Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




BAUXITE VIỆT NAM GẶP KHÓ

Thế Dũng
20/02/2013 

Hình bên: Nhà máy alumin Tân Rai chuẩn bị xuất mẻ hàng đầu tiên. Ảnh: CAO NGUYÊN

Phản biện từ bạn đọc:
Trần Minh Quân
21/02/2013 00:19
Những ai kiên quyết thực hiện các dự án boxit này đâu rồi....?  Tôi còn nhớ bao nhiêu lời cảnh báo, can ngăn từ các nhà Khoa hoc, Kinh tế, những người có tâm huyết, lương tri với Đất nước vẫn còn như mới hôm qua....! Rồi cũng như Vinasin, vinalines thôi... trách nhiệm là.... của chung! Đất nước ngày càng kiệt quệ.... Thật tàn nhẫn.

Bình minh
21/02/2013 00:42
Ôi chao người ta sống chết để dự án Nhân cơ thành hiện thực, mặc cho bao nhiêu bài báo với bao nhiêu lý do chính đáng rằng không nên có cái dự án này, để rồi tuyên bố đơn giản "Lỗ..." ? theo phân tích thì thấy việc hạch toán lỗ lãi quá đơn giản, chỉ là vài phép tính cộng trừ, một học sinh lớp năm cũng làm được, vậy mà bao nhiêu chuyên gia của nhà đầu tư lại không tiên liệu được, hay là biết lỗ mà vẫn làm? Có phải vì "Dự án thì chắc chắn lỗ, nhưng lại có những cá nhân lại "lãi lớn" khi thực hiện dự án nên người ta mới "cố đấm ăn xôi"?

*************
Theo lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, sản xuất alumin hiện chưa có lãi. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng với giá xuất hiện nay, xuất khẩu alumin là cầm chắc thua lỗ

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa công bố về sản lượng sản xuất alumin tại Nhà máy Bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) trong năm 2013, trong đó sẽ xuất khẩu một phần lớn.

Hiệu quả mù mờ

Phó Tổng Giám đốc Vinacomin Trần Văn Chiều vừa cho biết cuối tháng 12-2012, Nhà máy Bauxite Tân Rai đã cho ra lò mẻ alumin đầu tiên và dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2013, nhà máy sẽ đi vào vận hành ổn định. Theo ông Chiều, dự kiến cả năm 2013 sẽ sản xuất 300.000 tấn alumin, trong đó dành phần lớn để xuất khẩu và khách hàng chủ yếu là Trung Quốc, Malaysia. “Với giá xuất khẩu 340 USD/tấn theo kết quả đàm phán mới đây thì Vinacomin vẫn chưa có lãi. Nếu điều kiện thuận lợi thì sang năm 2014 việc xuất khẩu alumin mới bắt đầu có lãi” - ông Chiều nói.

Tuy nhiên, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, Tổng Giám đốc Vinacomin Lê Minh Chuẩn cho biết đến thời điểm này vẫn chưa xuất khẩu alumin mà còn trong quá trình đàm phán. Còn theo ông Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng Ban Nhôm - Titan của Vinacomin, hiện Vinacomin ký hợp đồng bán hàng qua các nhà thương mại, sau đó họ bán cho khách hàng sử dụng nhưng không nắm rõ là ai, ngoài ra có bán cho một số khách hàng Trung Quốc. “Hiện giá xuất khẩu là 330 USD - 340 USD/tấn. Mức giá này nhìn nhận là lãi hay lỗ còn căn cứ trên cơ chế, chính sách. Hiện một số đơn hàng có giá bán là tại nhà máy, còn sau này là giá FOB” - ông Liêm phân trần. 
Nhà máy Alumin Tân Rai (Lâm Đồng).
Ảnh: CAO NGUYÊN
Trước đó, trả lời báo chí, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinacomin Trần Xuân Hòa bộc bạch: “Tân Rai là dự án bauxite đầu tiên mà tập đoàn thực hiện nên phải làm rồi mới biết đến năm nào thì có lãi chứ khó có thể khẳng định năm nào mới hết lỗ. Nếu đòi hỏi năm đầu tiên dự án có lãi ngay thì không nước nào trên thế giới tính được. Ở đây phải nhìn nhận cả đời dự án. Đối với những dự án đầu tư ở vùng sâu, vùng xa thì còn phải được đánh giá cả những đóng góp đối với xã hội”.

Nhìn nhận về mẻ alumin đầu tiên ra lò, TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng sông Hồng (thuộc Vinacomin), chuyên gia kỳ cựu của Vinacomin, cho rằng với giá bán 340 USD/tấn alumin thì không đạt mục tiêu ban đầu đề ra và giá này thì Vinacomin nắm chắc lỗ lớn. Trung Quốc là khách hàng lớn mua alumin, còn Malaysia thì sức mua có hạn. “Với giá 340 USD/tấn là ở cửa nhà máy hay tại cảng biển thì sẽ rất khác nhau vì nếu ở cửa nhà máy thì giá đó còn lỗ ít nhưng nếu ở cảng thì lỗ rất nhiều vì chi phí vận chuyển quãng đường 260 km là không nhỏ, chưa kể nhà máy hoạt động dưới công suất 600.000/tấn năm thì thua lỗ là cái chắc. Nếu dành phần lớn để xuất khẩu trong năm nay mà tập đoàn tuyên bố cũng khó khả thi” - ông Sơn băn khoăn.

Đóng cửa dự án Nhân Cơ?

Mới đây, tại cuộc làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố không xây dựng cảng Kê Gà tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận. Sau gần 5 năm, với 4 lần tuyên bố khởi công rồi dừng lại, dự án cảng Kê Gà do Vinacomin làm chủ đầu tư đã chính thức khép lại.

Ông Nguyễn Thanh Liêm cho biết trước quyết định của Thủ tướng, Vinacomin sẽ phải xem xét lại dự án bauxite Nhân Cơ (tỉnh Đắk Nông). “Căn cứ vào sản lượng dự án bauxite Nhân Cơ thì việc đầu tư cả một cảng lớn, hạ tầng đường sá trong bối cảnh hiện nay cần phải được tính toán một cách tổng thể” - ông Liêm phân tích.

TS Nguyễn Thành Sơn khẳng định: “Với sự trầy trật của Tân Rai, nay lại thêm dự án cảng Kê Gà phải dừng thì dự án nhà máy alumin Nhân Cơ nên đóng cửa hẳn dù đã đầu tư cũng phải chịu. Mới đây, Viện CODE - Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, sau khi khảo sát sản xuất alumin tại Tây Nguyên mà tôi có trực tiếp tham gia, đã khuyến cáo Vinacomin cần đề nghị Chính phủ cho dừng triển khai dự án Nhân Cơ cho đến khi kết thúc việc thí điểm Tân Rai”.

Trả lời báo chí về khuyến cáo của CODE, ông Trần Xuân Hòa nói: “Chính phủ chỉ đạo Vinacomin thực hiện thí điểm 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ, Vinacomin phải làm theo chỉ đạo. Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế khó khăn nên việc thiếu vốn là tình cảnh chung của nhiều dự án chứ không riêng dự án bauxite”.

Giá thành cao hơn giá xuất
TS Nguyễn Thành Sơn nhận xét giá trị của Tây Nguyên là tài nguyên đất, nước và sinh học... Với nguồn vốn tự có này, nếu Tây Nguyên được quy hoạch tốt sẽ phát triển bền vững mà không cần phải khai thác bauxite để gây ra nhiều hệ lụy. “Với việc khai thác bauxite không có lãi, thậm chí lỗ thì chẳng nên làm và sớm hay muộn thì cuối cùng Nhà nước cũng phải tính đến việc loại bauxite ra khỏi tiềm năng kinh tế của Tây Nguyên” - ông Sơn nhận định.
Ông Sơn phân tích với 2 dự án bauxite thí điểm là Tân Rai và Nhân Cơ có thể điều chỉnh vốn lên đến 1,5 tỉ USD nhưng lại đang bộc lộ quá nhiều vấn đề mà giới khoa học đã cảnh báo như “bùn đỏ”, với công nghệ xử lý của Trung Quốc đã quá lạc hậu gây ra nhiều hệ lụy.
“Cứ cho Tân Rai đạt 100% công suất thiết kế là 600.000 tấn/năm thì mỗi năm nhà máy sẽ phải sử dụng khoảng 1,2 triệu tấn bauxite; 0,4 triệu tấn than cám (giá tại Quảng Ninh khoảng 1,6 triệu đồng/tấn); 0,2 triệu tấn than cục (giá tại Quảng Ninh khoảng 4 triệu đồng/tấn); 0,1 triệu tấn hóa chất và đá vôi… Tính sơ lược, tổng chi phí vận hành nhà máy đã là 2.500 tỉ đồng/năm và giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai tối thiểu phải là 375 USD/tấn. Theo giá xuất hiện nay, mỗi tấn alumin lỗ trên dưới 40 USD.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét