Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CÁI ĐÁNG SỢ CỦA MỤC TIÊU DÂN VẬN

BS Hồ Hải
10-05-2013


Cũng nhờ vào dân vận mà dân ta đã tắm máu hơn 3 triệu trẻ, già, trai, gái để có hôm nay đầy bất cập và suy đồi. Thế thì, liệu cái mục tiêu dân vận này có thành hiện thực không, khi niềm tin của dân và nhà cầm quyền đã không còn nữa?

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị trung ương đảng lần thứ 7 hôm 01/5/2013 của ông tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền có 6 mục tiêu thảo luận. Trong 6 mục tiêu đó, tôi quan tâm nhất là mục tiêu thứ 2 - về đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới - vì nó là một dạng của việc đảng cầm quyền muốn sở hữu chủ cả tâm hồn dân Việt. Cái duy nhất còn lại mà mỗi người dân có thể làm chủ cho mình ở một chế độ đơn nguyên chính trị.

Lại trong hội nghị “Tổng kết công tác tuyên truyền miệng năm 2012”, người ta đã đưa ra con số là trong hệ thống tuyên truyền “nói tốt cho chế độ” lên tới 80.000 người - những dư luận viên. Mỗi dư luận viên được trả 3 triệu đồng mỗi tháng, vị chi họ ngốn tiền thuế của dân 240 tỷ mỗi tháng. Con số này tương đương với 11,5 triệu đô la theo thời giá hiện hành cho những cái loa rè, thiếu khả năng và trình độ là quá phí. Đó là chưa tính những phí tổn dân vận của báo hình, báo tiếng và băng rôn biểu ngữ đầy đường.

Với 11,5 triệu đô la mỗi tháng có thể xây một cái bệnh viện cỡ 30 giường cho người bệnh đang rất cần ở các tuyến huyện và có thể xây khoảng 10 trường học khang trang cho các cháu và thầy cô giáo miền xa, miền sâu trong lúc mà chế độ chưa lo được, mà các cá nhân và nhà mạnh thường quân phải đứng ra lo lấy theo kiểu lá rách đùm lá nát, giật gấu vá vai.

Với cách tiêu tiền vô tội vạ như thế để tước bỏ sức mạnh toàn dân, hòng bóp nát một xã hội dân sự, trong khi đó nền kinh tế đang suy sụp cũng vì nhờ mọi độc quyền những món béo bỡ trong nền kinh tế quốc dân, để giúp tha hóa và tham nhũng lên ngôi, thì liệu bao lâu nữa, tự nó sẽ sụp đổ hoàn toàn?

Ở một thể chế chính trị mà, người ta luôn bảo cái gì cũng của chung về mặt sở hữu, thì cái chung ấy là cái rất riêng cho một nhóm cầm quyền.

Mỗi người dân bị tước đoạt tất cả mọi quyền sở hữu riêng của mình, kể cả suy nghĩ - một vật chất vô hình mà khó lòng ai có thể nắm bắt - đảng cầm quyền cũng đã, đang và sẽ tước đoạt bằng dưới mọi cách: độc quyền thông tin truyền thông các loại tiếng và hình, độc quyền cả tam đầu chế, độc quyền cả sở hữu chủ về tư liệu sản xuất, trong đó có con người cũng bị chiếm trọn cả phần xác và phần hồn.

Suy cho cùng, cái đáng sợ nhất của hội nghị trung ương 7 là, mục tiêu dân vận, chứ không phải 5 mục tiêu còn lại. Vì hầu như 5 mục tiêu kia đã phá sản hoàn toàn từ khi nó đã được hình thành trên giấy. Và vì nhà cầm quyền đã thấy lòng tin của dân vào đảng cầm quyền đã mất sạch.

Nó đáng sợ vì về mặt tinh thần nó sẽ bóp chết tư duy độc lập của dân chúng. Đây là nguyên nhân của tất cả mọi nguyên nhân làm nước Việt tụt hậu, vì đất nước có hơn 9.000 giáo sư, nhưng trong 5 năm chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ! Và người dân sống như đời sống thực vật, mất khả năng tư duy cho ngay cả cuộc sống của riêng mình.

Nó đáng sợ vì về mặt vật chất, nó là cái máy nuốt tiền đóng thuế của dân, trong khi toàn bộ xã hội - trong dân chúng kể cả những chi phí của công quyền - đang thoi thóp sống qua ngày trong cơn bạo bệnh kinh tế cũng vì những tham nhũng và tha hóa của các tổ chức công của đảng cầm quyền.

Cũng nhờ vào dân vận mà dân ta đã tắm máu hơn 3 triệu trẻ, già, trai, gái để có hôm nay đầy bất cập và suy đồi.

Thế thì, liệu cái mục tiêu dân vận này có thành hiện thực không, khi niềm tin của dân và nhà cầm quyền đã không còn nữa?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét