Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




KHÔNG CHÊ CƯỜI CÁC ÔNG MỚI LẠ !

Nguyễn Đoàn
3-03-2013

Minh họa: Ngọc Diệp
Bạn tôi được giao nhiệm vụ chuẩn bị phụ trách một trung tâm sách của huyện, bao gồm các hạng mục như kho xuất bản, phòng làm việc, phòng đọc và các hạng mục phụ trợ khác...

Anh ta đưa cho tôi danh mục các loại sách sẽ đưa vào phục vụ độc giả để tôi góp ý. Toàn những loại sách chính trị, văn hóa nghệ thuật, khoa học có giá trị, chắc chắn sẽ được độc giả thích đọc. Tuy nhiên, xem đến danh mục sách văn học, tôi xóa phăng đi danh mục truyện của Nam Cao.

Bạn tôi ngạc nhiên:
- Ối trời ơi, Nam Cao là một nhà văn  hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam, sao ông lại bảo tôi đừng đưa tác phẩm của Nam Cao cho độc giả đọc.

Tôi bảo:
-  Đã đành vậy. Nhưng truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao viết, nếu đưa ra cho độc giả ở huyện ông đọc thì e rằng độc giả sẽ chê cười.

- Ông nói lạ. Truyện “Lão Hạc” được đánh giá là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, phản ánh hiện trạngtrung thực xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.

Nhân vật là một nông dân già góa vợ, cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu cái vườn cho đứa con trai đang đi phu ở đồn điền cao su Nam bộ. Ở nhà, lão Hạc làm thuê để kiếm ăn, còn số hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu lão để riêng ra cho con lão về có tiển cưới vợ. Do tuổi ngày càng cao, sức ngày càng yếu, người làng khôngthuê mướn lão làm công nữa, lão lâm vào ảnh không còn gì ăn nhưng thà chết đói chứ cương quyết không chịu bán mảnh vườn. Lão gửi mảnh vườncho ông giáo giữ hộ để đợi con lão về thì trao cho nó, rồi kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó. Cái chết của lão đau đớn và dữ dội, gây cho người đọc nhiều sự xúc động về sự quý đất, gắn bó với đất của người nông dân…

Tôi đưa truyện hay như thế vào phòng đọc của Trung tâm sách để mọi người đọc, sao độc giả lại chê cười?

Tôi bảo:
- Họ không chê nhà văn Nam Cao mà là chê ông. Bởi vì Trung tâm sách huyện này lấy ba ngàn mét vuông đất của nông dân để xây dựng. Cần dành đất để làm một công trình phúc lợi công cộng như vậy phục vụ dân huyện này cũng tốt thôi, nhưng đáng buồn là dự án này, các ông san nền và xây tường rào bao quanh rồi ngưng thi công, để bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm bẩy năm trời, đến nay vẫn chưa đâu vào đâu. Dân ở đây đều biết. Vậy tôi hỏi ông, xưa lão Hạc quý đất thế mà nay các ông phung phí, sử dụng đất không có hiệu quả, đọc truyện Lão Hạc, độc giả không ngẫm nghĩ mà chê cười các ông mới là chuyện lạ. Mà này ông, cái dự án Trung tâm sách của các ông 7 năm để tồn tại trên giấy rồi, chỉ xong mỗi việc thu hồi đất của dân, chắc gì sắp tới sẽ trở thành một công trình phúc lợi công cộng, hay lại bị chuyển đổi mục đích sử  dụng, đem ra chia lô bán, hi hi …

Nguyễn Đoàn
Dân Trí


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét