Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HOA KỲ TÌM KIẾM ẢNH HƯỞNG ỔN ĐỊNH Ở KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

Lý Đại Nguyên
23-04-2013

Tướng Martin Dempsey, tổng tham mưu trưởng Liên Quân Hoa Kỳ, ngày 22/04/2013 tại Bắckinh đã bảo vệ cho ‘chiến lược xoay trục’ của Mỹ về  Á châu Thái Bình Dương. 

Ông đã trấn an giới lãnh đạo chính quyền và quân sự của Trung cộng rằng: “Hoakỳ muốn có một ảnh hưởng ổn định trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương”. “Quân đội Hoakỳ cam kết xây dựng một mối quan hệ tốt hơn, sâu xa và bền vững hơn với Trungquốc vào lúc chính quyền Obama chuyển trọng tâm chiến lược từ vùng Trung Đông qua vùng Châu Á – Thái Bình Dương”. 

Ông nói: “Hoakỳ có lẽ đã không quan tâm đúng mức đối với vùng Châu Á – Thái Bình Dương trong thập niên vừa qua, vào lúc quân đội Hoakỳ chiến đấu trong các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan”

Tướng  Dempsey nhấn mạnh rằng: “Hoakỳ vẫn là một cường quốc khu vực”. Tại cuộc họp báo ở bộ quốc phòng Trungcộng, bên cạnh người đồng nhiệm, tướng Phòng Phong Huy (Fang Fenghui), ông tuyên bố: “Hoakỳ tìm kiếm ảnh hưởng giúp ổn định khu vực châu Á –Thái Bình Dương. Chúng tôi nghĩ rằng, chính sự vắng mặt, chứ không phải sự hiện diện của chúng tôi, mới làm mất ổn định trong khu vực”.

Việc Hoaky xoay trục chiến lược về Châu Á làm cho Trungcộng rất lo ngại. Tuần vừa rồi, Bắckinh đã lên tiếng cho rằng: “Hoakỳ đã góp phần làm cho tình hình khu vực thêm căng thẳng… đã khiến các nước như Nhậtbản, Philippines, Việttnam trở nên cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền trên biển với Trungquốc”

Đích ra, kẻ làm cho tình hình khu vực ‘căng thẳng’ không ai khác, mà chính là sự hung hăng xâm chiếm toàn vùng biển Đông Nam Á của Trungcộng. Cũng bởi vậy, mà các nước trong vùng Đông Nam Á và Bắc Á, lẫn Đài Loan đểu phải dựa vào sức mạnh của hải quân Mỹ để chống đỡ với sức bành trướng đang lên của Trungcộng. 

Tướng Dempsey đã nói đúng, chính sự vắng mặt, chứ không phải sự hiện diện của Hoakỳ, mới làm mất ổn định trong khu vực. Có lẽ Trungcộng đã hiểu ra rằng, việc xoay trục chiến lược của Mỹ là không thể đảo ngược được, mà nếu Trung cộng chấp nhận chiến tranh thì chưa đủ sức thắng Mỹ, nên Bắckinh đành phải xuống nước. 

Tham Mưu Trưởng Quân Đội Trung Cộng, tướng Phòng Phong Huy nói: “Các quân đội Trung quốc và Hoa kỳ cần phải tăng cường hợp tác và có một quan hệ đối tác mới”. Một bài xã luận của Tân Hoa Xã Trungcộng ca ngợi chuyến thăm của Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoakỳ và nói rằng: “Các cuộc họp thường xuyên giữa các giới chức cao cấp Trungquốc và Hoakỳ trong những tuần lễ gần đây đã cải thiện bang giao song phương lên một mức tuyệt hảo”. Phải chăng tân lãnh đạo China, Tập Cận Bình đã có “Tân Chính Sách” đối tác với Hoakỳ của tổng thống Barark Obama?

Trước đó, ngaỳ 15/04/13,  Viện Chính Sách Chiến Lược Úc -ASPI- tiết lộ: “Mỹ và các nước đồng minh châu Á, đặc biệt là Úc và Nhật bản, đang thúc đẩy các kế hoạch chuẩn bị chiến tranh chống Trungquốc”. “Kế hoạch chiến tranh không thể tưởng tượng: Trận chiến ‘trên không-trên biển’, bao gồm kế hoạch chuẩn bị chiến tranh chống Trung Quốc”. Chiến lược trên Không – trên Biển được phát triển ba năm qua của Lầu Năm Góc, là bộ phận không thể thiếu trong chính sách “trở lại” châu Á của chính quyền Obama, nhằm ngăn chặn Trungcộng trên tất cả các mặt trận ngoại giao, kinh tế, thương mại và quân sự. Nhà phân tích Ben Schreer của ASPI cho biết: “Lầu Năm Góc đang toan tính một chiến lược quân sự, nhằm phát động và đánh thắng trong cuộc chiến tranh lớn chống China”

“Trận chiến Không-Biển là chiến lược phòng thủ, chống lại cuộc tấn công mạnh mẽ của Trungquốc - một phản ứng trước những khả năng phát triển quân sự ngày càng tăng của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân China -PLA- đang làm xói mòn sự thống trị trên biển của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Lầu Năm Góc dự định phát động một cuộc chiến tranh chủ yếu sử dụng các loại tàu chiến, máy bay chiến đấu và tên lửa, nhằm phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng quân sự và bao vây phong toả làm tê liệt kinh tế China, mà không cần xâm lược. Tài liệu của ASPI mô tả: “Trận chiến Không-Biển sẽ đối phó với chiến lược của China, bằng cách đáp trả một cuộc tấn công mở đầu của China, sau đó tiến hành một chiến dịch làm tê liệt các hệ thống chỉ huy, kiểm soát của PLA, sử dụng các loại tên lửa phá hủy các hệ thống vũ khí trên bộ và phong tỏa từ xa các tàu thuyền thương mại của China ở eo biển Malacca cũng như các nơi khác”.

Tài liệu này nhận định: “Cuộc chiến có thể leo thang, nhưng dưới ngưỡng chiến tranh hạt nhân. Mỹ sẽ không để xẩy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân đầy đủ”. Tài liệu thêm rằng: “Đến nay, các kế hoạch chuẩn bị cho chiến lược Trận Chiến Không-Biển của Lầu Năm Góc không chỉ dừng lại ở trên giấy tờ. Thực tế, Mỹ đã và đang tổ chức lực lượng quân sự ở khu vực Thái Bình Dương, kể cả tăng cường quân sự tiền phương để đối phó với các cuộc tấn công tên lửa, bố trí lực lượng rộng lớn hơn trong khu vực, tập trung 60% tài sản của hải quân Mỹ ở châu Á và phát triển một hệ thống vũ khí mới, nhằm phát động một cuộc chiến tranh trên Biển, trên Không bên ngoài lãnh thổ China. Đồng thời lợi dụng Tiều Tiên như một cái cớ, Mỹ đang hợp tác với Nhật Bản, xây dựng các hệ thống tên lửa đạn đạo trong khu vực, để sẵn sàng đáp trả cuộc chiến tranh hạt nhân của China”. Ông Schreer kêu gọi: “Hai chính phủ phải tuyệt đối bí mật các kế hoạch chiến tranh, và đề nghị chính phủ Úc ủng hộ chiến lược Trận Chiến Không-Biển, mặc dù không lên tiếng ủng hộ công khai chiến lược”.

Ấy thế mà, trước khi tướng Martin Dempsey, sĩ quan cao nhất của quân đội Mỹ sang Trungcộng để gặp  người đồng nhiệm và chủ tịch Tập Cận Bình, tân lãnh tụ Trungcộng thì Viện ASPI của Úc lại tiết lộ chiến lược tuyệt mật của Ngũ Giác Đài ra là làm sao?  

Tất nhiên, trong tư thế Đồng Minh cật ruột giữa Úc và Mỹ, Úc không thể làm vậy, nếu không có sự đồng ý của Mỹ. Đây phải là một động tác có tính toán mất, còn trong “ván bài sòng phẳng” giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh. 

Bắckinh có quyền lựa chọn “Chiến hay Hoà”.Nhất là đánh thẳng vào tâm lý của các tướng lãnh quân đội Trungcộng, để họ tự so sánh giữa lực lượng của họ và của đối phương. Vì ai trong bọn họ cũng thuộc lòng binh pháp của Tôn Tử: “Biết Địch, Biết Ta, Trăm Trận, Trăm Thắng”.Nếu nhóm lãnh đạo tối cao của China đã tìm được sự đồng thuận với lãnh đạo Hoakỳ “xuống thang bành trướng” để làm một Cường Quốc Kinh Tế có Trách Nhiệm với Quốc Tế. 

Đúng như Tân Hoa Xã ca ngợi: “…cải thiện bang giao song phương lên mức tuyệt hảo” thì đây lại là việc giúp cho Quân Đội của họ biết rõ thực lực của 2 bên, để họ có nhận thức chính đáng, ra khỏi vùng hào quang ảo giác, do cơ quan tuyên truyền của đảng lâu nay đã cố đề cao họ là một quân đội anh hùng, vô địch, một cường quốc nguyên tử đủ sức đánh thắng Mỹ, làm bá chủ cả thế giới.  

Lý Đại Nguyên
Little Saigon ngày 23/04/2013

Trí Nhân Media


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét