Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ÔN GIA BẢO - MỘT THẬP NIÊN HOÀI PHÍ

Phạm Chí Dũng
12-03-2013

Hình bên: Với không ít người, Thủ tướng Ôn Gia Bảo là gương mặt chính khách được yêu mến nhất

"Một gương mặt dù nhân từ đến đâu cũng sẽ trở nên nhàm chán nếu người dân không thể bóc tách nó dưới lớp son huyễn hoặc."

Ôn Gia Bảo đã lặng lẽ lui về sau tấm màn nhung của sân khấu chính trị Trung Hoa đại lục, song trùng một biệt danh không êm ái: “Diễn viên tài năng nhất Trung Quốc”. Biệt danh này cũng là tựa đề của cuốn sách do một người hoạt động ly khai có tên là Hồ Giai xuất bản tại Hồng Kông vào năm 2010.

Theo tác giả Hồ, đằng sau những hình ảnh mà Ôn Gia Bảo muốn trưng ra, bản thân vị thủ tướng này lại phản đối tất cả những cải cách chính trị thực sự, trong khi âm thầm hoan nghênh sự cứng rắn về mặt an ninh.

Nhưng cũng có những ý kiến của giới quan chức và cả một số nhà trí thức trong xã hội Trung Quốc cho rằng Ôn Gia Bảo chính là gương mặt chính khách được yêu mến nhất trong thập niên điều hành vừa qua.

Nhìn sơ phác, khuôn mặt hiền từ và đậm nét phúc hậu của người đàn ông họ Ôn như được tôn tạo trong một thế giới kinh kịch, mà trên một phương diện nào đó còn có nét tương đồng với những giọt lệ của vị thủ trưởng cũ của ông – tổng bí thư Triệu Tử Dương – khi ông Triệu đến quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6/1989 để thuyết phục những sinh viên áo trắng không nên đối đầu với xích xe tăng.

Không sẵn lòng trút lệ như Triệu Tử Dương, nhưng Ôn Gia Bảo đã cố gắng tránh làm người dân hình dung về mình như một nhà lãnh đạo quan liêu. Xuất hiện tại những địa điểm vừa xảy ra động đất và lũ lụt, xoa dịu những công nhân Quảng Đông bất bình, tiếp xúc với nông dân một số vùng bị nạn trưng thu đất đai đe dọa…, ông đã làm nên một phong cách khá khác biệt với giai tầng quan chức vốn đã quá quen cách biệt sâu thẳm với dân chúng.

Dĩ nhiên trong một xã hội đang phát lộ ngọn lửa thù hằn của đại đa số người nghèo đối với một thiểu số người giàu có, cách biểu hiện có tính chọn lọc của Ôn Gia Bảo đã khiến ông trở thành một trong những nhân vật chính trị chỉ phải chịu chỉ trích ít nhất từ phía người dân.

Trong nhiều trường hợp và vụ việc bất công xã hội có liên quan đến phạm vi điều hành của chính phủ, những người dân ủy mị thường tự an ủi rằng vị thủ tướng nhân hậu này đã rất muốn làm một cử chỉ có ích, chỉ là do lực bất tòng tâm mà thôi.

Người tốt im lặng

Một cử chỉ có ích khá ấn tượng của Ôn Gia Bảo là lời cảnh báo của ông vào năm 2011 về tâm trạng “Dân đang oán giận chế độ” - đã có ý nghĩa như việc lần đầu tiên tấm màn nhung trên sân khấu kinh kịch được vén lộ, hé ra một chút hiện thực về một loại sân khấu khác – đương đại, trình diễn, giả tạo và tàn bạo.

Ông Lý Khắc Cường (phải) sẽ thay thế ông Ôn Gia Bảo
Cũng là lần đầu tiên một người chịu trách nhiệm cao nhất của chính phủ Trung Quốc thừa nhận về hiện tồn quá bức bối liên quan đến nhiều chiến dịch trưng thu đất đai. Lời tự thuật có tính phản tỉnh của Ôn Gia Bảo cũng khiến nhiều cơ quan nhà nước phải nhìn nhận một sự thật là hàng năm luôn sôi sục đến hàng chục ngàn cuộc biểu tình của nông dân về đòi hỏi công bằng trong việc bồi thường, giải tỏa đất đai và tái định cư.

Nhưng không lâu sau lời cảnh báo của Ôn Gia Bảo, lại đã xảy ra một vụ tự thiêu ở Hà Bắc. Chủ thể của vụ tuẫn tiết này là ba anh em ruột, cũng là nạn nhân của một cuộc trưng thu không bồi thường do chính quyền địa phương hành xử đến mức bất chấp đạo lý.

Liên quan đến vụ việc gây chấn động tâm can trên, dư luận đã chờ đợi. Nhưng cuối cùng, người ta không nhận ra một phản hồi rõ nét nào từ con người thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Chỉ đến khi vụ việc Ô Khảm xảy ra vào khoảng thời gian cuối của năm 2011, toàn bộ chính phủ và có lẽ cả bộ chính trị Trung Quốc mới giật mình.

Lần đầu tiên kể từ thời cách mạng văn hóa, tầng lớp nông dân tại một làng nhỏ dám biểu hiện đối đầu với chính quyền thông qua việc rào làng, tự phế truất cương vị chủ tịch chính quyền trong làng và cả chi bộ đảng địa phương để phản đối việc trưng thu trái pháp luật, phản kháng về hành vi bắt giữ cũng hoàn toàn chẳng liên quan gì đến luật pháp và còn dẫn đến cái chết của một người lãnh đạo nhóm biểu tình.

Cuộc biểu tình đã nhanh chóng biến thành một phong trào sâu rộng với 13.000 con người tham gia, sẵn sàng đi bộ đến tận Bắc Kinh để đòi công lý. Chỉ đến khi chính quyền trung ương bắt buộc phải thỏa mãn phần nào yêu sách của những người nông dân, cuộc biểu tình mới tự nguyện chấm dứt.

Cũng liên quan đến vụ việc Ô Khảm, dư luận lại một lần nữa kiên nhẫn mong chờ sự xuất hiện của gương mặt phúc hậu Ôn Gia Bảo. Nhưng thời gian qua đi, thay cho sự im lặng của thủ tướng Ôn, người ta lại phát hiện một gương mặt khác: Uông Dương – bí thư Quảng Đông.

“Chúng ta phải vứt bỏ ý tưởng sai lầm cho rằng hạnh phúc của nhân dân là do đảng và chính phủ mang lại” - vào tháng 5/2012, trong một hội nghị của đảng bộ tỉnh Quảng Đông, phát ngôn mang tính chỉ đạo như thế của Uông Dương đã thực sự làm cho những người quan tâm đến chính trường Trung Quốc phải giật mình. Bởi con người đó đã phát ra những lời lẽ còn ấn tượng hơn cả những kiến nghị về cải cách chính trị của thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Cho tới giờ, vẫn không ít người đặt câu hỏi là vào thời gian xảy ra sự kiện Ô Khảm, nếu không có Uông Dương thì không biết Ôn Gia Bảo sẽ làm gì và như thế nào để giải quyết êm thắm làn sóng bất bình chỉ chực chờ biến thành bạo động của nông dân.

Thập niên hoài phí

Là một nhà lãnh đạo có tần suất đề cập đến từ “dân chủ” nhiều nhất, cũng là người dường như nối gót Triệu Tử Dương về chủ trương cải cách chính trị trên phương diện phát ngôn, Ôn Gia Bảo đã từng được kỳ vọng không chỉ từ người dân trong nước mà cả trên chính trường quốc tế.

Tuy nhiên, hệ quả của quá khứ đã làm góp phần làm nên hệ lụy trong hiện tại. Một gương mặt dù nhân từ đến đâu cũng sẽ trở nên nhàm chán nếu người dân không thể bóc tách nó dưới lớp son huyễn hoặc.
Một hệ lụy mà chắc hẳn cá nhân thủ tướng Ôn Gia Bảo không hề mong đợi là chỉ ít tháng trước khi ông mãn nhiệm, tờ New York Times của Mỹ đã tạo nên một chấn động quốc tế khi đăng tải loạt bài về giá trị tài sản của gia đình Ôn Gia Bảo lên đến 2,7 tỷ USD.

Trung Quốc chưa giải quyết được hố sâu phân cách
 xã hội
Mặc dù ngay sau đó, gia đình ông Ôn đã chuẩn bị thủ tục kiện cáo New York Times, nhưng một hiện tượng lạ lùng là từ tháng 10/2012 đến nay, tờ báo bị coi là “xuyên tạc” kia vẫn không bị hề hấn gì. Và cũng chẳng thấy một vụ kiện tụng nào…

Không những thế, khuôn mặt nhân từ của Ôn Gia Bảo còn bị một số chuyên gia tổng kết bằng hình ảnh “thập niên hoài phí” vào sát thời điểm mãn nhiệm thủ tướng của ông.

Ở Trung Quốc cũng như một số quốc gia Á Đông khác, người ta thường ăn nói thẳng thắn hơn về bản thân họ, hoặc về những ai đó vào thời điểm sát tuổi hưu trí. Có thể với Ôn Gia Bảo cũng không phải là một ngoại lệ.

Từ sau lời tự thuật “dân oán giận chế độ” gây nổi sóng dư luận nhưng lại không được tiếp nối bằng một hành động quyết liệt nào nhằm dẹp phong trào trưng thu đất đai vô lối, hình như Ôn Gia Bảo đã lặng lẽ hơn nhiều.

Thay vào đó, ngày càng có nhiều người tỏ ra công khai trong việc cho rằng trong suốt một thập kỷ điều hành đất nước ở cương vị rất cao, Ôn Gia Bảo đã không để lại một dấu ấn nào đáng kể. Nói cách khác, điều được gọi là gia tài chính trị để lại của ông thực ra chỉ có ý nghĩa như một tặng vật với giá trị quá thấp.

Thế hệ mất mát

Có một nét gì đó khá tương đồng giữa thập niên hoài phí của Ôn Gia Bảo với một dĩ vãng chua chát ở phương Tây sau Thế chiến thứ hai – Thế hệ mất mát.

Từ hàng chục năm qua ở Trung Quốc, khủng hoảng lý tưởng là một đặc trưng của rất nhiều thanh thiếu niên. Một trong những nguồn cơn gây ra sự khủng hoảng đó, và cả khủng hoảng về ý thức hệ, là hố sâu phân cách giàu nghèo.

Vào năm 2011, một tổ chức xếp hạng có uy tín trên thế giới là Credit Suisse đã khẳng định một sự thật rằng Trung Quốc là một trong những nước có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới, cao hơn nhiều so với công bố chính thức: nhóm 10% dân số giàu nhất có thu nhập bình quân đầu người 97.000 nhân dân tệ, tương đương 14.280 USD, cao gấp 65 lần so với nhóm 10% nghèo nhất.

Trong khi đó, báo cáo từ Cục thống kê Trung Quốc đưa ra tỷ lệ phân cách chỉ 23 lần (năm 2010).
Vô tình hay hữu ý, thập niên hoài phí của thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thật gắn bó với cái hố sâu phân cách xã hội được xem là rất khó bề hàn gắn trên.

BBC


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét