Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




Ý KIẾN VỀ QUY ĐỊNH: KHÔNG ĐƯỢC NHÌN MẶT NGƯỜI ĐÃ KHUẤT (!?)

Nhà báo Trần Quang Thành
8-01-2013

"Theo ông Hồ Trí Hùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, sở dĩ có quy định này bởi có 3 lý do: Thứ nhất, loại quan tài lắp kính này chỉ mới xuất hiện khoảng chục năm và không phải truyền thống của người Việt. Thứ hai, ông cho rằng, việc nhìn vào thi thể có thể đã để mấy ngày sẽ làm ảnh hưởng môi trường, sức khỏe của người đến dự đám tang. Cuối cùng, việc lắp kính có thể gây đổ vỡ, rơi xuống người đã mất. Theo ông quan sát thì đa phần người đến viếng cũng chỉ nhìn lướt qua quan tài, vì vậy để kính là không cần thiết".

Theo tôi nên để khung kính. Xin dẫn chứng cái lợi thiết thực của việc làm này:

Đã lâu lăm rồi, tôi không còn nhớ cụ thể năm nào, đó là đám tang cụ Tô Quang Đẩu, cựu thứ trưởng Bô Nội vụ (nay là Bộ LĐ-TB-XH). Linh cữu cuả cụ đương quàn tại trụ sở của Bộ ở đường Ngô Quyền - Hà Nội.  Mọi người đến viếng đều đi qua cúi nhìn khuôn mặt cụ lần cuối cùng.

Có lẽ cụ là bạn chiến đấu lâu năm với cụ Đỗ Mười, nên khi đến nhin người đồng chí  của mình lần cuối cùng, cụ Đỗ Mười xúc động dừng lại khá lậu. Rồi  đột nhiên quay lại nói lớn với mọi người "Không phải Tô Quang Đẩu ? Không phải Tô Quang Đẩu". 

Mọi người ngơ ngác nhìn nhau, trong đó có cả con  cháu người quá cố. Ban tổ chức lập tức mở nắp quan tài để nhận diện. Sự việc đúng như cụ Đỗ Mười phát hiện, không phải là thi hài cụ Tô Quang Đẩu mà là một người khác. Lập tức người phụ trách nhà xác bệnh viện Hữu nghị Việt Xô được gọi tới và họ đã công nhân sự nhầm lẫn. Thi hài cụ Tô Quang Đẩu vẫn còn ở nhà lạnh, còn đây là thi hài một cụ cán bộ lão thành  quê Thanh Hóa.

Cách đây gần chục năm một sự cố nhầm xác lại xảy ra ở bệnh viện Hữu Nghị. Lần này là sự nhầm lẫn một   cán bộ thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và một cán bộ  thuiộc Bộ Tài chính

Tôi thấy việc để ô kinh như lâu nay có nhiều ý nghĩa tốt nên duy trì. Mong điều 4 Nghị định 10 nên được điều chỉnh lại cho phù hợp.

Nhà báo Trần Quang Thành
Trí Nhân Media

========

Sao mà na ná BIẾN CHỨNG TÂM THẦN ?
Ra quy định: KHÔNG ĐƯỢC NHÌN MẶT NGƯỜI ĐÃ KHUẤT (!?)                   

(GS. Trần Hữu Dũng comment: "Trong lúc người dân không muốn nhìn mặt nhiều người còn sống thì Bộ VH-TT-DL lại cấm nhìn mặt người đã chết! Thật là đi ngược trào lưu của "nhân loại tiến bộ" (Xin lỗi, dạo này đang làm Từ Điển nên cũng bị ảnh hưởng!). 

         Thiết tưởng quy định là phải mang tính bao quát chung, theo một khung cơ bản. Thế nhưng, các quy định ban hành thời gian gần đây lại ngày càng chi tiết, ràng buộc tính linh hoạt, thậm chí, cấm cả những việc thuộc về tình cảm thiêng liêng của mỗi gia đình, mà Quy định chung của Nghị định 105, điều 4 về tổ chức tang lễ của Bộ VH-TT&DL mới công bố, là một ví dụ cụ thể.

Chắc phải đi lùi để khỏi vi phạm Quy định 
Nếu quan tài pha lê được các chú lùn thay bằng gỗ đóng đinh thì hoàng tử của Nàng Bạch Tuyết chẳng còn cơ hội nào. May mà hồi anh em nhà Grim còn sống chưa có ...điều 4, nghị định 105.

Trong quy định này ghi rằng: Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài. Theo ông Hồ Trí Hùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức -Cán bộ, sở dĩ có quy định này bởi có 3 lý do: Thứ nhất, loại quan tài lắp kính này chỉ mới xuất hiện khoảng chục năm và không phải truyền thống của người Việt. Thứ hai, ông cho rằng, việc nhìn vào thi thể có thể đã để mấy ngày sẽ làm ảnh hưởng môi trường, sức khỏe của người đến dự đám tang. Cuối cùng, việc lắp kính có thể gây đổ vỡ, rơi xuống người đã mất. Theo ông quan sát thì đa phần người đến viếng cũng chỉ nhìn lướt qua quan tài, vì vậy để kính là không cần thiết.

Với những lý do và cách giải thích trên chắc hẳn sẽ khiến nhiều người… phì cười vì nhìn hay không nhìn mặt người đã khuất là quyền riêng của mỗi người. Trong khi có một số gia đình không làm ô kính, họ còn để mở nguyên nắp quan tài thì sao, còn việc sợ ô nhiễm môi trường thì đã có cơ quan y tế giám sát và có biện pháp tức thời ngay tại nhà tang lễ. Chuyện lo kính vỡ cũng quá thừa, bởi hơn ai hết, người nhà của người đã mất còn lo hơn các vị.

Tóm lại, càng phân tích càng thấy quy định và cách lý giải tủn mủn, chi tiết, vụn vặt và duy ý chí. Trong khi điều dân mong đợi ở các Nghị định, quy định đưa ra phải là bộ khung vững chắc, làm tốt hơn cho cuộc sống, người dân chỉ việc dựa vào đó mà thực hiện linh hoạt với thực tế ra sao là tùy hoàn cảnh, có thế dân mới muốn làm theo. 

Đằng này với hàng loạt quy định cấm như đám cưới 50 mâm, không được biếu quà cấp trên vào dịp Tết và giờ đến Nghị định này khiến người dân không khỏi thắc mắc về cách nghĩ của một số công chức. Thử hỏi có ai muốn nhìn mặt người xa lạ đã chết để làm gì!

Toàn Phong
(SMO/Viet-studies)
-----------------------
> Báo Thanh niên cũng thấy Quy định của Bộ VH-TT-DL thật là lố bịch:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130106/khong-dung-cua-kinh-quan-tai.aspx




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét