5-05-2013
"Họ đổi mới nửa vời, nay họ còn đang chia ra phe cánh với nhau để làm ăn, họ từ chối đổi mới chính trị đi đôi với cải tổ kinh tế. Họ coi nhân dân như kẻ thù. Rồi trong nội bộ nay họ cũng đang đấu đá, phe nọ đánh đấm phái kia quyết liệt, tanh bành"..."Họ biến đất nước thành một vũng lầy với đầy các tệ nạn từ hối lộ đến bất công, tràn lan, và hiện chưa rõ có con đường nào để thoát ra".
Lữ Phương
Một trong 6 vấn đề là về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tất nhiên là sẽ chẳng có gì đáng nói nữa. Mọi sự góp ý đã trở nên vô nghĩa. Giữ vững vai trò lãnh đạo độc quyền của đảng vẫn là nhất quán.
Ông Trọng xác định "tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giai cấp công-nông và đội ngũ trí thức" là nói tầm phào, tào lao, nói theo kiểu hô khẩu hiệu, nói lấy được. Quyền lực nhà nước không nằm trong cái "liên minh" mà ông ta nêu ra.
Công nhân, "đội quân tiên phong"
Trong điều lệ của ĐCSVN vẫn khiên cưỡng khẳng định công nhân là lực lượng tiên phong của đảng, bởi vì chủ thuyết của đảng vẫn là chủ nghĩa Marx-Lenin. Nhưng thực tế không như vậy.
Hiện nay cả nước ta có hơn 9,5 triệu công nhân, chiếm 11% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội, theo con số thống kê được đưa ra tại hội thảo Chiến lược Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước (2010-2020) do Tổng Liên đoàn Lao động VN tổ chức ngày 26/02/2009, tại Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động VN trong bài phát biểu tại quốc hội nhấn mạnh "điều hết sức đáng trăn trở là đời sống của họ hiện nay đang quá nhiều khó khăn với mức lương chỉ 1,3 triệu đến 1,5 triệu đồng/1 tháng, người công nhân phải tự cân đối mọi nhu cầu chi tiêu trong đồng lương ít ỏi đó".
Lương ít đã đành, hàng ngàn công nhân sống chật chội, chen chúc trong các căn phòng trọ.
Tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long có lúc lên trên 60 nghìn người, trong khi nhà chung cư mà khu công nghiệp dành cho công nhân thuê mới chỉ đáp ứng cho khoảng 20 nghìn người. Trừ một số công nhân người địa phương, số còn lại đều phải thuê nhà của dân các khu vực quanh đây để ở.
"Các phòng trọ ở đây chật hẹp, hầu như có cùng diện tích khoảng 8 m2, nền nhà được lát bằng gạch 30x30 đỏ quạch. Qua thời gian sử dụng do lún không đều nên mặt nền đã võng xuống, đầy mùi ẩm thấp. Giá thuê một căn phòng như thế này là 500.000 đồng/tháng. Nếu thuê căn hộ khép kín thì đắt hơn rất nhiều".
"Những tưởng ly nông để đổi đời, thêm hiểu biết ai dè vẫn thế. Lợi thế nhân công giá rẻ của một thời là như thế này chăng? Đến khi nào và bao giờ nhận thức cũng như đời sống vật chất tinh thần của công nhân Việt Nam sẽ khá lên khi mà đã có rất nhiều nghị quyết xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh", tờ vn.economic viết.
Khi lương tăng được chút đỉnh, thì tới thời bão giá. Mười năm trước, lương công nhân hơn 1,5 triệu đồng thì rau muống chỉ 2.000 đồng/kg. Nay lương công nhân lên đến 3 triệu đồng, rau muống đã ở mức 15.000 đồng/kg. Giá tăng gần 10 đồng trong khi đó lương vẫn giậm chân tại chỗ hoặc hoạ may công ty cũng tăng thêm cho công nhân 1 đồng để công nhân “đuổi” theo giá cả”.
"Trong khi đời sống công nhân nghèo tại các khu chế xuất, khu công nghiệp của thanh phố Sài Gòn đang bị đảo lộn vì đợt tăng giá “chóng mặt” đối với hàng tiêu dùng thiết yếu, công nhân lại phải “đau đầu” vì giá tiền phòng và tiền điện tiếp tục tăng",theo Vietpress.
Kinh tế suy thoái, hàng trăm ngàn xí nghiệp bị giải thể, phá sản, hoặc cầm chừng. "Tình trạng các công ty thuỷ sản khốn đốn và công nhân lao đao dường như đã diễn ra từ vài năm nay, nhưng thật sự trầm trọng nhất là từ giữa năm 2012 đến nay. Theo số liệu thống kê từ Phòng Bảo hiểm Cà Mau thất nghiệp thuộc Sở Lao động - Thương binh Xã hội, thì năm 2012 toàn tỉnh có đến 4.360 lao động đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trong đó 80% công nhân thuộc lĩnh vực chế biến thuỷ sản.
Hiện trạng nghèo đói, thiếu ăn đã dẫn đến những thảm hoạ. Công vệc làm nặng nhọc, căng thẳng, lại bị suy dinh dưỡng, đã dẫn đến hiện tượng thường xuyên, phổ biến là công nhân ngất xỉu hàng loạt. Ví dụ, khoảng 1 giờ sáng 22/10/2012, trong khi đang làm ca đêm tại Sài Gòn Stec (sản xuất linh kiện điện tử ở khu công nghiệp Viet Nam – Singapore 2 tại Bình Dương) kéo dài từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau, 17 công nhân bất ngờ lăn đùng, bất tỉnh giữa nhà máy.
“Khi cấp cứu, chúng tôi thấy các ngón tay của một số công nhân co quắp lại giống như bàn tay của một người sắp chụp con chuồn chuồn vậy. Đó là biểu hiện của hiện tượng tụt canxi trong máu”, bác sĩ Dương Tấn Tài, Phó giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, nói.
Trong cuộc chơi kinh tế hiện nay, các nhà tư bản đỏ đã kết hợp chặt chẽ với tư bản xanh, ra sức bóc lột sức lao động rẻ mạt của lực lượng này. Quyền lợi của người công nhân bị bỏ mặc. Phẫn nộ, oan ức vì bị nguợc đãi, vì chậm trả lương, họ đã đình công nhưng đều bị trấn áp vì bất hợp pháp. Công đoàn quốc doanh thì phần lớn sự vụ đứng về phía chủ xưởng. Công nhân không được quyền thành lập công đoàn độc lập, tranh đấu cho lợi ích của mình. Số phận của họ chỉ còn gửi gắm vào khẩu hiệu của đảng là "lực lượng tiên phong". Vâng, tiên phong nghèo đói!
Nông dân
Thực thi chính sách "đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý", ĐCSVN với độc quyền lãnh đạo đã thâu tóm toàn bộ tài nguyên đất của cả nước vào tay mình và toàn quyền định đoạt. Từ đây đã đẻ không biết bao nhiêu khuất tất, mánh mung trục lợi trong việc thu hồi, cưỡng chế, tước đoạt đất đai, nguồn sống duy nhất của người nông dân, dẫn đến muôn vàn bi kịch.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã viết:
"Quan tham ăn hối lộ
Sống như bậc đế vương
Người lương hai triệu mốt
Khốn khổ đủ trăm đường.
Dân cày bị mất ruộng
Biết kiếm việc gì làm
Nhìn cao ốc ngất ngưởng
Mà ruột tím gan bầm!"
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 4 năm (2008-2011), Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết trong 4 năm đã có hơn 1,57 triệu lượt người đến các cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại tố cáo, với gần 673 nghìn đơn thư. Trong đó, trên 70% là khiếu kiện liên quan đến đất đai. Còn Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết thêm: đất đai chiếm tới 98% tổng số đơn thư khiếu nại tố cáo Bộ nhận được hàng năm".
Vào tháng 6/1997, nông dân Thái bình gồm xã Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thụy đã biểu tình, khiếu kiện tập thể về những vấn đề dân chủ và công bằng xã hội trong nông thôn, đã làm rung động xã hội. Cuộc biểu tình đã bị dập tắt bằng bạo lực.
Mười lăm năm sau, tiếng súng tuyệt vọng của gia đinh họ Đoàn ở xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng là sự bùng nổ của sự phẫn nộ trước nghịch lý và bất công. Phiên toà xét xử với bản án nặng nề 5 năm tù cho Đoàn Văn Vươn, còn tệ hại hơn nhiều lần bản án thời thực dân phong kiến với vụ Nọc Nạn, CầnThơ.
Tiếp theo, cuộc đối diện của bà con nông dân Văn Giang ngày 24/4/2012 trước hàng ngàn cảnh sát, đã cho thấy sự tận cùng của tệ nạn trục lợi, làm giàu của các nhóm lợi ích. Nhân danh nhà nước, người ta đã thô bạo cưỡng chế, thu hồi đất của nông dân để giao cho doanh nghiệp tư nhân xây dựng dự án.
Cứ tưởng rằng, hết lòng theo đảng, người nông dân đã cam chịu nặng nề nhất trong cuộc chiến giữ nước, dựng nước, sẽ có được sự đền bù xứng đáng với xương máu của con em họ đã bỏ ra. Nhưng với những "chồng đơn khiếu nại, nặng hơn cả dãy Trường Sơn", họ đã phải khoả thân phản kháng, tự thiêu và vật vã ăn nằm trên các vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Lý Tử Trọng... Và những tấn bi kịch này con tiếp tục kéo dài.
Đội ngũ trí thức
Ở Việt Nam hầu như không có giới trí thức mà chỉ gồm những người có học thức, những con cừu đi theo lề đảng, gắn bó với các lợi ích vật chất, cặm cụi sử dụng trí óc của mình cho công việc như những chiếc robot. Đây là giới được dung dưỡng, có nhiều ưu đãi và là sự bảo đảm cho sự hoạt động của bộ máy chế độ.
Những tiếng nói của một số trí thức chân chính, mang tính phản biện, nói khác với đảng, tiếc thay còn quá it ỏi và luôn bị khống chế, ngăn chặn nên không lan toả mạnh ra xã hội.
Những người có học thức hiểu các vấn đề xã hội nhưng im lặng để yên thân. Số khác cơ hội nói thì theo đảng để tiến thân. Cho nên bằng cấp thời nay có giá. Để lọt sâu vào hệ thống quyền lực, họ không ngần ngại tìm kiếm cả bằng giả.
Giáo sư Phạm Minh Hạc, nói:
“Tôi còn nhớ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thanh tra bằng giả, đưa nó thành chủ trương của ngành. Đến năm 2005, sau 4 năm, đã phát hiện được 10 ngàn bằng giả. Số bằng giả này chủ yếu tập trung ở công chức nhà nước trong đó có cả cán bộ cấp cơ quan trung ương. Rất nhiều người đã bị cách chức, chuyển công việc. Hồi đó, tháng nào cũng phát hiện ra những trường hợp sai phạm. Tiếc là cho đến nay, chưa có thêm một đợt hoạt động nào như vậy nữa”.
Với bài "Bằng giả: Sờ đâu dính đó!", tờ Người Lao Động lột tả:
"Năm 2003, Ban Chỉ đạo Kiểm tra văn bằng, chứng chỉ tỉnh Cà Mau phát hiện tỉnh này có trên 600 trường hợp cán bộ sử dụng bằng cấp có vấn đề. Trong đó, nhiều cán bộ đảm nhiệm những chức vụ quan trọng đã bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, đa số những người này vẫn cứ thăng quan tiến chức".
Bằng tiến sĩ nhan nhản ở Việt Nam ngày nay đã trở thành một đề tài cho công chúng đàm tiếu và khinh thường.
Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đã phải thừa nhận:
"Không chỉ chạy chức mà còn chạy bằng cấp, chạy khen thưởng… Tình trạng này trong Nghị quyết Trung ương 4 cho đây là một trong những biểu hiện cụ thể của sự sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống".
Kết luận
Ba lực lượng "nòng cốt" công-nông- trí của đảng thì hết hai (công-nông) là những người nghèo xơ xác, bị tận dụng, lừa gạt, áp bức đến thân tàn ma dại. Còn đội ngũ "trí" thì mũ ni che tai để vinh thân phì gia. Chẳng có một liên minh nào cả. Họ thực sự một tầng lớp bị trị, có chăng là một "liên minh" vững chắc để đảng mặc sức bóc lột, khai thác làm giàu. Đảng là những ông chủ mới, độc quyền, một tập hợp thi nhau đục khoét dân chúng hơn cả quan lại thời phong kiến. Quyền lực hoàn toàn nằm trong tay một băng đảng chỉ chiếm khoảng 3% dân số cả nước mà thực chất là được thâu tóm vào hơn 170 uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.
Hình ảnh của ĐCSVN có lẽ rõ và đặc trưng nhất qua lời ông Lữ Phương, một nhà nghiên cứu trong nước:
"Họ đã đang dẫn đất nước tới một bờ vực của sự phá sản, suy thoái hoàn toàn, các giá trị cơ bản bị phá hoại".
"Họ đặt lợi ích của họ lên trên lợi ích chung của dân tộc, của nhân dân và đất nước, họ đang giữ chặt thể chế để không làm gì khác ngoài việc làm kinh tế cho họ, biến cả đất nước thành một cỗ máy làm ăn cho họ".
"Họ đổi mới nửa vời, nay họ còn đang chia ra phe cánh với nhau để làm ăn, họ từ chối đổi mới chính trị đi đôi với cải tổ kinh tế. Họ coi nhân dân như kẻ thù. Rồi trong nội bộ nay họ cũng đang đấu đá, phe nọ đánh đấm phái kia quyết liệt, tanh bành"...
"Họ biến đất nước thành một vũng lầy với đầy các tệ nạn từ hối lộ đến bất công, tràn lan, và hiện chưa rõ có con đường nào để thoát ra".
Họ không thể nào thoát ra cái đống bầy nhầy xã hội chủ nghĩa ảo tưởng trong một nền kinh tế thị trường tự do, tư bản độc quyền và đặc quyền, đặc lợi, một liên minh giai cấp công-nông-trí không tồn tại. Cho nên, người ta nói Trọng Lú quả thật không sai!
© 2013 Lê Diễn Đức - RFA Blog
Dân nghèo xơ xác!!!
Trả lờiXóaBửa cơm dưa muối khô khát đã là mơ ước!
Vì đồng bạc phi thăng trong cơn lạm phát.
Hội nghị TW VII lại chua chát, tránh né sự thật -
Công nhân quằn quại, nhiều tháng làm không lương;
Doanh nghiệp tan tác như mùa thu lá bay, lả tả....
Trọng lú và Bộ C. Trị lại bù khú, không bàn việc cấp bách:
Tàu Trung cộng xịt nước tàu ta, cướp miếng cơm ngư phủ, chuyện gây phẫn uất toàn dân
Trong lú và đám chóp bu lại"tập trung chiên môm" bàn chuyện"Biến đổi khí hậu"
cho có vẻ rất hội nhập toàn cầu.
Ô hô! Dân tộc anh hùng ,nay đỉnh cao trí tệ, toàn là lũ khùng.
Kết thúc Hội nghị TWVII thành công cực sốc...dối trá nhân dân tàn khốc!