Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




VIỆT NAM BỊ LÊN ÁN VÌ ĐÀN ÁP CÁC BLOGGER

Bản dich của Lê Anh Hùng 
9-03-2013

9/3/2013 – Thứ Sáu vừa qua, các nhà vận động đã thúc giục Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UN Human Rights Council) khiển trách chính phủ Việt Nam vì đã tống giam hàng chục nhà bất đồng chính kiến trên mạng, khẳng định Hà Nội đã vi phạm luật pháp quốc tế.
Thay mặt các nhà vận động Việt Nam và Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền (International Federation of Human Rights), ông Võ Văn Ái phát biểu: “Chúng tôi kêu gọi Hội đồng Nhân quyền LHQ gây áp lực buộc chính phủ Việt Nam phải chấm dứt sự đàn áp này.”
Trong bài phát biểu trước cơ quan nhân quyền của LHQ – tổ chức đang tiến hành phiên họp kéo dài 1 tháng nhằm giải quyết một loạt quan ngại về nhân quyền trên phạm vi toàn cầu – ông cho biết là tổng cộng 32 blogger và các nhà bất đồng chính kiến trên mạng đang bị giam giữ ở Việt Nam, đã bị kết án hoặc đang chờ xét xử.


Họ phải đối mặt với mức án lên tới 16 năm tù, ông nói thêm.
Ông nói: “Kiểu đàn áp như thế không phục vụ cho việc bảo vệ an ninh quốc gia, như giới chức Việt Nam vẫn khẳng định, mà nhằm bịt tiếng nói của một xã hội dân sự đang ngày càng lớn mạnh trước nạn tham nhũng, tình trạng lạm dụng quyền lực, nỗi thống khổ của người nông dân bị tước đoạt ruộng đất, nhân quyền và những cải cách dân chủ.”


Một người đàn ông đang đọc tin tức trên mạng với chiếc laptop của mình tại một tiệm cà phê ở trung tâm Hà Nội ngày 15/1/2013.
Ông lên án việc Việt Nam sử dụng Pháp lệnh 44, một pháp lệnh ra đời năm 2002 nhằm cho phép việc bắt giữ các nghi phạm liên quan đến an ninh quốc gia mà không cần xét đến quy trình chuẩn mực của pháp luật.
Ông cho biết: Pháp lệnh này đang ngày càng được sử dụng để đàn áp các blogger, đôi khi tống họ vào bệnh viện tâm thần.
Ông nói: “Việt Nam phải huỷ bỏ Pháp lệnh 44 cũng như tất cả những luật lệ khác không phù hợp với luật pháp quốc tế về nhân quyền.”
Nhà vận động Penelope Faulker, với nhóm Work Together for Human Rights có trụ sở ở Paris, lưu ý rằng sau khi bị Liên Hợp Quốc kiểm điểm năm 2009, Hà Nội đã cam kết ủng hộ tự do thông tin.
Phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền LHQ, ông nói: “Tuy nhiên, chỉ tính riêng trong năm qua, hàng loạt blogger, nhà báo mạng và các nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam đã bị sách nhiễu, đe doạ, bị cảnh sát lạm dụng, hay phải chịu những án tù hết sức khắc nghiệt chỉ vì  bày tỏ quan điểm ôn hoà của mình trên Internet.”
Việt Nam hiện không nằm trong số 47 quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Quốc gia Đông Nam Á này từng bị Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RWB – tổ chức giám sát quyền tự do ngôn luận) gọi là “kẻ thù của Internet”.
Le Anh Hung
(Defend the Defenders)
*Source Bangkok Post


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét