Việt Khôi chuyển ngữ
23-06-2013
Ảnh: AAP |
Sự bất ổn chính trị đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế tại đây. Tại một nước mà nếu thiếu đi một cái gật đầu từ giới quyền lực trong đảng thì hệ thống liền khựng lại.
*****
Đối với một đất nước đang có một nền dân số đầy thuận lợi như Việt Nam, nền kinh tế nơi đây đang phát triển chưa đủ nhanh.
*****
Đối với một đất nước đang có một nền dân số đầy thuận lợi như Việt Nam, nền kinh tế nơi đây đang phát triển chưa đủ nhanh.
Đất nước này mới nổi sóng gió với những vụ bê bối về nạn tham nhũng tệ hại ngay trong nòng cốt của Đảng cộng sản.
Các tập đoàn nhà nước cần có một chương trình cải cách mạnh mẽ – những con cưng được ưu ái, che đậy, đầu tư mạnh mẽ nhưng lại thiếu hiệu quả. Mạng Internet đang phát tán rộng khắp những câu chuyện liên quan tới việc tịch thu đất đai, các tù nhân lương tâm và các trò hề của những đứa con đầy đặc ân của Đảng.
Có vẻ nghe giống như bên Trung Quốc, nhưng đây lại chính là Việt Nam, một đất nước một đảng khác nơi mà niềm mong mỏi về xã hội và kinh tế của nhân dân đang nổi lên mạnh mẽ chống lại một hệ thống chính trị cứng nhắc và sai lầm.
Chỉ có một số ít người ở Việt Nam mới hứng thú với việc so sánh với Trung Quốc. Việt Nam có một nền lịch sử dài khổ đau đối với người hàng xóm to lớn ở phương Bắc này. Thế nhưng dù cho có sự khác biệt to lớn về quy mô dân số (Việt Nam với 90 triệu người so với 1,3 tỉ người bên Trung Quốc) và mức độ phát triển (thu nhập bình quân của Việt Nam là 1.500 USD so với Trung Quốc là 6.000 USD), thì những điểm tương đồng giữa hai nước khó mà khiến người ta không thể không so sánh.
Giống như Trung Quốc, Việt Nam đang thể hiện bộ mặt ở một giai đoạn mâu thuẫn chính trị căng thẳng, mang lại cho người dân một cái nhìn xưa nay chưa hề có về những việc làm bên trong nội bộ của bộ máy Đảng Cộng sản. Năm ngoái, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thẳng tay trừng trị một trong những người nòng cốt của họ khi mà ông Bạc Hy Lai, lúc đó đang giữ chức Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản tại Trùng Khánh và là một ngôi sao đang lên, bị cách chức vì những liên quan tới hối lộ và giết người dính lứu tới gia đình ông này.
Việt Nam cũng có màn hát kịch của riêng họ. Và ở nơi đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người quyền lực nhất Việt Nam, chính là diễn viên chính. Cũng giống như bên Trung Quốc, cuộc chiến chủ yếu liên quan tới đường lối chính sách, bắt đầu bằng vụ lật tẩy Vinashin – một tập đoàn đóng tàu của nhà nước với con số nợ lên tới 4.4 tỉ USD. Ông Dũng đã quẳng đi gánh nặng của ông lại phía sau cho một doanh nghiệp được ngộ nhận là nhà vô địch trong ngành công nghiệp nhà nước, một doanh nghiệp có vẻ giỏi giang trong việc ngốn tiền vốn của nhà nước hơn là trong việc đóng tàu. Chủ tịch hội đồng quản trị của Vinashin đã bị đưa ra chịu trận thay. Ông ta phải ngồi tù 20 năm.
Ngoài ra, còn có những tổn thất khác trong trận chiến liên quan tới đường lối chính sách, bao gồm một trong những nhà tài phiệt có nhiều quan hệ chính trị nhất đồng thời cũng là người đồng sáng lập Ngân hàng Á châu, một ngân hàng được hỗ trợ bởi Standard Chartered. Mặc dù thực chất các cuộc vận động chính trị thi thoảng có vẻ ngoài như là những cuộc đấu tranh đường lối cho tương lai của đất nước, nhưng ở đây nó có vẻ như làmột cuộc chiến liên quan đến chiến lợi phẩm.
Có những lúc tưởng chừng như Thủ tướng đã phải ra đi. Ông đã trụ lại được nhưng bị ép nhượng bộ khi mà vào tháng Mười năm ngoái, ông đã phải xin lỗi trước toàn thể Quốc hội về sự quản lý ngân sách sai lầm do ông điều hành.
Chính phủ nơi đây cũng đã có những thể hiện cho thấy họ đã học được bài học quan trọng. Không phải là lần đầu chính phủ Việt Nam hứa sẽ xóa bỏ mảng kinh tế nhà nước. Thậm chí, chính phủ Việt Nam còn mở cuộc trưng cầu dân ý về việc thay đổi Hiến pháp, xem xét các ý kiến của quần chúng đóng góp về mọi mảng như cải cách ruộng đất đến quyền bình đẳng cho người đồng tính. Nhưng dân chủ và sự độc đảng đã không được đưa ra để thảo luận.
Sự bất ổn chính trị đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế tại đây. Tại một nước mà nếu thiếu đi một cái gật đầu từ giới quyền lực trong đảng thì hệ thống liền khựng lại. Tuần trước,Ngân hàng Nhà nước đã hạt lãi suất huy động về 7%, lần giảm thứ 8 liên tục trong các nỗ lực làm cho mọi việc trở lại như bình thường. Trước đó, ngân hàng nhà nước đã từng tăng lãi suất huy động lên tới 15% nhằm xử lý lạm phát phi mã và ngăn chặn việc sụp đổ của tiền Đồng, căn bệnh kinh niên nơi mà người dân tin vào vàng và USD hơn là tiền của chính nước họ.
Tăng trưởng đã giảm từ trung bình 8% mỗi năm trong suốt năm năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO trong năm 2007, khi mà Việt Nam là một điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài, và từng được xem như là nơi thay thế cho Trung Quốc. Nhưng vào lúc này, nền kinh tế nơi đây đang vật lộn ở mức tăng trưởng 5% – theo con số chính thức từ chính phủ nước này cho biết. Tuy vậy, phần lớn của tăng trưởng nằm ở xuất khẩu. Nhà máy Samsung ở Việt Nam với con số 30,000 công nhân sẽ sớm xuất ra số lượng điện thoại thông minh lớn tới mức cứ mỗi 5 chiếc của Samsung trên toàn thế giới thì có một chiếc được sản xuất tại nhà máy này. Nhưng giá trị gia tăng quốc doanh đối với hàng xuất khẩu vẫn còn thấp, thậm chí là ngay cả đối với ngành may mặc. Lạm phát và thâm hụt ngân sách với con số 12% tổng GDP giờ đây đã được kiểm soát, nhưng đó là nhờ vào nhu cầu trong nước bị trì trệ chứ không phải tài năng quản lý kinh tế vĩ mô. Hệ thống ngân hàng giờ đây đang đau đầu đối mặt với các khoản nợ xấu do cho vay quá nhiều và sự sụp đổ của thị trường bất động sản.
Dân số Việt Nam vẫn còn trẻ, và sẽ chỉ bắt đầu già vào từ năm 2030, ngược lại với Trung Quốc, nơi mà lực lượng lao động đã bắt đầu giảm mạnh hồi năm ngoái. Đối với một đất nước đang có một nền dân số đầy thuận lợi như Việt Nam, nền kinh tế nơi đây đang phát triển chưa đủ nhanh.
Một hi vọng trong việc thoát khỏi thế trì trệ này là tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại đang được thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và một số quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương muốn tạo ra một sân chơi công bằng cho các thành viên của họ, xây dựng luật chơi cho mọi thứ kể cả việc đấu thầu công khai cho tới các tập đoàn do nhà nước quản lý. Về mặt lý thuyết, ít nhất thì hiệp định này cũng sẽ ép được Việt Nam dọn sạch được cái nhà vốn quá nhiều rác rưởi hiện nay.
Tuy vậy, phần lớn sự thúc đẩy trong việc xóa bỏ nền kinh tế nhà nước chiếm thế thượng phong đều phải tới từ chính Đảng Cộng sản. Vấn đề nằm ở chỗ Việt Nam đã đi thẳng từ nền hợp tác xã lên thành tư bản thân hữu mà không có gì đáng kể ở giữa. Như những bê bối mới được lật tẩy gần đây đã chỉ rất rõ ràng: tham nhũng, quyền lợi được đảm bảo bất di bất dịch và sự hoang phí vô độ. Chẳng có gì rõ ràng để chắc được rằng những kẻ được lợi ích đáng kể nhất từ hệ thống này sẽ có một chút động lực để thay đổi hay đổi mới. Và nếu họ không vì lợi ích chung, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam sẽ không hơn gì so với cái thở dài thêm một lần nữa.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét