Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




THỜI LÊN NGÔI CỦA XUẤT BẢN "PHI CHÍNH THỐNG"

VietTuSaiGon
15-03-2013 
Điều này còn cho ra một đáp án khác: Nhu cầu dân chủ, đa nguyên, hướng đến một xã hội dân sự của người Việt Nam rất cao. Và, hành vi cố lấp liếm để giữ lại điều 4 Hiến Pháp của nhà cầm quyền Cộng sản hoàn toàn trái ngược với ý nguyện và mong mỏi của nhân dân. 

Một khi con thuyền cố tình bơi ngược dòng thác, thì hậu quả gì sẽ xảy ra? Có lẽ không cần câu trả lời nữa rồi! Vì, thời mà xuất bản “phi chính thống” lên ngôi, chắc chắc đây là báo hiệu cáo chung của những gì mệnh danh chính thống bấy lâu nay!


Từ năm 2004 đến nay, tiếp sau nhà xuất bản Giấy Vụn của nhóm Mở Miệng (Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy và Nguyễn Quán) với Vòng Tròn Sáu Mặt, Xáo Chộn Chong Ngày, Xin Lỗi Chịu Hổng Nổi… Các nhà xuất bản ngoài luồng, hay còn gọi là vỉa hè, “phi chính thống” khác như Lề trái của nhà văn Đào Hiếu, Vỉa Hè của nhà văn Nguyễn Đình Bổn, Lá Chuối của nhạc sĩ Tuấn Khanh, Một Mình của nhà văn Cung Tích Biền, nxb @ của nhà văn Bùi Hoằng Vị, Eutopia của nhà thơ Lê Hải, Lưu Ly của nhà thơ Âu Thị Phục An, Dieucay Books của nhóm anh em thân thiết với nhà báo tự do Hoàng Hải (blogger Điếu Cày), nxb Maya của Đoàn Quỳnh Như, nxb Kông Kốc, nxb Tân Hình Thức…; ở Bình Dương có nxb Phía Chúng Ta của nhà thơ Lưu Vân…; ở Đà Nẵng có Da Vàng của Huỳnh Lê Nhật Tấn, Minh Châu của Đoàn Minh Châu; ở Hà Nội có nxb Bạn Bè…

Những tác phẩm chưa từng được cấp phép tại Việt Nam kể từ sau 30 tháng Tư năm 1975 lần lượt ra đời. Sự xuất hiện của những tác phẩm này, một mặt mang ý nghĩa về tính dân chủ cần có trong xã hội Việt Nam đương đại, mặt khác, điều này giống như một thách thức, thi gan của tư duy dân chủ trong bầu khí quyển nặng mùi độc tài Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Và trên hết, sự xuất hiện của các nhà xuất bản phi nhà nước cũng như những ấn phẩm luôn được đón nhận và tin yêu của nó cho thấy một nhu cầu rất lớn về khoa học, dân chủ và tính người trong xã hội hiện tại.

Ấn phẩm giấy

Về phía ấn bản giấy, có lẽ những tác phẩm như Trại Súc Vật của George Orwell; Bài thơ một vần của Bùi Chát; Khi kẻ thù ta buồn ngủ của Lý Đợi; Tổ Quốc Ăn Năn (Nguyễn Gia Kiểng); Khi Bài Hát Trở Về (Trần Trung Đạo); Bàn về xã hội dân sự; Bên kia tường lửa (nhà xuất bản Tự Do 2012); Việt Nam hành trình một dân tộc…, có thể nói, đây là những tác phẩm hay, có vai trò và tính chất đánh thức ý thức dân chủ đã ngủ quên suốt ba mươi mấy năm nay trong xã hội Cộng sản – một xã hội mà ở đó, con người làm tròn vai trò hiện hữu của một thực thể không có chủ tính, hoạt động của con người được phản ánh thông qua những lăng kính mà chế độ Cộng sản đã lập trình thành một thứ màu sắc tập thể, nói và làm theo chỉ thị, theo sự phân công, ra lệnh, suy nghĩ và viết lách theo một chiều cho phép, mọi ý nghĩa và giá trị sáng tạo hoàn toàn bị triệt tiêu. 

Và hơn nữa, với lòng quả cảm, sẵn sàng đối diện với mọi hiểm nguy từ phía công an, nhà cầm quyền luôn rình rập, những trí thức trẻ, văn nghệ sĩ trong vai trò chủ chốt xuất bản đã không ngừng cho ra lò những tác phẩm mà ở đó, độc giả bắt gặp một thế giới hoàn toàn khác so với thực tại cũng như bắt gặp và tắm mình trong sinh quyển dân chủ, tự do, ý nghĩa của nhân quyền trong một xã hội dân sự đích thực đã hàm chứa trong không gian tác phẩm. Cũng chính từ những tác phẩm phi chính thống này, những câu hỏi về tính người được đặt ra cấp thiết, kịp thời đánh thức, gọi cửa một dân tộc đã mấy mươi năm khép mình trong sợ hãi và khiếp nhược trước nhà cầm quyền độc tài, toàn trị.

Và, phía sau của những ấn phẩm xuất bản phi nhà nước này là một cuộc chạy đua, một cuộc thi gan giữa sức mạnh dân chủ với thế lực độc tài lạc hậu và bảo thủ. Cuộc chạy đua này có tính chất phá vỡ hệ thống tưởng là ổn định của nhà độc tài và có tính nguy hiểm đến sinh mạng của những nhà cổ xúy dân chủ, đa nguyên và nhân văn. Bằng chứng có sự việc này là những cuộc bắt bớ, sách nhiễu, cấm đoán đối với những người tham gia xuất bản phi nhà nước, nhà văn Đào Hiếu bị cấm xuất cảnh, Bùi Chát luôn bị theo dõi và gây khó khăn trong mọii hoạt động, đương nhiên, nhà thơ này cũng bị cấm xuất cảnh giống như nhà văn Đào Hiếu. 

Nhiều nhà xuất bản khác bị quấy rối liên tục, Huỳnh Lê Nhật Tấn nhiều lần bị PA.25 mời lên công an thành phố để điều tra, xét hỏi về tập thơ Nốt sần mà anh xuất bản cho nhà thơ Lê Nguyên Vỹ. Nói chung, những nhà xuất bản phi nhà nước thường nói vui với nhau rằng nếu làm xuất bản mà chưa từng bị công an kêu lên làm việc thì chưa phải là làm xuất bản, điều này cho thấy họ gặp một trở lực rất lớn, thậm chí trường hợp nhà thơ Bùi Chát, chủ nhiệm xuất bản Giấy Vụn bị hành hung ngay trên trước sân nhà, lúc chuẩn bị bước vào nhà là một ví dụ điển hình về sự nguy hiểm tính mạng của người tham gia xuất bản phi nhà nước.

Nhưng, vấn đề quan trọng nhất vẫn là nhu cầu độc giả, thực ra, nếu nhu cầu độc giả thấp hoặc không có, thì sẽ chẳng bao giờ có được giải Xuất bản Tự do năm 2011 cho Bùi Chát và cũng sẽ chẳng bao giờ có sự tồn tại của xuất bản phi nhà nước ở Việt Nam. Kể từ lúc tác phẩm xuất bản phi nhà nước đầu tay của nhà Giấy Vụn, Vòng tròn sáu mặt ra đời đến nay, dường như chưa có ấn bản nào của họ bị tồn kho (trong lúc những nhà xuất bản của nhà nước ngày nào cũng kêu trời vì sách bán không chạy, thành hàng tồn kho), không những thế, mặc dù bị cấm đoán, ngay cả việc đọc và tặng những cuốn sách xuất bản phi nhà nước cũng bị công an nhòm ngó, hỏi han nhưng mọi lần xuất và tái bản, ấn phẩm xuất bản phi nhà nước vẫn bị thiếu, yêu cầu có được sách của độc giả luôn đi trước khả năng xuất bản, tái bản. Điều này cho thấy vấn đề không dừng ở nhu cầu đọc sách mà nhu cầu dân chủ nội tại ở mỗi người dân Việt Nam rất cao, sự quản lý đầy tính hà khắc của nhà cầm quyền Việt Nam không phải là con đê vững chắc ngăn cản được dòng thác dân chủ đang cuộn trào trong tâm hồn, trí tuệ nhân dân.

Xuất bản trên không gian ảo

Nguồn và phương cách, phương thức hoạt động trong xuất bản trên không gian ảo rất rộng lớn, phong phú, thậm chí là một sự phức tạp luôn thách thức nhà cầm quyền độc tài. Đầu tiên, có thể nhắc đến trang mạng Tiền Vệ (tienve.org) của nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn - Nguyễn Hưng Quốc đồng chủ bút, với chủ trương luôn đón nhận những sáng tác và thử nghiệm mới trong văn chương, nghệ thuật, tiếp đến là diễn đàn Talawas do nhà văn Phạm Thị Hoài chủ bút, Da Màu (damau.org); Thông Luận (thongluan.org); Văn chương Việt (vanchuongviet.org)… và hàng loạt những trang blog của nhóm và cá nhân có chủ trương nâng cao dân chủ, đánh thức dân tộc và phổ biến đa nguyên, xã hội dân sự… ra đời. Điểm khác biệt và lợi thế của loại xuất bản trên không gian ảo là đường biên của không gian địa lý hoàn toàn bị xóa bỏ, thay vào sự kiểm duyệt của nhà cầm quyền là những bức tường lửa. Nhưng, vượt tường lửa không nguy hiểm và dễ dàng hơn rất nhiều so với vượt qua rào cản an ninh.

Gần đây nhất, sự ra đời của trang web nochina-shop.com của Paulo Thành Nguyễn với chủ trương tuyệt đối chống sự thâm nhập của hàng Trung Quốc và khai trừ hàng Trung Quốc ra khỏi nếp nghĩ của người tiêu dùng Việt Nam. Đây là trang web vừa có tính bảo toàn dân tộc tính, vừa chống sự bành trướng Trung Cộng và phủ nhận sự hiện hữu bù nhìn của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam rõ nét và mạnh mẽ nhất (được thiết lập trong nước).

Dường như, mọi sự ra đời và tồn tại của các nhà xuất bản giấy và xuất bản không gian ảo đều cho thấy nhu cầu đọc tác phẩm không có định hướng tư tưởng và tìm hiểu thế giới dân chủ, xã hội dân sự trong mỗi độc giả là một nhu cầu mạnh mẽ, cấp thiết. 

Điều này còn cho ra một đáp án khác: Nhu cầu dân chủ, đa nguyên, hướng đến một xã hội dân sự của người Việt Nam rất cao. Và, hành vi cố lấp liếm để giữ lại điều 4 Hiến Pháp của nhà cầm quyền Cộng sản hoàn toàn trái ngược với ý nguyện và mong mỏi của nhân dân. Một khi con thuyền cố tình bơi ngược dòng thác, thì hậu quả gì sẽ xảy ra? Có lẽ không cần câu trả lời nữa rồi! Vì, thời mà xuất bản “phi chính thống” lên ngôi, chắc chắc đây là báo hiệu cáo chung của những gì mệnh danh chính thống bấy lâu nay!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét