Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




QUẢ MÌN "SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP"

Trí Nhân Media
6-03-2013

Đóng góp ý kiến, tỏ bày những suy nghĩ là điều nên làm - nhưng nếu đi quá trớn, không biết kềm chế thì sẽ đưa đến hậu quả rất tai hại, sẽ rơi vào kế ly gián của bạo quyền hầu tiêu diệt ý chí bảo vệ Tổ Quốc của toàn dân.

Bài viết "Vài Lời Với Phạm Hồng Sơn" sau đây, tác giả NC Phương có những câu hỏi:

- Có phải Phạm Hồng Sơn đã chót dại “ăn kẹo” của Ban tuyên giáo TW?
- Có phải những phong trào dân chủ đang diễn ra “chẳng thèm đếm xia, ghi nhận” những nỗ lực trong quá khứ của ông, và khiến ông bị ra rìa?
- Có phải ông muốn mình “nổi tiếng”?
- …
quá gay gắt, dễ tạo những bất hòa. Suy nghĩ đa dạng rất tốt, nhưng chớ đi quá đà.


Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn đã bị tuyên án 5 năm tù vào năm 2003: 10 năm về trước, vào cái thời nước ta kỹ nghệ tin học chưa được phát triển. 5 năm trong tù CS - đủ để cho chúng ta khâm phục sự can trường của Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn: một người dám nói dám làm. Và đến nay ông vẫn tiếp tục lên tiếng chỉ trích tố cáo những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại VN.

Chiêu bài "Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp" do lãnh đạo CSVN tung ra như môt quả mìn nổ chậm đang làm tan nát hàng ngũ chúng ta - những người mà lâu nay vẫn đứng cùng một phía, cùng đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ, cho chủ quyền đất nước, cho công bằng xã hội với chung một khao khát là xây dựng lại một đất nước để người dân có cơm ăn áo mặc, 

Những kẻ đáng để phỉ nhổ, nguyền rủa là Dũng Hùng Sang Trọng và đàn em khuyển mã, chứ không phải những người đang ưu tư cho mệnh nước, và có những suy nghĩ khác với một số đông (mà chắc gì đấy là số đông ? và chắc gì số đông là đúng ?)

Hãy quăng quả mìn "Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp" về lại cho TBT CSVN Nguyễn Phú Trọng cùng những tên hề đang múa rối và đừng để miểng mìn văng ngược lại phía chúng ta.

- Đã Thông Thái và Cộng Sản thì không Lương Thiện (phải mưu mẹo, gian hùng)
- Đã Lương Thiện và Cộng Sản thì không Thông Thái (phải nhẹ dạ, nông cạn)
- Đã Lương Thiện và đủ Thông thái thì không theo Cộng sản

Kỳ vọng CS thay đổi, CS chuyển hóa là ẢO TƯỞNG

Mời bạn đọc ...

VÀI LỜI VỚI PHẠM HỒNG SƠN

Blog NC Phương
6-03-2013

Phóng viên Quốc Phương (BBC) có bài “Góp ý hiến pháp: hơn một sự ngộ nhận”, đó là bài phỏng vấn Bác sỹ Phạm Hồng Sơn (một nhân vật bất đồng chính kiến đã từng bị chính quyền cộng sản VN tuyên án 5 năm tù vào năm 2003) đã khiến mình không thể đồng tình.

Điều rõ ràng là, Phạm Hồng Sơn đã lấy tinh thần “thượng tôn pháp luật” (rule of law) làm căn cứ giải thích các lập luận khác của ông. Tuy nhiên, Phạm Hồng Sơn đã có sự nhầm lẫn rất tai hại về ý nghĩa của “thượng tôn pháp luật”, đồng thời ông lại dùng sự nhầm lẫn đó để phủ nhận nỗ lực đóng góp ý kiến sửa Hiến pháp 1992 do nhóm 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng.

Như đã biết, ý nghĩa của “thượng tôn pháp luật” được cả thế giới xem như một nguyên tắc khái quát để quản trị xã hội, xem nó như mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, chứ tuyệt đối không phải là “phương tiện” để tạo ra xã hội dân chủ, như cách hiểu của Phạm Hồng Sơn.

Trước hết, “thượng tôn pháp luật” là một nguyên tắc cho quản lý xã hội, nguyên tắc ấy nhấn mạnh vào việc đề ra các điều luật để điều chỉnh hành vi con người trong xã hội, thay vì thực hiện các phán xét bằng mệnh lệnh của các cá nhân có quyền. Nhờ đó, một người có trí tuệ trung bình cũng dễ dàng hành xử theo pháp luật, và những câu chuyện kiểu như “gà nhà tôi đẻ trứng sang vườn nhà hàng xóm” thì không nhất thiết phải nhờ quan mới phân xử được.

Đồng thời, “thượng tôn pháp luật” cũng là định hướng – mục tiêu để xây dựng một xã hội công bằng, nhưng bản thân nó không phải là “phương tiện”. Nên nhớ rằng, hiến pháp và các chế tài pháp luật chỉ là “phương tiện” để đảm bảo cho cái nguyên tắc – định hướng – mục tiêu “thượng tôn pháp luật” trở thành hiện thực mà thôi.

Nếu chúng ta coi “thượng tôn pháp luật” là “phương tiện” thì đó là sự nhầm lẫn rất lớn giữa nguyên tắc – định hướng – mục tiêu (thượng tôn pháp luật) với phương tiện để đạt được mục tiêu đó (tức là hệ thống các quy định pháp luật). Sự nhầm lẫn này đã khiến cho toàn bộ bài trả lời của Phạm Hồng Sơn rất lủng củng và tự tạo ra mâu thuẫn.

Ví dụ: Thực tế xảy ra rất nhiều hành vi của các cơ quan công quyền là trái quy định pháp luật. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều hành vi của cả dân chúng và các cơ quan công quyền làm theo quy định pháp luật, đó cũng là một thực tế, mà nhờ nó xã hội ổn định hơn. Vì vậy, nếu chỉ vì thực tế tồn tại nhiều hành vi coi thường pháp luật mà chúng ta “không thèm” nỗ lực xây dựng nó (góp ý sửa hiến pháp chẳng hạn), thì đó là thái độ cực đoan, thiếu xây dựng. Thái độ cực đoan đó, chẳng phải đã mâu thuẫn với mong muốn “thượng tôn pháp luật” sao? Và, nếu không có hệ thống pháp luật thì “thượng tôn pháp luật” là thượng tôn ai, thượng tôn cái gì?…

Có điều khá đặc biệt là, sau một thời gian dài chẳng thấy lên tiếng, đột nhiên vào ngày 02/3/2013 lại thấy Bác sỹ Phạm Hồng Sơn lên tiếng về việc các nhân sỹ trí thức góp ý sửa đổi hiến pháp 1992. Tuy nhiên, ý kiến của Phạm Hồng Sơn lại không mang bất kỳ giá trị lý thuyết và thực tế nào, thậm chí nhằm phủ nhận mọi nỗ lực của các nhân sỹ trí thức, muốn gieo rắc một đám mây u ám lên đầu những người chung tay góp tiếng nói đòi hỏi một Hiến pháp dân chủ.

Ông nói “Theo tôi, một cách thẳng thắn, nếu bàn đến xây dựng hay ủng hộ việc cải cách hiến pháp với chính quyền Việt Nam hiện tại là một việc làm kỳ cục, gần như vô ích hoặc hết sức ảo tưởng

Tuy nhiên, liệu có ai phủ nhận một thực tế của gần 10 ngàn chữ ký công khai phản đối một số điều, công khai yêu cầu sửa đổi một số điều trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992? Những yêu cầu mà trước đây, chính quyền đã từng bắt giam những cá nhân nào công khai nói như vậy. Điều đó chẳng phải là đã có “tiến bộ”, chẳng phải là việc nên làm sao?

Cần nhấn mạnh lần nữa, nếu một xã hội thiếu vắng các quy định pháp luật thì “thượng tôn pháp luật” không thể biết thượng tôn ai, thượng tôn cái gì.

Một người có khả năng trả lời câu hỏi ấy, họ nhất định không phủ nhận những nỗ lực góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992. Đó là hành động thiết thực nhất để tạo ra cái để chúng ta “thượng tôn” nó. Kết quả tối thiểu nhất cũng làm rõ bộ mặt phản dân chủ của Đảng cộng sản VN.

Thật vậy, do nhận thức sai ý nghĩa của tinh thần “thượng tôn pháp luật”, và coi tinh thần ấy là “phương tiện” để xây dựng xã hội dân chủ, thay vì – đáng ra phải coi nó là nguyên tắc – định hướng – mục tiêu để xây dựng một xã hội dân chủ. Bác sỹ Phạm Hồng Sơn đã phạm phải những sai sót rất nghiêm trọng, cực đoan và tự mâu thuẫn với cái gọi là “thượng tôn pháp luật” mà bản thân ông ‘mong muốn’? do chính ông sử dụng để lý giải những lập luận của mình.

Sự “đột ngột” đưa ra ý kiến vào thời điểm có hàng ngàn người đang mong muốn bày tỏ yêu cầu cải thiện dân chủ (việc này ít nhất cũng làm rõ bộ mặt phản dân chủ của chính quyền) đã khiến người viết này nghi ngờ về “động cơ đích thực” khiến Phạm Hồng Sơn phát biếu như thế:

- Có phải Phạm Hồng Sơn đã chót dại “ăn kẹo” của Ban tuyên giáo TW?
- Có phải những phong trào dân chủ đang diễn ra “chẳng thèm đếm xia, ghi nhận” những nỗ lực trong quá khứ của ông, và khiến ông bị ra rìa?
- Có phải ông muốn mình “nổi tiếng”?
- …

Nếu có câu trả lời cho tất cả những câu hỏi vừa nêu, thì, chắc chắn nó không thể là mong muốn thực chất-chính đáng-mang tình yêu con người … để xây dựng xã hội dân chủ đích thực./.

04/3/2013
ncphuong sưu tầm và trích lược theo BBC.

Ba Sàm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét