16-04-2013
Giải pháp hiển nhiên và khẩn cấp là tập trung quyền lực về một tổng bí thư kiêm chủ tịch nước. Đó là chọn lựa bắt buộc và là nội dung của dự thảo sửa đổi hiến pháp. Nhưng đó cũng là chọn lựa cái không thể được.
Chọn lựa này dứt khoát là không thể cứu được chế độ. Nó chỉ là sự chuyển hóa từ một chế độ từ độc tài đảng trị sang một chế độ độc tài cá nhân, một chặng đường tự nhiên của mọi chế độ độc tài trước khi sụp đổ. Qua việc sửa đổi hiến pháp chế độ cộng sản Việt Nam đã mặc nhiên thú nhận nó đã đi vào giai đoạn cuối của tiến trình đào thải và sắp chấm dứt.
Lý do thực sự của việc sửa đổi hiến pháp 1992 đang dần dần được tiết lộ: đó là để thực hiện một chuyển hóa không ai muốn nhưng bắt buộc và khẩn cấp từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân.
Các cấp lãnh đạo cộng sản dù chia rẽ và thù ghét nhau cũng đều phải đồng ý trên một nhận xét hiển nhiên là sự phân tán quyền lực trên ba chức vụ tổng bí thư đảng, chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ như hiện nay không thể tiếp tục được nữa.
Lý do là vì ĐCSVN chỉ còn là một hư cấu và không thể gắn bó các đảng viên với nhau trong một lý tưởng và một mục tiêu chung. Họ đang khám phá ra rằng một chính đảng chỉ có thể hình thành và tồn tại nếu được quan niệm như là một công cụ để thể hiện một tư tưởng chính trị và để thực hiện một dự án chính trị; mục tiêu chung và những giá trị chung là chất keo phải có để gắn bó các đảng viên với nhau và với đất nước.
Đó không phải là trường hợp của ĐCSVN. Nó đã cố bám quá lâu vào một chủ nghĩa không những sai mà còn bị lên án như một tội ác đối với nhân loại. Không phải là những người lãnh đạo cộng sản không nhìn thấy sự sằng bậy của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng họ cần nó để biện minh cho một chọn lựa bất lương khác là duy trì độc quyền thống trị của đảng. Lòng tham bất chính đã dẫn đến sự sa đọa của trí tuệ. Tất cả sự chính đáng mà ĐCSVN tự gán cho mình chỉ dựa trên những thành tích chiến tranh trong quá khứ và huyền thoại về lãnh tụ Hồ Chí Minh, dù những thành tích đó và lãnh tụ đó, đàng nào cũng đã xa vời với họ, đã chỉ khiến Việt Nam trở thành một trong nhưng nước chậm tiến và nghèo khổ nhất thế giới sau khi đã chịu nhiều tổn thất nhất. Đã từ lâu rồi đảng cộng sản không còn lý do tồn tại nữa và đã mất hết thực chất. Không còn gì gắn bó các đảng viên, trước hết là các cấp lãnh đạo, với nhau.
Trong tình trạng đó sự phân tán quyền lực giữa tổng bí thư đảng, chủ tịch nước và thủ tướng chỉ cho phép các cấp lãnh đạo ganh ghét nhau chống phá lẫn nhau với kết quả là một tình trạng tắc nghẽn mà mọi người đều thấy là không thể tiếp tục. Giải pháp hiển nhiên và khẩn cấp là tập trung quyền lực về một tổng bí thư kiêm chủ tịch nước. Đó là chọn lựa bắt buộc và là nội dung của dự thảo sửa đổi hiến pháp. Nhưng đó cũng là chọn lựa cái không thể được.
Chọn lựa này dứt khoát là không thể cứu được chế độ. Nó chỉ là sự chuyển hóa từ một chế độ từ độc tài đảng trị sang một chế độ độc tài cá nhân, một chặng đường tự nhiên của mọi chế độ độc tài trước khi sụp đổ. Qua việc sửa đổi hiến pháp chế độ cộng sản Việt Nam đã mặc nhiên thú nhận nó đã đi vào giai đoạn cuối của tiến trình đào thải và sắp chấm dứt.
Giai đoạn cuối cùng này có thể rất ngắn. Không phải ai cũng có thể làm một nhà độc tài. Muốn làm một nhà độc tài cũng phải có tài hùng biện, bản lĩnh chính trị và sức thu hút mà không một lãnh tụ cộng sản Việt Nam nào có cả. Bộ máy sàng lọc của một đảng cộng sản quá lỗi thời đã chỉ để lại những con người mờ nhạt thiếu cả tài đức lẫn nhân cách. Con người nhiều quyền lực nhất hiện nay trong chế độ, ông Nguyễn Tấn Dũng, cũng là con người ít uy tín nhất trong cả đảng lẫn xã hội.
Tình trạng của ĐCSVN hiện nay không khác tình trạng của một bệnh nhân phải giải phẫu khẩn cấp dù chắc chắn không qua khỏi cuộc giải phẫu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét