9-03-2013
Tại sao hệ thống công an cộng sản lại tan rã dễ dàng trước sức ép của những người dân trong tay không có khí giới? Bởi vì công an cũng là con người. Họ cũng có gia đình, họ hàng, bè bạn. Họ cũng có trí óc suy xét, đã nhìn thấy cảnh tham nhũng, bất công. Họ chứng kiến cảnh các ông lớn hoàn toàn bất lực làm kinh tế tụt hậu so với các nước chung quanh. Trên hết, người công an cũng có lương tâm, họ cũng biết phân biệt thiện với ác.
Ai hay đọc Lev Tolstoi cũng nhớ
câu mở đầu Anna Karenina, một tiểu thuyết nổi tiếng của ông: “Các gia đình hạnh
phúc đều giống nhau, mỗi gia đình bất hạnh thì đau khổ một cách riêng.” Một bài
trước trong mục này viết: Các chế độ cộng sản chiếm được chính quyền theo
phương cách giống nhau, nhưng khi suy tàn thì mỗi đảng cộng sản tan rã theo một
cách khác nhau.
Tại sao hệ thống công an cộng sản
lại tan rã dễ dàng trước sức ép của những người dân trong tay không có khí giới?
Bởi vì công an cũng là con người. Họ cũng có gia đình, họ hàng, bè bạn. Họ cũng
có trí óc suy xét, đã nhìn thấy cảnh tham nhũng, bất công. Họ chứng kiến cảnh
các ông lớn hoàn toàn bất lực làm kinh tế tụt hậu so với các nước chung quanh.
Trên hết, người công an cũng có lương tâm, họ cũng biết phân biệt thiện với ác.
Các đảng Cộng sản tại Ba Lan,
Hungary, Tiệp đã tự thay đổi trước các cuộc “cách mạng nhung” cho nên công an
không được dùng để đàn áp dân biểu tình chống chế độ. Cuộc biểu tình lớn đầu
tiên tại thủ đô Tiệp Khắc có nổ súng và có người chết, nhưng chính quyền chối
không nhận là do công an gây ra. Tuy nhiên, dân Praha nổi giận tập họp hàng
trăm ngàn biểu tình phản đối, đưa tới việc thay đổi chế độ. Tại Ba Lan, cuộc
chuyển giao quyền hành diễn ra sau khi chính quyền không thể ngăn cản phong
trào Công đoàn Ðoàn kết; mà cũng không dám dùng lực lượng công an đàn áp, thủ
tiêu. Sau khi có chính phủ mới, ngày 17 tháng 11 năm 1989 dân chúng đã biểu
tình phá sập pho tượng của Felix Dzerzhinsky, người sáng lập công an mật vụ,
không ai ngăn cản.
Tại Ðông Ðức, sau khi dân thành
phố Leipzig biểu tình liên tiếp năm tuần lễ vào mỗi tối Thứ Hai, số người tham
dự lên tới 10,000; Tổng bí thư đảng Erich Honecker ra lệnh lực lượng công an bắn
giết, quân đội cũng được điều động dẹp biểu tình. Nhưng dân chúng vẫn tiếp tục
biểu tình, số tham dự tăng lên tới 120,000 rồi 300,000 người. Công an cũng chùn
tay không nổ súng giết những người dân biểu tình bất bạo động. Bản thân những
người công an cũng không thiết tha bảo vệ đảng Cộng sản các quyền lợi đặc biệt
mà chế độ vẫn dành cho họ. Cuối cùng chính quyền phải thay đổi luật, cho phép
biểu tình tự do, nửa triệu người đã tập họp tại Quảng trường Alexander, Berlin
ngày 4 tháng 11. Năm ngày sau, tường Berlin sụp đổ. Chế độ tự thay đổi, ba tuần
lễ sau đã xóa bỏ độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản trong Hiến Pháp.
Tại Bulgaria, dân chúng bắt đầu
biểu tình từ tháng 10, lúc đầu chỉ nhắm mục tiêu đòi bảo vệ môi trường, nhưng
sau có những đòi hỏi thay đổi chính trị. Một ngày sau khi tường Berlin đổ, đảng
Cộng sản Bulgaria thay đổi chính phủ, trả quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp
cho dân. Dân chúng tổ chức biểu tình đòi xóa bỏ độc quyền lãnh đạo của đảng, và
đảng Cộng sản Bulgaria nhượng bộ.
Tại Rumani, lúc đầu công an đã
theo lệnh của Nicola Ceausescu bắn giết dân biểu tình không thương tiếc. Nhưng
Rumani cũng là một trường hợp tiêu biểu cho thấy một chế độ độc tài lâu năm đã
dần dần trở nên bất lực ngay trong việc kiểm soát dân chúng dưới quyền, mà họ
không nhìn thấy. Các chế độ cộng sản thường nhồi sọ người dân bằng các khẩu hiệu,
nghĩ rằng có thể kiểm soát cái đầu của dân. Họ cũng tưởng rằng có thể dùng công
an mật vụ theo dõi, đàn áp, khiến người dân chịu khuất phục. Nhưng sau khi ngồi
trên ghế “lãnh đạo” quá lâu, các chân ghế đã bị mục nát mà các quan lớn không
hay biết.
Nicola Ceausescu là lãnh tụ cộng
sản duy nhất ở Âu Châu đã lên tiếng phản đối việc bổ nhiệm một người không cộng
sản làm thủ tướng Ba Lan. Ceausescu kêu gọi Nga Cô gửi quân can thiệp, nhưng bị
từ chối. Khi cuộc biểu tình đầu tiên ở Rumani diễn ra ngày 16 tháng 12,
Ceausescu đang công du, lập tức trở về nước và ra lệnh tổ chức ngay trong tuần
lễ sau đó một cuộc biểu tình lớn để ủng hộ chế độ. Các chi bộ đảng huy động các
đảng viên, đoàn Thanh niên Cộng sản, công nhân các xí nghiệp tập họp vào ngày
21. Nhưng trái trước đôi mắt ngạc nhiên của Ceausescu, trong đám dân biểu tình
đã nổi lên những tiếng ồn ào phản đối, ngày càng lớn tiếng và được nhiều người
hô hào theo. Ngay hôm sau, dân chúng lại biểu tình chống chế độ và bị đàn áp. Mật
vụ đã giết bộ trưởng quốc phòng vì không nghe lệnh sai lính đàn áp dân, các tướng
lãnh đã nổi giận, binh lính, sĩ quan các cấp tự động tham gia các cuộc biểu
tình.
Ceausescu và vợ lên trực thăng trốn
khỏi dinh thự nguy nga của lãnh tụ đảng, trong khi dân chúng biểu tình bên
ngoài. Sau cùng quân đội đã bắt, giết hai vợ chồng nhà độc tài; thế là đám công
an tự tan rã. Rumani là trường hợp duy nhất mà lực lượng công an trung thành với
chế độ cộng sản cho tới cùng.
Ở các nước Ðông Âu khác, các đảng
cộng sản hiện nay vẫn còn, dưới các tên gọi mới; riêng tại Rumani thì không. Ở
Nga, lực lượng công an mật vụ KGB bao trùm lên đời sống cả xã hội và mở rộng ảnh
hưởng khắp thế giới. Nhưng khi chế độ cộng sản sụp đổ, các sĩ quan trung cấp
trong công an cũng hoàn toàn án binh bất động, không ai đứng ra bảo vệ các đặc
quyền mà chính họ vẫn hưởng.
Công an tại các nước Ðông Âu và
Nga có thể thấy rằng dù được chế độ ưu đãi nhưng số phận của họ cũng không khá
gì khi tất cả nền kinh tế chung quanh đang trì trệ và sẽ còn chậm lụt mãi mãi
dưới một chế độ độc tài bất lực. Chính họ biết rằng nếu thay đổi chế độ thì nhờ
kinh doanh tự do, xóa bỏ các doanh nghiệp nhà nước lỗ lã, cả nền kinh tế sẽ
phát triển nhanh hơn. Cứ như vậy, mức sống của tất cả mọi người trong xã hội sẽ
được nâng cao; trong đó, gia đình họ, con cháu họ cũng sẽ được hưởng.
Ðây cũng là tâm trạng của nhiều
người công an ở Việt Nam hiện nay. Nhiều người thấy xấu hổ khi chính lực lượng
công an sử dụng bọn đâm thuê chém mướn, huy động đám côn đồ, nhân danh công an
đánh đập những nông dân phẫn uất phải biểu tình phản đối vì bị chiếm đoạt ruộng
đất cho bọn tư bản đỏ làm giầu và chia chác cho các quan chức đảng. Tạ Phong Tần
là một sĩ quan công an đã nổi giận khi thấy danh dự của mình bị xúc phạm. Khi Bộ
Ngoại Giao Mỹ trao giải thưởng Phụ Nữ Bất Khuất Thế Giới cho Tạ Phong Tần,
trong lời vinh danh họ không quên ghi nhận cô từng là một đảng viên cộng sản và
là một sĩ quan công an.
Nhiều người công an phải cảm thấy
hổ thẹn khi thấy họ phải sống bám vào một chế độ tham nhũng và bất lực bị dân
chúng khinh bỉ. Có ai không hổ thẹn khi thấy mình được công chúng nhìn như một
đồng nghiệp, đồng liêu của anh công an bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý trong
tòa án? Hay bị thiên hạ nhìn mình thuộc cùng một lứa với anh công an đạp chân
vào mặt một thường dân đã bị nắm chắc cả hai chân, hai tay? Họ càng hổ thẹn hơn
nữa khi nhìn lên thấy họ đang lo bảo vệ cả địa vị lẫn tài sản của một đám lãnh
tụ, mà chính đám người đó cũng đang giành giật nhau quyền hành và chức vụ, phơi
bày bao nhiêu nỗi xấu xa!
Khẩu hiệu “Ðảng Còn thì Mình Còn”
được trưng ra khắp phố phường, làng xóm, phải coi là một cảnh bêu riếu, một dấu
vết nhục nhã cho cả một tập thể; mà trong đó chúng ta tin còn rất nhiều người vẫn
giữ được lương tâm trong sáng. Nhìn những chữ “Ðảng Còn thì Mình Còn” người ta
phải thấy ngượng. Bộ không biết làm gì để kiếm gạo nuôi con hay sao mà phải sống
bám vào một chế độ tham nhũng trâng tráo như vậy? Nếu một người công an không
biết tự đặt câu hỏi đó thì gia đình, hàng xóm, bạn bè có khi cũng đặt câu hỏi.
Có thể nói hầu hết mọi người công an hiện nay đang ôm mối buồn đó, mỗi đêm nằm
vắt tay lên trán lại tự hỏi mình.
Trong các xã hội cộng sản, lúc
còn hưng thịnh chế độ thường thu hút những người ưu tú trong đám học sinh, sinh
viên tốt nghiệp tự nguyện vào lực lượng công an. Nếu sống trong các nước tự do,
họ có thể vẫn tiến lên trên bậc thang xã hội nhờ vào khả năng của họ. Dưới chế
độ cộng sản, họ gia nhập công an vì đó là lựa chọn có lợi nhất, nơi hứa hẹn quyền
hành và lợi lộc chắc chắn nhất. Nhưng đến khi thấy rõ nếu sống trong một chế độ
tự do dân chủ thì chính họ có thể thi thố khả năng, ganh đua trong trong các
nghề chuyên môn, hay cạnh tranh trong việc kinh doanh, họ cũng vẫn đạt được các
thành quả tốt, thì chính họ sẽ thấy việc trung thành với một chế độ đang suy
tàn là dại dột.
Vì thế, từ Ðông Ðức cho tới Liên
Xô, trước khi chế độ chuyên chính sụp đổ, những người công an đã tự quyết định
thà trung thành với lương tâm, với đồng bào sống chung quanh mình, còn hơn là
giữ lòng trung với đám lãnh tụ tham ô. Những người công an ở Việt Nam cũng
không khác.
Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét