Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




7. BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 - TỪ HÀ NỘI CHIẾN DỊCH 275

Trần Đông Phong

Theo Tướng Trần Văn Trà thì trong kế hoạch quân sự tại Miền Nam năm 1975 của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Bắc Việt, có một kế hoạch tấn công Quận Đức Lập thuộc Tỉnh Quảng Đức, một Quận lỵ gần biên giới cách Thành Phố Ban Mê Thuột khoảng 50 cây số về phía Tây-Nam. Theo kế hoạch này, Bắc Việt sẽ sử dụng 3 sư đoàn quân chủ lực của B3 với sự yểm trợ của một tiểu đoàn xe tăng và một tiểu đoàn pháo binh 130 ly để tấn công Quận Đức Lập. Mục tiêu của Bắc Việt trong trận tấn công này là để khai thông con đường tiếp vận cho Miền Nam và thu hút Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đến giải vây mà tiêu diệt.

Khi nghe nói về kế hoạch này, Trần Văn Trà đã nói rằng: “Tôi không đồng ý. Tôi đã cười và nói vui: Thật các anh là những lính “nhà vua”. “Các anh đã đánh và luôn nghĩ đánh theo kiểu dồi dào lực lượng và súng đạn, khác xa với chúng tôi là những lính nhà nghèo ở chiến trường xa và khó khăn, từng viên đạn một, vừa thèm thuồng nhìn các anh.”

Trần Văn Trà bày tỏ ý kiến rằng Đức Lập chỉ là một Chi Khu, một Quận lỵ chẳng có gì quan trọng cho lắm, nhưng nếu B3 đã huy động một lực lượng hùng hậu lên đến 3 sư đoàn như vậy thì tại sao lại không tấn công thẳng vào Ban Mê Thuột, Tỉnh Lỵ và cũng là Tiểu Khu Darlac quan trọng hơn nhiều ?

Trần Văn Trà lập luận rằng:

“đánh giải phóng Ban Mê Thuột là ta chiếm được một mục tiêu có giá trị chiến dịch chiến lược quan trọng, rung động toàn Tây Nguyên và tự khắc hành lang của ta được mở rộng vững chắc. Với lực lượng của ta đủ sức đánh Ban Mê Thuột vì ở đây địch có nhiều sơ hở, chỉ xem như một Hậu Cứ của các Sư Đoàn, Trung Đoàn. Tuy là Tỉnh lớn nhưng địa hình thuận lợi, phòng thủ yếu, lực lượng ít và nhất là địch không nghĩ rằng ta chủ trương đánh Ban Mê Thuột như vậy…

“Theo tôi đánh Kontum và Pleiku là đánh vào nơi địch cứng nhất. Chúng ta chuẩn bị phòng thủ từ lâu. Là đánh vỗ đầu địch. Lâu nay địch luôn phán đoán ta sẽ đánh vào Kontum trước nên dồn lực lượng và mọi sự chú ý vào đây, tuy ta có điều kiện tập trung lực lượng lớn và chuẩn bị mọi mặt thuận lợi, nhưng địch đã đề phòng, ta không phải dễ dàng trong tấn công. Có đánh vào Ban Mê Thuột là đánh đòn bất ngờ hoàn toàn đối với địch, đánh vào phía sau không được phòng bị của địch. Chúng sẽ bị tiêu diệt và tan vỡ mau chóng, ta không cần phải sử dụng lực lượng nhiều…Tôi ví đánh chiếm Ban Mê Thuột đối với các Tỉnh Tây Nguyên còn lại giống như đốn một cây gỗ lớn từ gốc toàn bộ tàn lá và thân cây phải đổ. Đánh như vậy mới là đòn hiểm về chiến dịch chiến lược, dám bảo đảm chắc thắng và thắng to”. [Trần Văn Trà: Sách đã dẫn, trang 181-183]

Dường như sau khi việt cộng chiếm được Tỉnh Phước Long thì ý kiến của Trần Văn Trà trở nên có giá trị hơn và được nhiều người đồng ý hơn, cho nên vào ngày 8 tháng 1 năm 1975 tức là hai ngày sau khi việt cộng chiếm được Tỉnh Phước Long tại Miền Nam, Tổng Bí Thư Lê Duẫn đại diện cho Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương đã đọc một “Bản kết luận đợt hai Hội Nghị Bộ Cbính Trị” tóm tắt lại những điều đã được thảo luận trong hội nghị Bộ Chính Trị vừa qua, trong đó ý kiến tấn công Ban Mê Thuột của Trần Văn Trà đã được chấp thuận.

Sau phần nhận định về tình hình tại Miền Nam hai năm sau Hiệp Định Paris, trong phần nói về “Nhiệm vụ, Kế Hoạch Tác Chiến” của các đơn vị tại Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, Lê Duẫn nhấn mạnh đến 5 điểm quan trọng:

- Thực hiện tiến công và nổi dạy trên quy mô lớn.
- Mở những chiến dịch hợp đồng binh chủng.
- Kết hợp với đòn tiến công vào quân chủ lực ngụy và đòn đánh phá bình định nông thôn, thực hiện bao vây uy hiếp các thành thị lớn, nhất là Saigon, phát triển phong trào đấu tranh chính trị lên quy mô rộng lớn, đòi hòa bình, hòa hợp dân tộc. Nếu Mỹ lật Thiệu thì nhanh chóng phát động quần chúng nổi dậy đánh đổ ngụy quyền, xách động chính quyền cách mạng ở các cấp bên dưới, đấu tranh lập chính phủ liên hiệp bên trên.
- Đẩy mạnh công tác binh vận.
- Phá hủy các cơ sở hậu cần và phương tiện chiến tranh của địch.

Một điểm vô cùng quan trọng là trong điểm thứ 3 chỉ thị của Bộ Chính Trị nói rõ rằng nếu Tổng Thống Thiệu bị lật tức là không còn nắm chính quyền nữa thì “đấu tranh chính lập chính phủ liên hiệp bên trên”. Như vậy thì vào đầu tháng 1 năm 1975, khi chưa chiếm được Ban Mê Thuột, cộng sản Bắc Việt còn có dự định “lập chính phủ liên hiệp bên trên” với Miền Nam.

Bản kết luận nói thêm rằng kế hoạch trong năm 1975 chỉ ra nhiệm vụ cho từng chiến trường:

Chiến trường Nam Bộ có ba nhiệm vụ quan trọng: “đánh phá bình định”, đánh phá quân chủ lực ngụy, vây ép thành thị. Để đánh phá bình định” mà trọng điểm là ở đồng bằng sông Cửu Long, phải sử dụng hai đến ba vạn quân chủ lực ở miền Đông Nam Bộ đánh xuống đồng bằng, kết hợp với những cuộc tiến công và nổi dậy của lực lượng quân sự chính trị tại chỗ, mở vùng giải phóng liên hoàn nối miền Đông với Khu VIII, Khu IX, đồng thời ép mạnh về phía Mỹ Tho, Saigon nhất là Saigon tạo thế cho quần chúng ở đây nổi dậy. Để góp phần vây ép Saigon, quân chủ lực ta phải tiêu diệt cho được một bộ phận quan trọng quân chủ lực ngụy ở miền Đông.

Chiến trường Khu V, Tây Nguyên: Dùng 3 sư đoàn chủ lực đánh Tây Nguyên, mở thông hành lang nối liền Nam Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, tạo điều kiện để bộ đội chủ lực cơ động nhanh vào miền Đông phối hợp với quân chủ lực Miền để tiến đánh Saigon. Mở trận đánh đầu chiếm Ban Mê Thuột, thọc thẳng xuống Tuy Hòa, Phú Yên, cắt đồng bằng Khu V ra làm đôi, tạo thêm một hướng nữa để tiến nhanh vào phía Nam Saigon.

Chiến trường Trị Thiên: Đánh chiếm đồng bằng làm chủ vững chắc từ Nam Thành Phố Huế trở vào, chia cắt Huế với Đà Nẵng, vây ép hai Thành Phố nầy không cho địch co cụm về phía Nam, thúc đẩy binh biến ly khai miền Trung.

Trên đây là những đòn tiến công quân sự chủ yếu trong kế hoạch chiến lược năm 1975. Chúng ta đều nhất trí về kế hoạch đó.

Kế hoạch tiếp theo cho năm 1976 sẽ do kết quả thực hiện kế hoạch năm 1975 quyết định. Chúng ta phải cố gắng cao nhất để thắng gọn trong năm 1975. Điều đó là một khả năng hiện thực”. [Văn Kiện Đảng: Trang 21-30].

Qua những chi tiết trong chỉ thị ngày 8 tháng 1 trên đây thì kế hoạch quân sự năm 1975 của Bộ Chính Trị đảng cộng sản chưa có dự trù tấn công và chiếm giữ một Tỉnh nào ở Miền Nam trừ Ban Mê Thuột và Hà Nội dự trù nếu kế hoạch 1975 đạt được kết quả tốt thì sẽ tiến tới tổng tấn công vào năm 1976. Kế hoạch này không dự trù tổng tấn công “dứt điểm” để chiếm trọn Miền Nam Việt Nam trong năm 1975.

Không thấy Hoa Kỳ có phản ứng gì sau khi Tỉnh Phước Long của Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản chiếm, được sự khuyến khích và tăng viện của Liên Xô, theo tinh thần của phiền họp Trung Ương Đảng kết thúc vào ngày 8 tháng 1 năm 1975, cộng sản Bắc Việt chấp thuận cho thi hành kế hoạch thứ hai, đó là chiến dịch 275 tức là chiến dịch nhằm tấn công và nếu có thể được thì chiếm một số Tỉnh trong khu vực chiến trường B3 tức là Vùng Cao Nguyên và chiến trường B4 tức là vùng phía Nam sông Thạch Hãn thuộc hai Tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Cộng sản Bắc Việt đề cử Thượng Tướng Văn Tiến Dũng, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân vào Nam để đích thân chỉ huy chiến dịch này.

Trần Văn Trà cho biết ngày 15 tháng 1 năm 1975, Phạm Hùng và ông ta còn gặp Lê Duẫn trước khi lên đường về Nam. Lê Duẫn chỉ thị: “Lãnh đạo chỉ đạo chính trị ở Saigon sắc bén lắm mới được vì chính trị thay đổi rất nhanh, từng ngày từng giờ phải kiên quyết và sắc sảo như Lenin. Dành được chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền còn khó gấp trăm cho nên ngay từ giờ phút này phải suy nghĩ lo tổ chức ngay. Phải quyết tâm và tin tưởng thắng lợi to năm 1975″

Sau đó hai người gặp Lê Đức Thọ và được cho biết: “Tôi đã đến dự cuộc họp thường trực Quân Ủy Trung Ương, đã truyền đạt quyết tâm của Bộ Chính Trị là đánh Ban Mê Thuột. Chỉ chấp hành lệnh không thảo luận gì nữa”. [Trần Văn Trà: Sách đã dẫn. Trang 197.]

Tại Hà Nội, các cấp lãnh đạo đã nắm chắc được rằng Hoa Kỳ sẽ không còn dám can thiệp quân sự tại Đông Dương nhất là sau khi Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo Luật War Powers Act hồi cuối năm I973 cấm Tổng Thống Hoa Kỳ không được sử dụng Quân Đội nếu không được sự chấp thuận của Quốc Hội và nhất là đa số Dân Biểu và Nghị Sĩ Hoa Kỳ thuộc Đảng Dân Chủ đang có khuynh hướng chống lại việc ủng hộ cho Việt Nam Cộng Hòa. 

Hai ngày sau khi Phước Long bị thất thủ, Phạm văn Đồng đã tuyên bố với các Ủy Viên trong Bộ Chính Trị của Đảng Lao Động rằng:

“Bây giờ thì dù bằng cách nào, người Mỹ cũng không còn có thể gởi Quân Đội sang tham chiến tại Việt Nam được nữa. Họ có thể yểm trợ bằng Không Quân hay Hải Quân, tuy nhiên hai Quân Chủng nầy cũng không thể đem lại sự chiến thắng cũng như là thất bại.

Nói chơi cho vui nhưng mà cũng đúng sự thật là dù có cho ăn kẹo, người Mỹ cũng không dám trở lại Việt Nam”. [Oliver Todd: Cruel Avril, trang 88. Trần Văn Trà: Sách đã dẫn trang 188].

Thực ra thì điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì vào tháng 8 năm 1973 hai Nghị Sĩ Hoa Kỳ là Frank Church và Clifford Case đã đệ trình một dự thảo luật ra trước Thượng Nghị Viện cấm tất cả mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại Đông Dương nếu không được sự thỏa thuận của Quốc Hội. 

Dự thảo luật này đã được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua và Tổng Thống Richard Nixon ban hành thành luật vào tháng 12 năm 1973. Như vậy, sau khi đạo luật Case-church Amendment được ban hành thì bất cứ một vị Tổng Thống Hoa Kỳ nào muốn can thiệp vào Đông Dương bằng quân sự, chẳng hạn như ra lệnh oanh tạc bằng pháo đài bay B-52, đều phải xin phép Quốc Hội và Quốc Hội hồi năm 1975 thì hoàn toàn do Đảng Dân Chủ kiểm soát, mà đa số đảng viên Đảng Dân Chủ thì lại chống việc Đảng Cộng Hòa tiếp tục ủng hộ cho Việt Nam Cộng Hòa, do đó dù có muốn trợ giúp cho Việt Nam, Tổng Thống Ford cũng khó lòng mà đạt được sự thỏa thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ.

(còn tiếp)
◾◾◾◾◾
Trí Nhân Media

1 nhận xét:

  1. Nặc danh11/9/13 10:41

    Ngày ấy,nếu thực hiện HĐ Paris thì hạnh phúc cho tất cả các bên dường nào,không ai thắng,ai thua cả,và không ai đi cải tạo và tù.Cộng sản miền Bắc không dễ lấn lướt Việt cộng miền Nam.
    Việt Cộng phụ thuộc viện trợ của Cộng sản,nhưng không phải là tay sai như đã tưởng.
    Ông Thiệu thì lo cho tài sản của mình nên lập công với Cộng Sản.Nên ông Thiệu rất yên ổn sống ở ANH.
    Giữa những người Việt Công và chính quyền VNCH có quá nhiều ràng buộc,trước hết là quan hệ gia đình và thân tọc.
    Khi việc đã rồi,thì Cộng Sản họ có toàn quyền.Nếu Việt Cộng không chống lại những quyết định của Hà Nội thì hậu quá còn quá tệ,vì lính họ chết quá nhiều,họ phải trả thù.
    Khơi lại làm gì.

    Trả lờiXóa