Tri Nhân Media

ĐẠI HỌC THAMMASAT "ỦNG HỘ CÁC NHÀ CẦM QUYỀN HÀ KHẮC VÀ ĐỘC TÀI " ?

The Bangkok Post
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ
28-06-2013

Hình bên: Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, bên phải, được Noranit Setabutr, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thammasat, trao tặng bằng Tiến sĩ Danh dự hôm thứ Tư ngày 26 tháng Năm, 2013. Ảnh: Apichart Jinakul

Các nhà bảo vệ nhân quyền trong khu vực đang phẫn nộ trước sự kiện Đại học Thammasat trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Nguyễn Phú Trọng đã được các giảng viên khoa học thuộc trường Đại học Thammasat trao bằng tiến sĩ danh dự hôm thứ Tư vừa qua.

Các nhà hoạt động trong khu vực và ở châu Âu đã ký một bức thư ngỏ phản đối rằng giải thưởng trên không thích hợp giữa lúc các cuộc đàn áp tiếng nói bất đồng chính kiến vẫ diễn ra khốc liệt ​​trong năm qua tại Việt Nam.

Làm sao một người như ông Nguyễn Phú Trọng, người chịu trách nhiệm về số lượng ngày càng tăng đối với việc lạm dụng quyền con người trong một quốc gia dưới sự cai trị hà khắc của một đảng duy nhất trong đó ông là người đứng đầu đảng, có thể được trường đại học lâu đời nhất ở Thái Lan tôn vinh như vậy. Chưa kể là đại học này luôn nhấn mạnh và giáo dục cũng như ủng hộ học sinh về những lợi ích cuộc sống theo triết lý giá trị về nền kinh tế, dân chủ và công bằng xã hội”, bức thư viết.


Ông Trọng năm nay 69 tuổi, đang chính thức thăm Thái Lan hồi đầu tuần này. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Thái Lan kể từ khi Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm nước này vào năm 1993.

Ông Trọng, người có bằng cử nhân văn chương, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1967 và từ đó đã liên tục thăng chức trong hệ thống của đảng và chính phủ do chính họ kiểm soát.

Trước đây ông từng giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Quốc hội hồi năm 2006, và sau đó chính thức ngồi vào ghế Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011.
Chúng tôi sợ rằng bằng cách trao tặng văn bằng tiến sĩ danh dự cho ông Trọng, Đại học Thammasat sẽ được xem như hỗ trợ cho một chính trị gia có những lời nói và hành động đi ngược lại quyền con người và các giá trị dân chủ, và rằng Đại học Thammasat có thể bị nhiều người nhầm rằng trường ủng hộ các nhà cầm quyền hà khắc và độc tài”, bức thư viết và đôn đốc các giảng viên cũng như trường đại học hủy bỏ buổi lễ trên.

Các nhà hoạt động tố cáo rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã liên tục trì hoãn các chính sách cải cách chính trị, và khi mà Đảng cảm thấy các nguyện vọng dân chủ và tự do của dân chúng dâng cao trong thời đại toàn cầu hóa thì họ lại càng đàn áp mạnh bạo hơn.

Trong vài năm gần đây, với tình hình suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1986 và tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với nước láng giềng Trung Quốc tiếp tục leo thang, thì hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đã trở nên xấu hơn với hàng trăm vụ đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa, các vụ bắt giam tùy tiện và thậm chí kết nhiều bản án tù nặng nề đối với các nhân vật bất đồng chính kiến ​​và các nhà hoạt động nhân quyền.

Là một người tuyên truyền, ông Nguyễn Phú Trọng đã luôn trung thành với đảng, một đảng có nền tảng duy trì sự độc quyền chính trị cho lợi ích của họ. Và hiện nay, là người đứng đầu đảng, ông là một trong những người bảo thủ nhất cố bám vào tư tưởng chủ nghĩa cộng sản lỗi thời và từ chối nhiều cơ hội để giúp đất nước phát triển và vươn lên”, bức thư ngỏ cho biết.

Trong một buổi họp ngày 25 tháng Hai, 2013, ông Trọng đã nói về sự gia tăng đối với các blogger bất đồng chính kiến ​rằng: “Ai muốn đa nguyên và đa đảng? Ai muốn tam quyền phân lập? Ai muốn phi chính trị hóa quân đội?… Như thế là suy thoái [tư tưởng chính trị] chứ còn gì nữa! Rồi tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì nó là cái gì?”. 

Bài phát biểu của ông đã được phát sóng trên truyền hình quốc gia và khuấy động nhiều ý kiến phản đối công khai trên các trang blog và cộng đồng Facebook. Sáng hôm sau, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên viết một bài báo trong đó công khai chỉ trích ông Trọng. Chiều cùng ngày hôm đó, ông Kiên đã bị tòa soạn sa thải.

Lá thư ngỏ nói rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng đàn áp các lực lượng đối lập.

Hồi tháng Năm năm 2013, nữ sinh viên 21 tuổi và người bạn 25 tuổi của cô đã bị tòa án Long An kết án sáu và tám năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” khi họ kêu gọi chính phủ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước sự hung hăn của Trung Quốc.

Trong vòng chưa đầy một tháng, hai blogger nổi tiếng khác đã bị bắt giữ và bị cáo buộc tội “lạm dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”. Một blogger khác, đồng thời là một luật sư và nhà hoạt động pháp lý, sẽ ra tòa vào ngày 09 tháng Bảy năm nay.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét