Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TỪ NĂM CŨ QUA NĂM MỚI

Lê Diễn Đức
17-2-2013

Tết kéo dài quá. Dường như mọi lo toan đang được gác lại.

Tiếp theo sự kiện trả tự do cho Nguyễn Quốc Quân, tới Lê Anh Hùng, rồi Lê Công Định, có người ngây thơ đặt vấn đề rằng, động thái này chứng tỏ có một điều gì đó ảnh hưởng tốt cho tiến trình dân chủ hoá. Theo tôi, sẽ chẳng có điều gì mang lại từ những sự việc này. Họ phải trả tự do cho Nguyễn Quốc Quân hay Lê Anh Hùng, như chúng ta đã thấy là ví bí quá, áp lực mạnh quá, mà cái sai thì ràng rành về phía họ. Còn Lê Công Định chỉ là một sự trùng hợp.

Từ hôm ra đến nay, Lê Công Định vẫn im tiếng. Cũng dễ hiểu vì anh còn trong vòng ba năm quản chế. Nhưng Lê Thăng Long cũng đã chẳng như thế? "Con đường Việt Nam" coi bộ nhiều trắc ẩn ? Chẳng phải "Con đường Việt Nam" là tác phẩm của Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức mà Lê Thăng Long thực hiện?

*
Khai trương phiên họp đầu tiên trong ngày 4/2 của Ban Phòng Chống Tham Nhũng Trung Ương, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban, Nguyễn Bá Thanh, Tân trưởng ban Nội chính làm Phó trưởng ban thường trực, Nguyễn Phú Trọng nói:

"Bản thân mỗi đồng chí và cả gia đình, vợ, con, phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác được".

Trong khi đó, nhân 83 năm ngày thành lập đảng hôm 3/2, trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói với VnExpress:

"Nghị quyết trung ương 4 đã nhận định sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đang uy hiếp, đe dọa vai trò lãnh đạo của Đảng (...) Tham nhũng hiện nay không chỉ là vấn đề lợi ích nhóm mà đã len lỏi khắp nơi, đan xen chằng chịt".

Còn cụ Lê Hiền Đức, người nghiên cứu hồ sơ của hàng chục ngàn dân oan trên cả nước nói với BBC:

"Cái chuyện đưa tiền để được việc, hay tôi gọi là việc đi đút lót, là chuyện xảy ra ở tất cả các ngành và là chuyện tất nhiên. Động đến bất kỳ việc gì cũng là phong bì. Quan chức từ cấp to đến cấp bé, mặt ai cũng nhọ hết, chỉ là nhọ ít hay nhọ nhiều mà thôi".

Tay không nhúng chàm nhưng toàn là "mặt nhọ" thì có chống nổi tham nhũng trong một hệ thống chính chịnh độc quyền, đặc quyền đặc lợi và không bị ai kiểm soát không?

Sau thất bại tại Hội nghị Trung Ương  6 đến mức nghẹn ngào suýt khóc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang cố gắng xây dựng lực lượng, hầu chiếm ưu thế về nhân sự trong Ban Phòng-Chống Tham nhũng mới, nhưng tôi tin rằng, khó làm gì suy chuyển được thành luỹ với nền tảng an ninh-quân đội vững chắc của ông Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Bá Thanh, chắc chắn chẳng làm nên cơm gạo gì.

Còn chống tham nhũng ư? Khi chưa có đảng đối lập trong một quốc hội dân cử để xăm xoi đảng cầm quyền; khi ngành Tư pháp chưa đôc lập - toà án, công an là công cụ của đảng cầm quyền; đặc biệt khi chưa có báo chí tự do - xin đừng nói chuyện chống tham nhũng!

Tham nhũng thì ở quốc gia nào cũng có, chỉ mức độ ít hay nhiều, nhưng thực tế tại các nước dân chủ cho thấy, khi bị đảng đối lập tố cáo, chỉ trích vi phạm pháp luật, đảng cầm quyền sẽ ê chề trước công luận dẫn đến sẽ mất quyền lãnh đạo trong kỳ bầu cử kế tiếp, trong trường hợp nghiêm trọng quốc hội sẽ bị giải tán, bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ và chọn chính phủ mới. Báo chí tự do là phương tiện ngăn ngừa, phát hiện tham nhũng hiệu quả nhất, góp phần lành mạnh hoá xã hội tốt nhất. Còn khi kẻ phạm tội bị vạch mặt rồi, thì phải được xử lý nghiêm minh bằng cơ quan Tư pháp độc lập.

*
Một sự kiện năm cũ không thể bỏ qua là giới nhân sĩ, trí thức trong nước kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992.

Bản kiến nghị có nội dung táo bạo, đề nghị thực hiện tam quyền phân lập, quân đội trung thành với Tổ quốc và nhân dân, cac quyên tự do của công dân, nhưng quan trọng nhất đòi bỏ điều 4 trong hiến pháp và tức là loại bỏ quyền lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Một tiếng nói công khai, nếu không nói là thách thức của giới trí thức. Chưa bao giờ tri thức Việt Nam lại có tiếng nói mạnh mẽ như thế.

Sáng thứ Hai 4/2/2013, 15 nhân sĩ, đại diện cho hơn hai ngàn người ký tên vào bản Kiến nghị, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban. Ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Ban Biên tập dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và các cán bộ trong Ủy ban, đã tiếp đoàn nhân sĩ.

Tháng 5 quốc hội sẽ họp bàn. Tất nhiên, rồi đâu vẫn vào đấy. Quốc hội cũng chỉ là cơ quan chịu sự lãnh đạo của ĐCSVN. Bản kiến nghị này sẽ lại mang số phận của các bản kiến nghị mà trước đó giới trí thức đã từng làm. Các phương tiện truyền thông lề đảng chẳng hề đưa tin gì về việc này, đã chứng tỏ nó chẳng có chút giá trị gì trong toàn bộ trò hề giả dối đánh lừa dư luận.

Trước 27 triệu người sử dụng Internet và 5,43 triệu người tham gia mạng xã hội Facebook, con số gần ba ngàn quả thực là khiêm tốn, nếu không nói là quá nhỏ. Ý thức về một cuộc vận động xã hội của công dân còn quá kém. Kém là vì nó nằm trong sự "cho phép" của nhà nước.

Trong bài "Góp ý và ký Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 có vô ích không?" ngày 17/02/2013 Nguyễn Thị Từ Huy viết:

"Nếu cả một dân tộc chín mươi triệu người mà đa số răm rắp thực hiện chỉ thị từ trên xuống, bất chấp những chỉ thị đó đúng hay sai và có thể gây ra tác hại hay hậu quả trầm trọng, nếu một dân tộc chín mươi triệu người mà không có nổi một triệu công dân chịu bộc lộ suy nghĩ độc lập để chứng tỏ trách nhiệm đối với cộng đồng, thì có gì đáng ngạc nhiên khi dân tộc đó phải lụn bại, sa sút, yếu kém và lệ thuộc vào nước ngoài? Có gì đáng ngạc nhiên khi dân tộc đó có thể lại một lần nữa mất nước, hoặc trên thực tế đã mất nước?".

*
Viết trong ngày 17/2 chả lẽ lại không nói tới một cuộc chiến ác liệt mà nhà cầm quyền đang cố lờ đi. Cũng giống như hôm kỷ niệm "Hải chiến Hoàng Sa" ngày 19/1, chỉ riêng tờ báo Thanh Niên, một tờ báo hiếm hoi và can đảm, có bài phỏng vấn tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an:

"Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.

Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.

Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể lờ đi vấn đề lịch sử này được".

Đất nước ơi đã bao lần suy thịnh
Mỵ Châu xưa trở lại nguyên hình
Nỏ thần kia đã trao tay giặc
Nên cơ đồ lại phải điêu linh

Kết

ĐCSVN sẽ nỗ lực lèo lái con thuyền kinh tế qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này. Lạm phát sẽ tăng, dù không ào ạt, do phải cứu nợ xấu và bất động sản bị đóng băng. Tình hình nhìn chung sẽ chẳng có gì tiến triển.

© 2013 Lê Diễn Đức - RFA Bog


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét