FAQ
8-3-2013
Và hiện nay, khi điều 4 của Hiến Pháp được bảo vệ một cách mạnh mẽ và quyết liệt một cách bất thường như vậy (mà thậm chí những công thần cột trụ đã khai sinh ra Đảng CSVN cũng chưa bao giờ có thể hình dung được ra cái ngày thảm hại này) thì điều đó (hay điềm đó) báo hiệu thật rõ rệt sự tan rã và cáo chung của chính thể đang đến rất gần, cùng với những vùng vẫy cuối cùng theo bản năng của nó
Khi thế giới thật sự ngạc nhiên về những thay đổi hiện nay trong thái độ của dân chúng với chính quyền tại VN, thì từ góc độ người trong cuộc, chúng ta thử đi tìm lý do cho việc trên và qua phân tích sẽ dần thấy được một bức tranh toàn cảnh hơn.
Khi thế giới thật sự ngạc nhiên về những thay đổi hiện nay trong thái độ của dân chúng với chính quyền tại VN, thì từ góc độ người trong cuộc, chúng ta thử đi tìm lý do cho việc trên và qua phân tích sẽ dần thấy được một bức tranh toàn cảnh hơn.
Nếu dựa trên một câu châm ngôn là “Nobody is perfect”, tức là không ai hoàn hảo
cả, thì một chính quyền không phải dân cử dù tồi tệ về điểm này,
nhưng ít ra phải được về điểm khác để cho dân chúng (ít ra là những người ủng hộ)
có thể vin vào đó để bào chữa hoặc làm lơ cho họ.
Năm 1975, những người dân vừa được giải phóng ở miền Nam VN thấy rằng
sao những lãnh đạo “Cách mạng” vừa từ cứ về (một cách gọi căn cứ trong rừng hay
trên núi) thành phố với những đôi dép lốp và áo còn khét mùi thuốc súng lại có
trình độ kiến thức (cả kỹ trị lẫn hàn lâm về mọi mặt) có vẻ thấp quá, họ có vẻ
“dốt” quá, nhưng lúc đó họ còn hào quang của cái gọi là dám đổ máu trực tiếp
để chống lại thực dân hay đế quốc để dành độc lập…, là bề dày của mấy chục năm xẻ
dọc Trường Sơn vì lý tưởng, do đó không có điều kiện để học tập và tất cả những
cái đó biện minh cho cái “trình độ kém” hay “dở”của họ.
với những đôi dép lốp |
Hơn ba mươi năm sau chiến tranh, tập hợp những lãnh đạo Cách mạng hay Cộng sản
đang nắm quyền bây giờ ra sao? Câu chuyện cổ tích về “lòng yêu nước và sự hy
sinh bằng mọi giá kể cả mạng sống mình cho lý tưởng” đã không còn nữa, nếu
không muốn nói là phần lớn đã bị xóa sổ. Một thí dụ cụ thể nhất là chính sách
khiếp nhược và thậm chí một số biểu hiện muốn chớm đầu hàng trước kẻ thù phương
Bắc hiện nay (kẻ thù này còn nguy hiểm và xảo trá hơn những kẻ thù thực dân đế
quốc trước đây nhiều lần). Những căn hầm nhỏ ngày xưa dành cho Võ Văn Kiệt hoặc
Trần Bạch Đằng… (những thủ lãnh kháng chiến lớn nhất phía Nam thời trước) bây
giờ làm sao chứa nổi những tấm thân bệ vệ, béo tốt của các vị Ủy viên TƯ Đảng
hay những thành viên ký sinh trong các nhóm lợi ích của họ đầy dẫy trên đất nước
này.
Họ , tuyệt đại đa số, cũng không hề có khả năng kỹ trị xuất sắc hơn tầng lớp
trí thức ngoài Đảng và ngoài chính quyền. Đa số đi lên cao nhờ một cơ chế sàng
lọc qua cơ cấu, lợi ích nhóm, và đặc biệt là mua bán chức vụ (một tác nhân có sức
hủy diệt ghê gớm nhất một chính quyền, cho dù chính quyền đó có khởi điểm thuận
lợi bao nhiêu đi nữa). Đa số trong họ không biết ngoại ngữ và các kỹ năng quản
trị, lãnh đạo tối thiểu cần có trong lãnh vực mình phụ trách (mà Thủ tướng (xuất
thân y tá) Nguyễn Tấn Dũng là một điển hình khi ông ta được Đảng tin cậy
và giao làm Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước VN trong khi chưa biết rõ mặt mũi
một báo cáo tài chính của một công ty cỡ vừa là thế nào. Đa số họ có các bằng cấp
giả hiệu (dạng tại chức cho cán bộ cao cấp) do các Hiệu trưởng đảng viên dưới
quyền ký tên và đóng dấu.
Khi không còn dựa trên câu chuyện cổ tích cũ về lòng yêu nước, khi
không còn chứng tỏ được mình là tập hợp của những tinh hoa kỹ trị trong điều kiện
thời bình, thì cái còn lại mà một Đảng, một Chính quyền độc tài và không
dân cử vẫn còn có thể vớt vát biện minh cho tính chính đáng (dù mị dân) của
mình là họ có đạo đức hơn người dân bình thường. Về điểm này thì người
dân VN có một sự nhất trí khá cao khi thiên về ý nghĩ có vẻ ngược lại hoàn
toàn: đa số trong họ bây giờ là những cán bộ tham nhũng, thoái hóa, nói dối, ăn
chơi trụy lạc, lập phe lập nhóm triệt hạ lẫn nhau, tàn nhẫn với dân chúng để kiếm
chác và lúc nào cũng đặt quyền lợi của mình và phe nhóm lên trên quyền lợi của
xã hội (chưa nói cao hơn là quyền lợi Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa…gì đó chẳng hạn).
Khi không còn trông cậy gì nữa vào một trong ba điểm trên, thì tầng lớp lãnh đạo ăn
trên ngồi trốc hiện nay chỉ còn có thể chọn lựa một trong những phương án
cuối cùng (hạ sách) cho họ là: hoặc phát động và dựa vào “học tập đạo đức Hồ
Chí Minh”, hoặc “ăn mày dĩ vãng” trên xương máu của những lớp người trước và của
người dân trong một cuộc chiến cách đây gần nữa thế kỷ, hoặc đơn giản và trắng
trợn hơn: dùng đến sự áp đặt được luật hóa một cách dễ dãi (không qua trưng cầu
dân ý) cho toàn dân xài một cách miễn cưỡng, đó là Điều 4 trong Hiến
Pháp và tất cả những thứ gì đó tương tự với điều này.
Và hiện nay, khi điều 4 của Hiến Pháp được bảo vệ một cách mạnh mẽ và quyết liệt
một cách bất thường như vậy (mà thậm chí những công thần cột trụ đã khai sinh
ra Đảng CSVN cũng chưa bao giờ có thể hình dung được ra cái ngày thảm hại này)
thì điều đó (hay điềm đó) báo hiệu thật rõ rệt sự tan rã và cáo chung của
chính thể đang đến rất gần, cùng với những vùng vẫy cuối cùng theo bản năng của
nó. Và điều đó cũng lý giải được cho những nhận định của giới truyền thông nước
ngoài đang quan tâm đến tình hình Việt Nam là “Chính quyền Việt Nam bị tấn công
dồn dập trong cuộc tranh luận hiếm thấy”.
Bài viết thật sắc bén và hay.
Trả lờiXóa