7-04-2013
Với tư cách là chuyên viên kinh tế chuyên về phương án tối ưu, tôi xin nói thẳng, Đảng càng to mồm về con số bao nhiêu triệu lượt càng chứng tỏ sự mị dân một cách ngu xuẩn của họ. Mà thực sự có gì khó hiểu nào:
1. Ngay con số 44 Triệu là bốc phét dữ dội rồi. Dân VN cứ tạm cho là 88 Triệu vậy một nhà có 4 người (chưa kể hàng ngũ ông lão, bà lão chả còn quan tâm đến Hiến với Hiếp pháp là gì cả). Vậy có 22 Triệu gia đình. Thường thì đại diện ký một người. Như vậy tối đa là 22 Triệu góp ý. Đấy là dân chúng rất hồ hởi đóng góp 100%!
2. Tính kinh tế:
Nếu làm cẩn thận thì có những khâu sau đây:
a. In ấn Hiến pháp 1992 và bản Sửa đổi.
b. Đưa đến từng nhà để thuyết phục.
c. Nhận lại bản góp ý.
d. Đưa về Trung tâm.
e. Đọc bản góp ý.
f. Phân loại góp ý.
g. Viết kết luận.
Nói chung là tiền của nhân dân cả. Bây giờ ta chỉ tính phần dễ nhất và đơn giản nhất là Đọc bản góp ý. Cần phải đọc khoảng 5' để hiểu một bản
44 Triệu x 5 =220 Tr. phút
Một ngày 8 giờ làm việc. Một năm có 12 tháng. Mỗi tháng có 22 ngày làm việc. Tức, nếu một người làm việc thì một năm số phút anh ta dành cho công việc là:
8 x 60 x 22 x 12 = 126720'.
Vậy cần bao nhiêu người đọc liên tục trong một năm: 220000000: 126720 = 1736 người .
Mỗi người bình quân lương khoảng 2000000/ tháng.
Vị chi là: 1736 x 2Tr x 12 = 41.7 Tỷ
Tức riêng phần đọc không đã mất tròm trèm 42 tỷ.
Còn phần phân loại còn lâu hơn nhiều lần vì có người viết a, b, c, d nhưng có người viết b,c lại có người viết a, e...Nên rất lâu.
Chứng tỏ một điều là chính quyền chỉ xem một vài bản thôi như vậy đây là màn trình diễn ngu xuẩn, tốn tiền tốn của của nhân dân.Và chỉ có Đảng CS mới làm như vậy vì không ai lại lấy ý kiến về một văn bản pháp lý quan trọng một cách đại trà vậy. Thường là có Hội đồng lập hiến và họ tranh luận với nhau, nhân dân cùng xem tranh luận. Và cuối cùng HDLH thống nhất một văn bản được nhiều người đồng ý nhất. Như vậy, vừa đỡ tốn tiền mà chất lượng.
DĐCN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét