Góc Sân
23-2-2013
Hình bên: Một thành viên của Giải phóng quân Trung Quốc giữ bức màn trong một tour du lịch phương tiện truyền thông ở Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 7 năm 2011. Cho đến ngày mai Trung Quốc có quyền bổ nhiệm một thành viên của cơ quan giải quyết tranh chấp sau khi Philippines chọn Rudiger Wolfrum, một trong 21 thành viên thuộc Tòa án quốc tế Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Khi Tổng thống Mỹ Harry Truman lao vào cuộc tìm kiếm dầu lửa
năm 1945 với tuyên bố chủ quyền mọi tài nguyên ở thềm lục địa Mỹ, ông đã tạo ra
một cuộc chạy đua hàng hải trên toàn cầu khiến LHQ phải thiết lập các quy tắc về
khẳng định lãnh thổ.
Bảy thập niên sau đó, Trung Quốc lại đưa ra yêu sách chủ quyền
ngày một rộng lớn hơn khi tìm kiếm tài nguyên ở Biển Đông, một động thái mà sẽ
giải thích lại Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển. Tháng trước, Philippines
đã quyết định tìm kiếm sự phân xử của LHQ đối với cái gọi là bản đồ 9 đoạn của
Trung Quốc yêu sách chủ quyền xa đến 800 dặm.
Một bức ảnh tư liệu chụp từ năm 2007 cho thấy một tàu Hải
quân Philippines bị mắc cạn tại đảo Pag-Asa do Philippine chiếm đóng, đảo lớn
nhất của Quần đảo Trường Sa. Bản đồ Trung Quốc tuyên bố "chủ quyền không
thể tranh cãi" trên hơn 100 đảo nhỏ, đảo san hô và rạn san hô mà hình
thành quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, và thẩm quyền đối với đáy biển
và đất dưới đáy biển.
"Điều này có một tác dụng dội ngược lớn hơn nhiều, về
việc Trung Quốc sẽ hành xử thế nào trong những năm tới khi giải quyết tranh chấp
với các nước láng giềng", Ralf Emmers, phó giáo sư tại Đại học Công nghệ
Nam Dương ở Singapore nói. “Đó là câu hỏi rất quan trọng nếu bạn ở Hà Nội,
Manila và cả Tokyo".
Cho đến ngày mai Trung Quốc có quyền bổ nhiệm một thành viên
của cơ quan giải quyết tranh chấp sau khi Philippines chọn Rudiger Wolfrum, một
trong 21 thành viên của Tòa án quốc tế Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Đại sứ Trung
Quốc gặp với các quan chức Philippines và nói với họ " Trung Quốc không chấp
nhận một thông báo như vậy và đã gửi trả lại," phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Hồng Lỗi nói với các phóng viên ở Bắc Kinh ngày hôm qua.
'Các cáo buộc vô căn cứ'
"Hành động của Philippines chống lại sự đồng thuận về
Biển Đông đạt được giữa ASEAN và Trung Quốc," Hồng Lỗi nói, khi đề cập đến
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên. "Nó không chỉ mắc nhiều
lỗi pháp lý và lịch sử, nhưng nó cũng chứa nhiều lời cáo buộc vô căn cứ chống lại
Trung Quốc ".
Nếu Trung Quốc không chỉ định một thẩm phán nào cả,
Philippines có thể yêu cầu chủ tịch tòa án chọn bốn trọng tài còn lại. Phán quyết
có hiệu lực ngay cả nếu một bên không hợp tác.
Philippines là "cam kết" theo đuổi vụ kiện và một
hình thức giải quyết tranh chấp "thân thiện, hòa bình và bền vững,” Bộ trưởng
ngoại giao nước này tuyên bố qua e-mail vào cuối ngày hôm qua, ông nói thêm rằng
uỷ ban trọng tài năm thành viên sẽ được thành lập có hoặc không có sự tham gia
của Trung Quốc.
Đứng ngoài Luật pháp quốc tế
Trong bảy vụ kiện về luật biển theo thể thức trọng tài, các
nước đều tuân thủ kết quả kể cả khi họ bất đồng với phán quyết, Paul S.
Reichler, luật sư của Foley Hoag LLP, mà Philippines thuê trong vụ kiện cho biết.
"Bạn sẽ phải thừa nhận rằng, người ta nghĩ rằng ngay cả
khi có phán quyết bất lợi, thì các lợi ích cốt lõi của họ sẽ được đảm bảo tốt
hơn bằng cách tuân thủ hơn là trở thành kẻ nằm ngoài vòng luật pháp quốc tế",
Reichler nhấn mạnh.
Bản đồ Trung Quốc, lần đầu xuất bản trong những năm 1940,
kéo dài hàng trăm dặm về phía nam tới các vùng biển xích đạo ngoài
khơi của đảo Borneo. TQ tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" trên
hơn 100 đảo nhỏ, đảo san hô và rạn san hô mà hình thành các quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trường Sa, và quyền tài phán trên đáy biển và đất dưới đáy biển.
Philippines và Việt Nam đã phản đối lập bản đồ này.
Theo Luật biển năm 1982, mà Trung Quốc cũng đã phê chuẩn vào năm 1996, một nước
có thể khai thác dầu, khí đốt và các nguồn tài nguyên phi sinh vật "trên
thềm lục địa hoặc một khu vực kéo dài 200 hải lý tính từ đất liền được gọi là một
vùng đặc quyền kinh tế.
'Quá trình học tập'
Trung Quốc đã tập trung vào phát triển chung với Philippines
và Việt Nam một phần để tránh các vấn đề pháp lý liên quan đến việc nước nào có
thể khai thác các nguồn tài nguyên, theo Hồng Nông, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu
Quốc gia về Biển Hoa Nam ở Haikou, Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo của Bắc Kinh bị
giằng xé giữa nhượng quyền kiểm soát cho một bên thứ ba và tỏ ra lo sợ khi phải
bảo vệ tuyên bố chủ quyền của mình trước trọng tài quốc tế, bà nói.
"Đây là một quá trình học tập, và trong quá trình học tập
đó, chúng tôi có thể đã tạo ra các ấn tượng sai lầm cho các nước láng giềng của
chúng tôi bởi vì chúng tôi là nước rất lớn," bà Hong cho biết: "Trung
Quốc muốn trở thành một đối tác có trách nhiệm."
Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) ước
tính rằng, Biển Đông có thể chứa lượng khí đốt chưa khai thác gấp năm lần trữ
lượng đã được minh chứng của nước này, theo Cục Quản lý Thông tin Năng lượng
Hoa Kỳ, năm 2010 Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn
nhất thế giới.
Cắt cáp
Trung Quốc đã nhiều lần cắt cáp các tàu thăm dò làm việc cho
Việt Nam và Philippines, xua đuổi một tàu khảo sát đang hoạt động ngoài khơi
Philippines và đưa giàn khoan lớn nước sâu đầu tiên ra vùng biển này. Tháng 6
trước, CNOOC đã mời các công ty dầu khí nước ngoài bỏ thầu ở các khu vực mà Việt
Nam đã dành cho các công ty như Exxon Mobil Corp. và OAO Gazprom.
.
Khi Tập đoàn Dầu khí nhà nước Việt Nam lên án động thái này,
người phát ngôn bộ ngoại giao TQ Hồng Lỗi kêu gọi Việt
Nam dừng ngayhành động "xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc."
Vị trí của các lô dầu CNOOC gọi thầu cho thấy Trung Quốc là
dựa trên quyền lịch sử để yêu sách chủ quyền chứ không phải là một khu vực kinh
tế độc quyền hay thềm lục địa, theo Mark Valencia, một nghiên cứu viên tại Viện
An ninh và Bền vững Nautilus có trụ sở tại Hawaii tại. Điều đó sẽ là chưa từng
có tiền lệ, giống như tuyên bố của Truman.
"Đó là một khái niệm hoàn toàn mới trong luật pháp quốc
tế. Không có gì khó hiểu là Trung Quốc có lẽ đang cố gắng tạo một tiền lệ để khẳng
định chủ quyền của mình đối với các nguồn tài nguyên ở đáy Biển Đông",
Mark nhấn mạnh.
Quyền tài nguyên
Trung Quốc năm 2006 đã đứng bên ngoài các tranh chấp
có liên quan đến ranh giới biển, vịnh lịch sử, các hoạt động quân sự hoặc các
sáng kiến của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Để làm được điều đó,
Phi-líp-pin cho rằng các cuộc đàm phán bắt đầu từ năm 1995 đã không thành công
và vụ kiện này liên quan đến quyền đối với các nguồn tài nguyên, tự do hàng hải
và liệu Trung Quốc có thể khai báo một vùng đặc quyền kinh tế xung quanh các thực
thể địa lý nào đó hay không.
Trung Quốc cũng ra tuyên bố chủ quyền thềm lục địa thậm chí
chi tiết hơn tại Hoa Đông, nơi họ có tranh chấp với Nhật Bản. Căng thẳng đã phá
hỏng quan hệ thương mại giữa hai nước và khiến Mỹ - nước có hiệp ước phòng thủ
với Nhật - thêm lo lắng.
Trung Quốc và Mỹ cũng từng lời qua tiếng lại năm 2009 sau
khi các tàu Trung Quốc quấy nhiễm một tàu hải quân Mỹ đang ở cách 75 dặm ngoài
khơi đảo Hải Nam. Trung Quốc nói tàu quân sự không được phép tiến vào khu vực
mà không có sự chấp thuận trong khi Mỹ tuyên bố, các tàu được tự do ra vào bất
cứ đâu ngoại trừ vùng lãnh hải cách bờ biển 12 hải lý.
"Đây là thời điểm có ý nghĩa quyết định hệ thống quốc tế
mà chúng ta sẽ có", Henry Bensurto, người phụ trách các vấn đề hàng hải
thuộc bộ Ngoại giao Philippines nói. "Ít nhất, chúng ta giờ đây có một cơ
hội để Trung Quốc phải làm rõ cái gọi là đường 9 đoạn. Cả thế giới đã phải
đồn đoán quá lâu".
http://www.bloomberg.com/news/2013-02-19/china-s-truman-style-resource-quest-tests-un-law-and-neighbors.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét