Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CUỘC SỐNG SAU POL POT

Jonathan Power, Khaleej Times (9-03-2013) 
Thanh Ngân chuyển ngữ
22/03/2013

Phnom Penh, Campuchia. 
Ảnh: unichbavaria.blogspot.com
Từ 1979 đến 1990, Khmer Đỏ đã cai trị ngành ngoại giao nước này. Các nước phương Tây đã ủng hộ chế độ chính trị từng gây ra tội ác diệt chủng tồi tệ nhất thứ hai trong thế kỷ 20. Việc này Liên Xô đã phản đối gây gắt. Trung Quốc cũng trong tình thế khó khăn vì họ là nhà cung cấp quân sự chính của chế độ Khmer Đỏ.

Campuchia đã nằm quá lâu dưới màu đen quá khứ của họ. Nhưng Campuchia hiện đang tỉnh dậy, đang nhìn những kẻ ác trong ánh mắt họ, đang hồi sinh, và đang dần tìm lại sức mạnh.

Campuchia đã từng đến địa ngục và trở về – 2 triệu người dân đã bị giết chết trong tổng dân số 8 triệu người, trong đó bao gồm 500.000 người bị hành quyết. Đó là hậu quả của phong trào cộng sản cuồng tín, do Khmer Đỏ lãnh đạo dưới sự chỉ huy của Pol Pot và một nhóm tay sai hiện đang bị xử tại Tòa án Tội phạm Chiến tranh thuộc Liên Hiệp Quốc (Pol Pot đã chết).

Khmer Đỏ đã lên chiếm chính quyền bằng bạo lực vào năm 1975 và tan rã vào năm 1979. Họ muốn xây dựng một xã hội phi giai cấp. Họ bãi bỏ tiền tệ, tài sản và các tín ngưỡng tôn giáo. Các quan hệ gia đình đã bị chỉ trích nặng nề và nhiều người thậm chí còn bị cấm thể hiện tình cảm. Mỗi ngày họ buộc người dân phải làm việc ngoài cánh đồng lên đến 12 tiếng không ngừng nghỉ. Tra tấn và viên đạn là sự trừng phạt ngay lập tức dành cho những ai có tư tưởng lệch lạc. Bất kỳ ai có học thức đều bị giết chết.

Nước láng giềng Việt Nam lân cận – mặc dù Hà Nội ủng hộ chế độ Khmer Đỏ vào những năm đầu thập niên 1970 – nhưng vào cuối thập niên 1970 họ đã đưa quân vào Campuchia và trong tháng 1 năm 1979, họ lật đổ chế độ Khmer Đỏ và chiếm đóng Phnom Penh.

Khmer Đỏ sau đó đã chạy trốn về phía tây, thành lập căn cứ ở biên giới gần Thái Lan. Nhiều người trong số họ trải qua những ngày đói khát, bệnh tật và UNICEF cũng như các tổ chức phi chính phủ khác phải giúp và nuôi dưỡng chúng. Họ đã sống và tiến hành các cuộc chiến mới. Trong một động thái kinh khủng, Hoa Kỳ – nước vẫn còn mang vết sẹo từ cuộc chiến với Việt Nam – đã thuyết phục các đồng minh phương Tây bỏ phiếu cho phép Khmer Đỏ đại diện ghế của Campuchia tại Liên Hiệp Quốc. 

Từ 1979 đến 1990, Khmer Đỏ đã cai trị ngành ngoại giao nước này. Các nước phương Tây đã ủng hộ chế độ chính trị từng gây ra tội ác diệt chủng tồi tệ nhất thứ hai trong thế kỷ 20. Việc này Liên Xô đã phản đối gây gắt. Trung Quốc cũng trong tình thế khó khăn vì họ là nhà cung cấp quân sự chính của chế độ Khmer Đỏ.

Một số các nhà ngoại giao Hoa Kỳ muốn thấy Mỹ lên tiếng xin lỗi, như Tổng thống Bill Clinton đã từng làm đối với hoạt động CIA đối với việc hỗ trợ chính phủ giết người ở Guatemala. Tuy nhiên, theo lời của một nhà ngoại giao Campuchia nói rằng “Washington không cho phép chúng tôi nói về điều đó”.

Ở Campuchia, người Việt Nam đã thành lập một chính phủ mới để cai trị họ trong gần một thập kỷ. Năm 1991, Liên Hiệp Quốc đã đàm phán một thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ Campuchia và Khmer Đỏ. Liên Hiệp Quốc đứng ra tổ chức cuộc bầu cử như các bên đã đồng ý, nhưng cuối cùng của Khmer Đỏ thất bại.

Hun Sen, Thủ tướng chuyên quyền của Campuchia, đã thua trong cuộc bầu cử năm 1993, nhưng sau ông đã tái cơ cấu tổ chức và đưa ra một thỏa thuận nhằm chia sẻ quyền lực. Năm 1997, ông đã tổ chức một cuộc đảo chính. Hiện nay ông là nhà lãnh đạo cai trị lâu nhất tại châu Á.

Các nhà ngoại giao và truyền thông địa phương nói rằng Hun Sen rất nổi tiếng và có thể chiến thắng cuộc bầu cử mà không cần giới hạn về tự do báo chí cũng như các vụ bắt giữ tùy tiện và giết những người bất đồng chính kiến ông thường xuyên cho phép hoặc khuyến khích.

Chủ nghĩa tư bản là công cụ của nền kinh tế tiến bộ. (Tuy nhiên, nước này có một đường phố dài được đặt tên là Đại lộ Kim Il Sung.) Trên mặt trận kinh tế, Thủ tướng Hun Sen đã phần nào cải thiện. Một đất nước mà từng mất gần 1/4 dân số hiện đang có một thế hệ mới, mà trong vài năm gần đây nhiều người trong số họ đã vươn lên thành công nhân và các chuyên gia. Các chính sách kinh tế tốt đã cho họ cái đầu mới.

Về truyền thông, mặc dù thời gian gần đây đã dần dần trở nên tự do hơn, nhưng vẫn được kiểm soát chặt chẽ. Mặc dù ba đài phát thanh nhân quyền độc lập có định hướng được phép hoạt động nhưng một trong những người đứng đầu tổ chức này hiện đang nằm trong tù. Các phương tiện truyền thông đã bị hạn chế đưa tin, đặc biệt về các vấn đề lấy đất do chính phủ đứng đầu nhằm thành lập các khu công nghiệp và nông nghiệp quy mô lớn.

Trong những năm 1980, 90% người dân tại nước này sống trong nghèo đói. Ngày nay con số này chỉ có 20%, đây là một thành tích đáng nể. Nước này cũng là một trong các nước có mức giảm nghèo lớn nhất thế giới, đại diện Ngân hàng Thế giới cho biết – thậm chí còn tốt hơn so với nước láng giềng Thái Lan. Tỷ lệ dinh dưỡng, vệ sinh và các nguồn nước sạch cũng đang tăng cao. Hầu hết trẻ em được tiêm chủng và tử vong trẻ em đã giảm nhanh chóng. Tỷ lệ thất nghiệp cũng rất thấp. Campuchia hiện đứng thứ năm trên thế giới trong danh sách Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (biện pháp đo lường tiến bộ xã hội).

Nhưng cải thiện giáo dục hiện vẫn còn quá chậm. Tham nhũng tại đây rất phổ biến. Cho đến giai đoạn này, lĩnh vực sản xuất chỉ mới được tiến hành.

Tháng Bảy tới đây Campuchia sẽ có một cuộc tổng tuyển cử. Hun Sen sẽ giành chiến thắng. Ông ấy có tổ chức và tiền bạc. Có lẽ sau đó ông sẽ nới lỏng hơn một chút. Một nền dân chủ thịnh vượng có thể đạt được không quá xa, nếu ông ấy có ý chí.

Jonathan Power là một nhà phân tích nước ngoài kỳ cựu.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét