Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




BÀI VĂN TẢ BÀ VÀ SỰ "BỊA ĐẶT" CÓ GIỚI HẠN !

Bùi Hoàng Tám
21-04-2013

(Minh họa: Ngọc Diệp)
Văn chương phải thật hơn sự thật. Sự tưởng tượng của tác giả dù có “bay bổng” đến đâu cũng phải bắt đầu từ hiện thực cuộc sống và được cuộc sống chấp nhận. Khi không có được yếu tố này, văn chương sẽ trở thánh trò bịa đặt dối trá, phải không các bạn?

Gần đây, nhiều báo đưa về một bài “thơ” có tên là “Cô bắt làm văn tả bà”. Nguyên văn như sau:

“Bà ngoại em vẫn chưa già - Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường - Mắt bà vẫn rất tinh tường - Tóc nhuộm ánh tím, soi gương mỗi ngày - Nhưng Bà em vẫn rất hay - Bà chăm con cháu luôn tay, luôn mồm - Công việc bà vẫn ôm đồm - Chăm lo con cháu sớm hôm không nề - Hôm nay cô giáo ra đề - Bắt em phải tả, viết về Bà em - Em tả giống hệt bên trên - Cô bắt viết lại, mắng thêm em rằng: - Đã Bà là phải rụng răng - Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời - Bà cũng không được ăn chơi - Vì mắt phải kém và môi nhai trầu -  Đã Bà là phải ngồi khâu - Không được ngồi hát Ka Râu Ô Kề - Nhất là không được ghi đề - Tuyệt đối không được phóng xe ào ào - Em nghe chẳng hiểu thế nào - Em phải hỏi mẹ xem sao vụ này - Tả sai thì lại không hay - Tả đúng thì lại có ngày ăn roi - Kiểu này phải bảo mẹ thôi - Hay đổi Bà khác đúng lời của cô???”

Đọc xong bài thơ, không khỏi bật cười nhưng đằng sau cái cười “phơ lớ” đó, là một nỗi ưu tư.

Chúng ta đã quá quen với những kiểu bài văn mẫu như thế này và từ nhiều năm qua, đã mặc nhiên coi nó như một điều tất yếu. Thế nhưng, cuộc sống luôn thay đổi theo chiều hướng đi lên. Xã hội ta cũng vậy. Nếu trước đây, hình ảnh người bà trong thế hệ chúng ta phải là một bà cụ tóc trắng như cước, chân chậm, mắt lòa thì giờ đây, bà ngoại (bà nội) nhìn chung không phải như thế nữa.

Phụ nữ Việt Nam những năm gần đây, nhất là sau đổi mới, khi đời sống kinh tế phát triển thì tuổi thọ cũng tăng lên. Và theo đó, thời kỳ xuân sắc sẽ kéo dài thêm. Hình ảnh một người bà già nua, cũ kỹ bỏm bẻm nhai trầu của ngày hôm qua không còn đúng với ngày hôm nay nữa. Những người phụ nữ Việt Nam hôm nay khi đã lên chức bà nội, bà ngoại ở tuổi 45 – 50 nhiều người vẫn trẻ trung, xinh đẹp…

Bi kịch của các em là nếu tả bà đúng như bà thật, hiện hữu ngoài đời thì “Tả sai thì lại không hay – Tả đúng thì lại có ngày ăn roi”. Đành rằng giữa trang sách và cuộc đời luôn luôn có khoảng cách nhưng cái khoảng cách đó dù thế nào chăng nữa thì cũng phải chấp nhận được chứ không phải là “một trời, một vực” như bài văn trên.

Cách dạy văn “kiểu công thức”, dù vô tình như trong trường hợp trên đã không chỉ "triệt tiêu" tình yêu văn chương trong tâm hồn trẻ thơ mà nhìn ở góc độ đạo đức, còn là nói sai sự thật, giống như một việc làm “bịa đặt”.

Văn chương không phải và không bao giờ nên thật như cuộc sống nhưng văn chương sẽ là tệ hại nếu như nó quá “mây gió”, thậm chí trái ngược với cuộc sống.

Một nhà phê bình văn học nổi tiếng của Trung Quốc thời xưa đã từng nói về mới quan hệ này đại loại là văn chương phải thật hơn sự thật. Sự tưởng tượng của tác giả, dù có “bay bổng” đến đâu thì cũng phải bắt đầu từ hiện thực cuộc sống và được cuộc sống chấp nhận.

Khi không có được yếu tố này, văn chương sẽ trở thánh trò bịa đặt dối trá, nhất là với tuổi thơ, phải không các bạn?

Bùi Hoàng Tám

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét