Tri Nhân Media

"NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU" VÀ BI KỊCH CỦA MỘT GIA ĐÌNH

Doanh Châu
19-11-2010
YouTube

Đớn đau thay cho Phạm Đình Chương, người "si tình" và cũng "thành công" nhất trong việc chinh phục người đẹp chính là nhạc sĩ Phạm Duy.

Vào những năm của thập kỷ 60, báo chí Sài Gòn xôn xao vụ ly dị của vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương - Khánh Ngọc.

Có thể nói rằng sự tan vỡ của gia đình tiếng tăm thời bấy giờ được dư luận quy cho một cuộc tình vụng trộm giữa ca sĩ Khánh Ngọc và "tình địch" không ai chính là nhạc sĩ Phạm Duy. Nỗi đau dày xe tâm can và sự tan nát của một đại gia đình nghệ sĩ đã "đánh gục' nhạc sĩ Phạm Đình Chương khi ông phát hiện ra , vợ mình đã yêu người anh rể Phạm Duy. Hay nói cách khác, rể và dâu trong một nhà đã đến với nhau, vượt ra ngoài luân lý đạo thường, vốn là một điều cấm kỵ trong văn hoá gia đình Việt Nam.

Ca sĩ Khánh ngọc, với thân hình bốc lửa, kiều diễm đã được nhiều người biết đến với biệt danh "ngọn núi lửa", cô đã từng làm chao đảo, đắm say nhiều văn nghệ sĩ danh tiếng và khán giả nam rất ái mộ.


Khánh Ngọc thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Cô còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng trước cả Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Trang Thiên Kim, Kiều Chinh...và là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ đầu tiên sáng chói trong làng điện ảnh Sài Gòn.

Khánh Ngọc thường đóng cặp với nam tài tử Lê Quỳnh trong các bộ phim do người Mỹ thực hiện trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.


Năm 1961, Khánh Ngọc sang Hoa Kỳ để học thêm về ngành điện ảnh và gặp một du học sinh Việt Nam (1), hai người đã kết hôn và có được ba người con. Hiện Khánh Ngọc sống với gia đình ở Los Angeles.



Nhờ khả năng diễn xuất của mình, Khánh Ngọc trình bày những bản nhạc rất hấp dẫn. Khi hát bản "Cerisier Roses et Pommiers Blances" lời Việt, vào câu đầu : "Vườn xuân ong bướm, ngất ngây ngất ngây lòng ta..." Khánh Ngọc lim dim mắt, thở dài, tay đè lên quả tim. Cô mở mắt liếc khán giả, nở một nụ cười vừa lẳng lơ vừa khả ái làm khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt...

Đớn đau thay cho Phạm Đình Chương, người "si tình" và cũng "thành công" nhất trong việc chinh phục người đẹp chính là nhạc sĩ Phạm Duy.


Trước khi đâm đơn ra toà, Phạm Đình Chương đã nghe phong phanh dư luận. Với tình yêu nồng thắm buổi ban đầu, ông không thể nào tin vào sự ngoại tình đã được đồn thổi. Điều thương tâm nhất là ông vẫn yêu thương, tin tưởng vợ và bỏ ra ngoài tai những điều không tốt lành của giới văn nghệ sĩ tại Sài Gòn. Và như thế, vào một buổi tối định mệnh, Phạm Đình Chương cùng với những người bạn thân "bắt tại trận" cuộc tình vụng trộm của đôi tình nhân tại quán chè ở Nhà Bè - Gia Định.


Trời đất như sụp đổ dưới chân người nhạc sĩ tài hoa, anh gần như đứng không vững, bạn bè dìu quay trở lại nhà, nơi đứa con thơ dại đang ở nhà một mình ngóng chờ ba, mẹ về ...

Ngay lập tức, sáng hôm sau, một loạt bài phóng sự đều tra nóng bỏng của các báo được phát hành và "cháy số", đắt đỏ nhất là tờ "Nhật báo Sài Gòn mới" của bà Bút Trà. Vụ "ăn chè Nhà Bè" được tung ra với những hình ảnh rất "thời sự" của các thành viên trong gia đình Phạm Đình Chương. Cả Sài Gòn gần như biết hết !


Cho dù Phạm Duy cầu cứu đến Bộ Thông Tin xin các báo cho ngưng các bài điều tra, phóng sự nhưng "hoạ vô đơn chí", trong cuộc đời này, cái gì càng dấu diếm bao nhiêu, càng được "bùng nổ" và thêu dệt lên bấy nhiêu.


Tan nát ! Không còn cách nào khác, Phạm Đình Chương gạt nước mắt đau thương, nộp đơn ly dị lên toà án. Vụ việc kết thúc và Phạm Đình Chương được quyền nuôi đứa con trai lúc bấy giờ khoảng 4-5 tuổi.


Trong đau khổ tột cùng, không còn tâm trí nào để đi biểu diễn với các nghệ sĩ trong Ban hợp ca Thăng Long, Phạm Đình Chương quay về sống đơn độc và ít giao thiệp với bên ngoài. Kể từ đó, những bản tình ca bất hủ ra đời trong nước mắt, trong thương đau vô bờ bến và những hoài niệm xót xa: "Đêm cuối cùng", "Người đi qua đời tôi", "Khi cuộc tình đã chết", "Thuở ban đầu", "Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển"...


Một đêm mưa tầm tả ở Sài Gòn, ông tình cờ gặp lại Khánh Ngọc trên một sân khấu Đại Nhạc Hội, ông có nhã ý muốn đưa cô vợ đã li dị về nhà nhưng khốn thay, ông bị từ chối. Trong mưa rơi, ông lặng lẽ trở về căn nhà kỷ niệm một thời sống cùng Khánh Ngọc, nhìn qua màn mưa trắng xoá, nhớ về những ngày hạnh phúc giờ đang trôi theo dòng nước.... Phạm Đình Chương quyết định quyên sinh và giã từ cõi đời này, nơi đã đem đến cho ông quá nhiều nỗi bất hạnh.


May thay, tiếng khóc như xé lòng của đứa con trai đưa ông về hiện tại. Từ đáy tâm thức, một lời nhắn nhủ khuyên ông hãy cố gắng sống tiếp quãng đời còn lại để nuôi đứa con thơ dại.

Ông bừng tỉnh và từ bỏ ý định tự tử.

Ngay đêm đó, "Nửa hồn thương đau" được khai sinh ở ranh giới giữa sự sống và cái chết của người nhạc sĩ. Trong nước mắt thương đau, sự rã rời, tan nát của tâm can. Ngồi nhìn vầng trán thơ ngây của đứa con trai, Phạm Đình Chương đã viết hết nốt nhạc cuối cùng của ca khúc bất hủ này. Nếu đã một lần nghe bài hát này, chúng ta sẽ hiểu được tâm hồn của con người chỉ có thể chịu đựng đến một giới hạn nhất định. Khi nhắc tới Phạm Đình Chương, người ta lại nghĩ ngay đến "Nửa hồn thương đau" bởi trong ca khúc này là sự chung thủy tuyệt vời của một người đàn ông.

Gần 50 năm trôi qua, trong góc khuất nào đó của cuộc đời, nghe người em gái của ông, ca sĩ Thái Thanh, hát ca khúc này, chúng ta mới thấy được nỗi đớn đau tột cùng của người nhạc sĩ tài hoa, bất hạnh và đầy nhân cách này.




3 nhận xét:

  1. Nặc danh3/2/13 11:02

    Chuyện Đời của những người Nghệ sỹ thật nhiều khi oái ăm ,phải chi nếu chỉ là những cuộc phiêu du trong ái tình ,tiếc thay nó làm tan vỡ một Gia đình. Ngày xưa Các Cụ thường ví von " Xướng Ca Vô Loài" mà

    Trả lờiXóa
  2. Khanh Ngoc dong phim voi Le Quynh do MY lam ? Tac gia co phai la tu vung rung ru VC ra khong ?

    Trả lờiXóa
  3. THI CA DUY TỬ
    *
    Cũng thời “một cõi đi về”
    “Thôn đoài còn lại” thảm thê nỗi buồn
    “GIO LINH người mẹ” đi luôn
    “Bên cầu biên giới” há mồm nồm nam
    Hai mươi năm cũng tốt làm
    Cũng hăng chặt cỏ hồn lang xác phàm
    Về đi thôi một chữ tham
    “Bầy chim bỏ xứ” dặm ngàn xót xa
    Đi về xin đảng thứ tha
    Một thời từng rủa cha già bất minh
    Không cho lớp trẻ giật mình
    MẬU THÂN sáu tám thất kinh mọi miền
    Về đi làm một người điên
    Bơ thừa sữ cặn ưu phiền hầu bao
    Gọi “tình kỹ nữ” đồng bào
    Về tìm bằng được cái tao đớn hèn
    Mặc cho thiên hạ chê khen
    Gậy cùn chống đỡ cho quen bút tà
    Trước sau gì cũng thành ma
    Chẳng thà kế cận ông bà cho xong
    May thay chú phỉnh đồng lòng
    “Đêm Phạm Duy” được khoe mông trên sàn
    Thành công lấp lỗ hở hang
    Tiếc xuân đi mãi với nàng thu xưa
    Gió lay lất phất ngọn dừa
    “Giọt mưa trên lá” lưa thưa hát hò
    “Nghìn trùng xa cách” một trò
    “Yêu quê hương” tức yêu HỒ hán gian
    Hạ lên đông xuống mơ màng
    Háo danh bất tử đầu làng đít thôn
    CÁI BÈ chè hẻ lập bồn
    CA LI chung cuộc cố ôn bốn lờ
    Chứng minh rạng rỡ tồn lơ
    Một tờ thanh bản xác xơ cửa mình
    Thiên linh linh địa linh linh
    Thân vong thể rữa biết trình ở đâu
    Một vòng qua nửa địa cầu
    Thần hiền quỷ ác khấu đầu bầu truôi
    Thơ văn đã quá chín muồi
    Bỏ đi dĩ vãng chồn lùi thúc tang
    TÂM THANH

    Trả lờiXóa