Minh Trang chuyển ngữ
12-04-2013
Hình bên: Nguyên tử đáng yêu: Đừng để bị lừa bởi khuôn mặt cười, nhiều khả năng nó là một con sói đội lốt cừu. (Ảnh: Internet)
Joel Wit là một học giả thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Quan hệ Mỹ-Hàn của trường Nghiên cứu Quốc tế cao cấp, Đại học Johns Hopkins và là người sáng lập trang web về vấn đề Bắc Triều Tiên, 38 Độ Bắc (38 North).
Trước việc Bình Nhưỡng liên tục đưa ra những lời đe dọa và lăng mạ trong những ngày này, tuyên bố của Bắc Triều Tiên vào thứ ba cho biết ý định khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân tại Yongbyon vốn không có gì đáng ngạc nhiên. Một trong những cơ sở này, một lò phản ứng chuyên sản xuất chất plutonium đã từng bị vô hiệu hóa phần nào theo thỏa thuận dưới thời chính quyền George W. Bush, có thể có khả năng sản xuất thêm tối thiểu tám vũ khí hạt nhân nữa, bổ sung đáng kể vào kho vũ khí nhỏ bé hiện nay của Bình Nhưỡng. Nhưng điều gây ngạc nhiên ở đây là, cho đến gần đây, Bắc Triều Tiên sẵn sàng đồng ý với các biện pháp đã có thể giúp ngăn chặn hậu quả trên, vậy mà chúng lại bị phớt lờ bởi Mỹ và Hàn Quốc.
Cơ sở hạt nhân đang nói đến có một chặng dài lịch sử. Một trong những bức ảnh vệ tinh do thám đầu tiên của Mỹ được chụp vào đầu những năm 1960 chính là cơ sở hạt nhân Yongbyon, nơi mà Liên Xô đã cung cấp cho Bắc Triều Tiên một lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân quy mô nhỏ.
Vào đầu những năm 1980, vệ tinh do thám cho thấy công trình xây dựng của một lò phản ứng lớn hơn với công suất điện 5 mega watt (MWe) đang trong giai đoạn thử nghiệm, một mốc phát triển có ý nghĩa quan trọng vì nó cho phép Bắc Triều Tiên sản xuất plutonium nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân. Lò phản ứng 5 MWe bắt đầu hoạt động vào năm 1985 nhưng đã bị đóng cửa vào năm 1994 bởi một thỏa thuận giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, trước khi nó có thể sản xuất ra bất cứ một chất plutonium nào. Khi thỏa thuận đó bị hủy bỏ vào 8 năm sau, Bình Nhưỡng bắt đầu trở lại từ thời điểm bị gián đoạn, tái khởi động lò phản ứng để sản xuất plutonium, có lẽ là thứ được sử dụng trong các vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Vào đầu những năm 1980, vệ tinh do thám cho thấy công trình xây dựng của một lò phản ứng lớn hơn với công suất điện 5 mega watt (MWe) đang trong giai đoạn thử nghiệm, một mốc phát triển có ý nghĩa quan trọng vì nó cho phép Bắc Triều Tiên sản xuất plutonium nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân. Lò phản ứng 5 MWe bắt đầu hoạt động vào năm 1985 nhưng đã bị đóng cửa vào năm 1994 bởi một thỏa thuận giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, trước khi nó có thể sản xuất ra bất cứ một chất plutonium nào. Khi thỏa thuận đó bị hủy bỏ vào 8 năm sau, Bình Nhưỡng bắt đầu trở lại từ thời điểm bị gián đoạn, tái khởi động lò phản ứng để sản xuất plutonium, có lẽ là thứ được sử dụng trong các vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Vào năm 2007, lò phản ứng 5MWe bị dừng hoạt động thêm một lần nữa thông qua thỏa thuận giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, lần này dưới thời chính quyền Bush. Được coi là bước đi đầu tiên nhằm đạt tới sự đóng cửa vĩnh viễn, Bình Nhưỡng đã mời các nhà báo và các nhà ngoại giao quốc tế tới chứng kiến hành động phá bỏ ngoạn mục tháp làm mát lò phản ứng, vốn rất cần thiết cho việc thải lượng nhiệt thừa vào bầu khí quyển. Các thanh nhiên liệu được sử dụng cho lò phản ứng – một số được tái chế sử dụng, còn một số khác bị chiếu xạ – đều được lưu trữ và thanh tra định kỳ bởi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Sau vụ thử tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng năm 2009, chính quyền Obama đã ra một lệnh trừng phạt mới đối với Bắc Triều Tiên thông qua Liên Hợp Quốc, khiến người Bắc Triều Tiên giận dữ chấm dứt các hoạt động thanh tra và sản xuất thêm plutonium. Riêng về lò phản ứng này, nó vẫn không hoạt động, và hàng ngàn thanh nhiên liệu không được dùng đến.
Cá nhân tôi bắt đầu có liên can đến lò phản ứng 5 MWe từ năm 1995, khi tôi chịu trách nhiệm về việc triển khai các thỏa thuận giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, nhằm yêu cầu Bình Nhưỡng đóng cửa lò phản ứng và lưu trữ an toàn các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng ở khu vực gần đó.
Vào năm 1996, tôi đến thăm cơ sở hạt nhân này lần đầu tiên để giúp thiết lập dự án thực hiện các mục tiêu trên giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên. Lò phản ứng này vốn là một trong những cơ sở tối mật của đất nước. Tuy nhiên, trong chuyến thăm đầu tiên, tôi được phép đi qua đám lính canh gác một cách nhanh chóng, trong khi đoàn người của Bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên đi cùng bị chặn không cho vào (họ cuối cùng cũng được vào). Cơ sở Yongbyon rất lớn, là kết quả của sự đầu tư hàng tỉ đôla trong nhiều thập kỷ. Lò phản ứng công suất 5MWe được gắn kết lại với nhau bằng những mối hàn không hoàn hảo, còn phòng điều khiển trông giống như trong một bộ phim khoa học viễn tưởng rẻ tiền vào những năm 1950. Tôi liên tưởng rằng những lò phản ứng ở Liên Xô ngày trước trông cũng giống như vậy. Nhưng nó đang hoạt động, đó là tất cả những gì cần được quan tâm nhất. Các chuyến thăm của tôi đến cơ sở này còn tiếp diễn, lần gần đây nhất là vào năm 2008 sau khi tôi rời khỏi chính phủ Hoa Kỳ.
Vào năm 1996, tôi đến thăm cơ sở hạt nhân này lần đầu tiên để giúp thiết lập dự án thực hiện các mục tiêu trên giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên. Lò phản ứng này vốn là một trong những cơ sở tối mật của đất nước. Tuy nhiên, trong chuyến thăm đầu tiên, tôi được phép đi qua đám lính canh gác một cách nhanh chóng, trong khi đoàn người của Bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên đi cùng bị chặn không cho vào (họ cuối cùng cũng được vào). Cơ sở Yongbyon rất lớn, là kết quả của sự đầu tư hàng tỉ đôla trong nhiều thập kỷ. Lò phản ứng công suất 5MWe được gắn kết lại với nhau bằng những mối hàn không hoàn hảo, còn phòng điều khiển trông giống như trong một bộ phim khoa học viễn tưởng rẻ tiền vào những năm 1950. Tôi liên tưởng rằng những lò phản ứng ở Liên Xô ngày trước trông cũng giống như vậy. Nhưng nó đang hoạt động, đó là tất cả những gì cần được quan tâm nhất. Các chuyến thăm của tôi đến cơ sở này còn tiếp diễn, lần gần đây nhất là vào năm 2008 sau khi tôi rời khỏi chính phủ Hoa Kỳ.
Tương lai của lò phản ứng 5MWe trở thành một chủ đề quan trọng trong các cuộc liên lạc không chính thức giữa những người Bắc Triều Tiên với tôi và những người Mỹ khác. Ví dụ như trong một cuộc họp Kênh II ở Bình Nhưỡng vào tháng 11 năm 2010, các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên đã nói rõ rằng họ sẵn sàng từ bỏ hàng ngàn thanh nhiên liệu đã có thể được sử dụng cho lò phản ứng mà họ đang nắm giữ, những thanh nhiên liệu có thể giúp sản xuất tương đương 8 quả bom hạt nhân. Điều đó có thể là bước đầu tiên tiến tới sự vô hiệu hóa vĩnh viễn cơ sở hạt nhân này, để chắc chắn rằng lò phản ứng sẽ không bao giờ còn là một mối đe dọa nguy hiểm nữa. Đương nhiên, Bắc Triều Tiên muốn một khoản tiền bồi thường – cách hành xử thông thường trong ngành công nghiệp nhiên liệu hạt nhân quốc tế – và họ đòi giá cao hơn giá trị của các thanh nhiên liệu. Nhưng đó rõ ràng là bước khởi đầu của họ. Lời đề nghị được lặp lại trong suốt các cuộc họp vào tháng 3 năm 2011 ở Berlin và một lần nữa ở Bình Nhưỡng vào cuối năm đó.
Mỗi lần như thế, lời đề nghị của Bắc Triều Tiên đều được báo cáo lại một cách nghiêm túc với chính quyền Obama trong cuộc họp giao ban giữa Nhà Trắng, Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc phòng Mỹ, và giới tình báo. Chính quyền Lee Myung-bak cũng biết tới lời đề nghị này, vì họ đã có thể liên can một cách mật thiết đến mọi nỗ lực nhằm đóng cửa Yongbyon, bởi vì người tiền nhiệm của tổng thống Lee đã từng sẵn sàng trả tiền để mang những thanh nhiên liệu ra khỏi tầm kiểm soát của Bắc Triều Tiên.
Sự chủ động của Bắc Triều Tiên đã được lưu ý một cách hợp lệ, nhưng Mỹ và Hàn Quốc lại thất bại trong việc tận dụng cơ hội để chắc chắn rằng Bắc Triều Tiên sẽ không có khả năng tái khởi động lò phản ứng để biến những thanh nhiên liệu thành những quả bom hạt nhân mới. Một vài quan chức Hoa Kì cảm thấy rằng điều này không đáng tốn công phí sức khi mà lò phản ứng đã lạc hậu và có thể đã trở nên vô dụng. Một vài quan chức khác lại tin rằng Washington nên tập trung hoàn toàn vào việc ngăn chặn chương trình làm giàu chất uranium còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần của Bình Nhưỡng, bị tiết lộ vào cuối năm 2010, hơn là chấm dứt dứt điểm chương trình sản xuất plutonium. Còn một số quan chức khác nữa, những người bị ảnh hưởng bởi chính sách “kiễn nhẫn chiến lược” của chính quyền Obama, không muốn làm bất cứ điều gì trước khi Bắc Triều Tiên chứng tỏ thiện chí thông qua cải cách và chấm dứt hành vi xấu xa của họ. Đến tháng 8 năm 2012, trong cuộc gặp gỡ không chính thức khác được tổ chức ở Singapore, lập trường của Bắc Triều Tiên đã thay đổi. Một điều rõ ràng là Washington và Seoul đã sẵn sàng cho những thời kỳ khó khăn sau mùa bầu cử tổng thống tương ứng với cả hai nước được tổ chức vào cuối năm đó.
Theo dự đoán của Siegfried Hecker, người từng đứng đầu phòng thí nghiệm vũ khí Los Alamos hiện ở Đại học Stanford, Bắc Triều Tiên cần ít nhất là 6 tháng để có thể khởi động lại lò phản ứng hạt nhân. Bọn họ cần làm lại tháp làm mát hoặc thay thế bằng hệ thống làm mát khác. Việc này có thể kéo dài sáu tháng nữa. Một công việc quan trọng khác có thể là cải biến một số trong hàng ngàn thanh nhiên liệu hoặc là cho lò phản ứng khác hoặc thành những thanh chưa được làm hoàn chỉnh để có thể sử dụng chúng cho hệ thống 5 MWe. Quy trình này cũng cần 6 tháng kể từ lúc khởi động cho đến khi kết thúc. Cả hai việc này đều có thể được làm đồng thời cùng một lúc.
Cơ hội bị bỏ lỡ đối với việc chấm dứt sự tái khởi động lò phản ứng 5 MWe và đảm bảo rằng Bình Nhưỡng có ít hơn 8 vũ khí hạt nhân giờ đã không còn quan trọng. Điều quan trọng hơn cả bây giờ là nếu Bắc Triều Tiên thực hiện mối đe dọa của họ, đây lại là một dấu hiệu nữa, nếu chúng ta muốn thấy, rằng Bình Nhưỡng đang quyết tâm hết sức để trở thành một cường quốc hạt nhân nhỏ. Bình Nhưỡng cuối cùng sẽ sản xuất ra bao nhiêu vũ khí hạt nhân là điều không ai có thể biết được. Nhưng có một điều cần làm sáng tỏ: Chính sách của chính quyền Obama đối với Bắc Triều Tiên đã thất bại.
Nguồn: Dịch từ tiếng Anh: Joel Wit, The North Korea Deal That Wasn’t, Foreign Policy,
ngày 02 Tháng Tư 2013.
ngày 02 Tháng Tư 2013.
Bản Tiếng Việt © 2013 The Pacific Chronicle
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét