Bandar Seri Bagawan, The
Economist
Hiền Trang chuyển ngữ
19-03-2013
Ngay cả những người ủng hộ hăng hái nhất trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng thừa nhận rằng năm ngoái là một năm khó khăn nhất đối với khối 10 quốc gia này. Việc thay đổi sự đồng thuận hòa nhã trong khu vực đã dẫn đến nhiều vụ cãi vã chưa từng có, tất cả những điều đó đã diễn ra một cách nhục nhã và công khai tại các cuộc hợp thượng đỉnh của nhóm này.
Gốc rễ của vấn đề đến từ các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông. Campuchia, nước có mối quan hệ gần gũi nhất với Trung Quốc trong nhóm và Chủ tịch khối ASEAN vào năm 2012, đã cố gắng nhấn mạnh chủ quyền [Biển Đông] của người đồng minh thân cận [tức Trung Quốc].
Việc này gây ra các phản ứng mạnh mẽ từ một số thành viên khác trong khối ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, về các tuyên bố chủ quyền của riêng họ. Trong nhiều tuần liên tiếp hồi cuối năm ngoái, hải quân Philippines và các tàu Trung Quốc đã đối đầu nhau gần bãi cát ngầm Scarborough mà cả hai đều tuyền bố có chủ quyền.
Việc này gây ra các phản ứng mạnh mẽ từ một số thành viên khác trong khối ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, về các tuyên bố chủ quyền của riêng họ. Trong nhiều tuần liên tiếp hồi cuối năm ngoái, hải quân Philippines và các tàu Trung Quốc đã đối đầu nhau gần bãi cát ngầm Scarborough mà cả hai đều tuyền bố có chủ quyền.
Tất cả các cuộc vận động chính trị liên quan đến chủ đề Biển Đông đã chuyển hướng từ công việc nội bộ cấp bách nhất trong khối ASEAN, đó là tạo thành một cộng đồng tương tự như nền kinh tế Liên minh châu Âu vào năm 2015. Đồng thời, hồi năm ngoái Hoa Kỳ đã tăng cường thêm mối quan hệ chiến lược với Việt Nam, Philippines, Singapore và Indonesia trong chiến lược “trục châu Á”. Tất cả những điều này đã dấy lên mối lo ngại rằng, trong kỷ nguyên cạnh tranh năng lượng tới đây, ASEAN có thể sẽ không đoàn kết chặt chẽ với nhau.
Việc thúc đẩy khối ASEAN gắn bó lại với nhau sẽ rất khó khăn, và gánh nặng này hiện nay phụ thuộc nhiều vào quốc gia nhỏ bé Brunei. Vương quốc giàu dầu mỏ này chỉ là một dấu chấm nhỏ trên bản đồ ở bờ biển Borneo, với dân số chỉ vỏn vẹn 400.000 người trong tổng số 600 triệu dân ở khu vực ASEAN. Brunei đã thay thế Campuchia làm chủ tịch luân phiên khối ASEAN và sẽ là nước tổ chức hội nghị thượng đỉnh cuối năm nay. Đồng thời, khối này cũng đã có tổng thư ký mới, ông Lê Lương Minh, cựu viên chức ngoại giao Việt Nam, thay thế cho Surin Pitsuwan thuộc Thái Lan.
Việc chỉ huy được truyền lại cho thành viên nhỏ nhất trong khối ASEAN tại thời điểm khủng hoảng này đã gây ra nhiều mối lo ngại đối với một số người. Brunei chỉ có khoảng trên dưới 30 người đặc trách công việc của khối ASEAN trong bộ ngoại giao của họ. Và năm kế tới Miến Điện sẽ được giao ghế chủ tịch, nhưng việc này vẫn hoàn toàn chưa được kiểm chứng và còn gây nhiều tranh cãi.
Tuy nhiên, Lim Jock Seng, thứ trưởng ngoại giao của Brunei, lập luận rằng những lo lắng này được đặt không đúng chỗ. Để bắt đầu, những thiếu sót rõ ràng này có thể là lợi thế của ASEAN. Brunei có thể là một quốc gia nhỏ, ông nói, nhưng điều đó cũng làm cho các nước khác khỏi phải lo sợ, đặc biệt là Trung Quốc. Nếu chiếc ghế chủ tịch được giao cho cho Việt Nam hay Philippines vào thời điểm này thì tất cả những chuyện xấu nhất có thể xảy ra. Mặc dù Brunei cũng là một quốc gia có lợi ích ở khu vực Biển Đông mà Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền, tuy nhiên, tuyên bố của Brunei lại rất ít – chỉ có một rạn san hô ngầm trong số hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ tại đây. Cuối cùng, là một quốc gia giàu có nên Brunei hoàn toàn tách khỏi sự ảnh hướng tài chính và khấu đầu trước Trung Quốc hay bất nước nào khác. Đó là những gì mà Campuchia đã làm hồi năm ngoái, và tiếp theo Myanmar có thể làm tương tự.
Ông Lim tin rằng sức ảnh hưởng mờ nhạt của Brunei sẽ giúp họ thực hành “ngoại giao trầm lặng” tốt hơn, trong đó tất cả mọi người đều đồng ý rằng việc này là điều cần thiết để sửa chữa mối quan hệ với Trung Quốc. Ông đã đến Bắc Kinh để nói chuyện với các quan chức Trung Quốc và cho biết cả hai bên đã đồng ý rằng mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc “lớn hơn so với vấn đề Biển Đông”. Các cơ hội hợp tác phát triển kinh tế sẽ là chủ đề chính trong mối quan hệ này.
Một trong những trở ngại chính là ASEAN rất quan tâm để thực hiện “bộ quy tắc ứng xử” bao gồm những tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc từ chối thừa nhận quan điểm tập thể này. Thay vào đó, Trung Quốc muốn đàm phán song phương với từng nước có tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, ông Lim hy vọng sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán với Trung Quốc về quy tắc ứng xử và có một cái gì đó “cụ thể mà chúng ta có thể ký kết” tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN trong tháng Mười tới đây. Nếu điều này thực sự diễn ra thì đó sẽ là một cuộc đảo chính, đặc biệt là trong thời gian lãnh đạo mới của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, không báo hiệu một cách giải quyết nào mềm mại hơn.
Trong khi đó, ông Minh sẽ có nhiều việc phải làm trong chức vụ tổng thư ký. Đất nước của ông công khai nghi ngờ về ý định của Trung Quốc, và ông có thể phải đối mặt với nhiều áp lực để thuyết phục cả nhóm tiếp tục chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến lúc này, ông là một nhà ngoại giao không chê vào đâu được. Có thể ông sẽ tập trung thời gian để hoàn thành chủ trương cộng đồng kinh tế ASEAN, và đó cũng chính là những gì hầu hết các nước ASEAN muốn ông ấy làm, miễn là Brunei thành công trong việc chỉ đạo khối ASEAN tránh xa chủ đề Biển Đông.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét