báo của mình thông qua trang blog để từ đó có thể tự do viết, tự do phê phán và quan trọng nhất là tự do vạch mặt chỉ tên những quan lại đang đào tường khoét vách căn nhà Việt Nam.

Cả hai anh cùng giống nhau một điểm: không sợ hãi.

Hai anh cũng có điểm khác nhau rất lớn: Nhất băm vằm cả bộ máy chính phủ vì đã ăn bẩn, phá hoại, khoát lác, ngu ngốc và tác hại dân lành. Nhất không đăng bài của ai. Anh cũng không dông dài, bài nào cũng chỉ vài dòng nhưng ngắn gọn và sắc bén như dao cạo.

Phạm Viết Đào thì khác, anh chọn đăng những bài phản biện đối với cá nhân lãnh đạo còn riêng anh thì chăm chú tới một vấn đề cốt lõi trong toàn bộ hàng trăm bài phỏng vấn, phóng sự, video clip tập trung vào chủ đề cuộc chiến tranh biên giới. Đào bị bắt khi ông Trương Tấn Sang sắp sang Trung Quốc khiến người ta lại một phen liên tưởng tới yếu tố Trung Quốc.

Hai con người cụ thể này vốn có nhiều khác biệt nhưng khi bị bắt thì lại giống nhau ở ba con số: 258.

Hai năm tám. Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Câu cú đúng là chỉ có đất nước mình mới có. Quyền tự do dân chủ do hiến pháp quy định, chúng có chương, có hồi có vai ác, vai lành, nhưng người dân không có quyền trao đổi để hoàn thiện nền dân chủ do nhà nước tập trung quản lý. Cái dân chủ mơ hồ và bất định ấy làm sao hại được ai nếu không muốn nói là chỉ tự hại được mình khi nghe theo lời tuyên truyền của nhà nước để thực hiện quyền làm chủ rất bâng quơ và đầy trúc trắc, để rồi sau đó tự đưa tay vào còng với những con số 79, 88, bây giờ là 258.

Những con số làm cho hiến pháp Việt Nam đáng xấu hổ. Những con số bị ghét bỏ và căm thù.

Một con số khác, có thể áp dụng cho một nhà báo khác: 263, cho nhà báo Huy Đức.

Hai sáu ba là tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước.

Người nào cố ý làm lộ bí mật Nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

Nhà báo Huy Đức với tác phẩm "Bên thắng cuộc" nếu bị ghép vào tội danh này thì cũng không làm ai ngạc nhiên, ngoại trừ những con lừa biết đọc chữ.

Trong cuốn sách đồ sộ này hàng ngàn chi tiết có thể xem như bí mật quốc gia mặc dù chúng đã xảy ra hơn ba mươi năm về trước. Huy Đức tìm nó ở đâu và bằng cách nào nhà nước không cần biết. Có điều chắc chắn rằng những tiết lộ của anh là khả tín vì có chứng cứ. Từ những chứng cứ ấy nhà nước dễ dàng khẳng định chúng là tài sản, là bí mật quốc gia vì liên quan đến các nhân vật lịch sử, dính liền tới cuộc chiến tranh thần thánh cũng như những sai lầm mà lãnh đạo đang nổ lực sửa sai.

Tuy nhiên nhà nước có cho phép đâu mà anh dám phát tán những tài liệu tuyệt mật này?

Trên facebook, Huy Đức viết anh đang giã từ nước Mỹ. Anh trở về vì hương thơm của nước mắm và vị ngọt ngào của tô phở quê hương.

Khó ai tin điều này mặc dù đó là tâm sự đắng lòng của một nhà báo tầm cỡ. Huy Đức không chấp nhận ở lại nước Mỹ mặc dù anh biết chắc khi về lại quê nhà là bước vào địa ngục. Nơi đó ngọn lửa căm thù sự thật đang chờ để thiêu rụi một con người, một ý chí.

Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào cũng không ngây thơ gì khi viết trên trang blog của họ những bài viết có thể lật đổ cả một thể chế. Họ biết sẽ bị bắt, sẽ bị cầm tù và có thể chết nếu sức khỏe không đủ để trang trải cái án dành cho họ.

Cả ba người đều ý thức được việc họ làm. Vì vậy những ai còn ngây thơ nghĩ rằng họ đang bị điều gì đó dẫn dắt thì hãy nên xem lại. Ba con người này tuy mỗi người một tố chất, một tính cách và một cuộc đời nhưng trên hết họ là ba nhà báo chân chính.

Họ dám đổi cả sinh mạng cho bài viết, cho tác phẩm. Họ từ chối các đặc ân mà nhà nước ban cho mà đổi lại sẽ trở thành một nhà báo tầm thường, mang chiếc hàm thiếc của những con ngựa thồ lọc cọc chạy trên bảy ngàn tờ báo lớn nhỏ.

Đặc ân mà họ từ chối nhận lãnh là sự ngờ nghệch do chấp nhận tẩy não. Không dị ứng với những con đường một chiều trong truyền thông. Biết cúi đầu trước những ông tổng biên tập có lá gan của một con giun, và gò lưng trước đồng tiền kiếm được từ những bài không đáng mang tên họ.

Mỗi người trong họ có một chỗ dựa để viết.

Phạm Viết Đào dựa vào những bóng ma, những oan hồn bộ đội trong đó có người em trai cật ruột đã hy sinh.

Trương Duy Nhất dựa vào những oan khuất, khốn nạn của dân tình mà viết.

Chỗ dựa của Huy Đức không phải là con người đang sống. Anh dựa vào sự thật lịch sử để viết. Anh tắm gội bộ mặt lịch sử cận đại Việt Nam để trả lại những gì mà nó vốn có.

Tiếc thay, người cộng sản không bao giờ yêu sự thật. Nếu họ yêu và theo đuổi sự thật như họ luôn rêu rao thì Huy Đức sẽ không có cơ hội viết Bên tháng cuộc. Phạm Viết Đào sẽ không có cơ hội đòi hỏi trả lại công đạo cho chiến sĩ trận vong trong cuộc chiến 1979 và Trương Duy Nhất cũng sẽ trở thành lố bịch khi một mực kêu rêu lãnh đạo là những kẻ không đáng mang thân phận của một con người nói chi là con người có vai có vế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét