09/01/2013
Joel Brinkley |
ĐÀ NẴNG, Việt Nam – Sự bí ẩn đang bao phủ nơi này.
Tại Trung Đông, châu Phi, Nga, một số các nước châu Âu – thậm
chí ngay cả Hoa Kỳ – hàng nghìn công dân giận dữ đã nổi lên thách thức chính phủ
của họ trong vòng hai năm vừa qua. Trong nhiều trường hợp, họ đã lật đổ cả những
kẻ độc tài ra khỏi chính quyền.
Nhưng tại châu Á – một số quốc gia độc tài nhất trên thế giới
– thì chúng ta chưa thấy việc này xảy ra. Tuy nhiên, Việt Nam có thể là trở
thành một nước gương mẫu cho các nước châu Á khác. Cuối tháng trước, chính quyền
cộng sản đã bắt Lê Quốc Quân, một luật sư bất đồng chính kiến nổi tiếng có
nhiều bài viết trên trang blog chống chính phủ.
Vụ bắt giam luật sư Lê Quốc Quân là sự kiến mới nhất trong một
loạt vụ bắt giữ những người bất đồng chính kiến. Mùa thu vừa qua chính quyền
cũng đã kết án ba blogger [blogger Điếu Cày–Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần,
AnhbaSG–Phan Thanh Hải] từ bốn đến mười hai năm tù giam với cáo buộc “tuyên
truyền chống nhà nước”. Đó là một hiện tượng tương đối mới tại đây.
Ngay cả ở Miến Điện, nơi mà giới lãnh đạo đang từng bước cẩn
thận chuyển đổi nước này sang một xã hội dân chủ, cởi mở hơn – động lực chính
cho sự thay đổi tất nhiên bao gồm cả lợi ích riêng của chính quyền – lý do chủ
yếu là nhằm tách nền kinh tế mà phần lớn lâu nay bị phụ thuộc vào Trung Quốc.
Các chuyên gia trong khu vực cho biết một loạt các giải
thích đối với sự bất thường này – bao gồm cả văn hóa, tôn giáo, kinh tế … nhưng
tất cả đều có vẻ những điều này không phải là duy nhất. Và những vụ bắt bớ đột
ngột gần đây tại Việt Nam có thể không có gì hơn ngoài một vài người bất đồng
chính kiến đơn lẻ lên tiếng thách thức chính quyền, tương tự như ở Trung Quốc.
Vẫn còn quá sớm để biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, Việt Nam lại khác các nước láng giềng lân cận. Bước
ra từ Trung Quốc, trước đây là một tỉnh phía bắc cho đến khi giành được độc lập
từ năm 938 sau C.N., Việt Nam đã phải đấu tranh liên tục để tồn tại. Vương quốc
Khmer thuộc Campuchia đã chiếm phía nam Việt Nam ngay sau khi Trung Quốc rút khỏi
nước này. Trung Quốc đã xâm chiếm Việt Nam tổng cộng 17 lần, và gần đây nhất là
vào năm 1979. Trong khi đó, Pháp chiếm đóng Việt Nam trong sáu thập kỷ liên tục,
tiếp theo là Nhật Bản trong thời gian Đệ nhị Thế chiến. Sau đó, như chúng ta đã
biết, là chiến tranh Việt Nam [giữa hai miền].
Nhìn vào di tích lịch sử thì Việt Nam trưng ra những điểm đặc
trưng của riêng họ từ tranh ảnh, trụ gạch, bạn sẽ sẽ thấy một dân tộc hiếu chiến
cầm gươm, bắn tên, bắn ná – giết chết kẻ thù đa dạng của họ. Những điều đó đã lập
nên số phận của quốc gia trong một thiên niên kỷ qua, giúp hình thành những đặc
điểm của họ.
Vì vậy, phải chăng điều này là một nghịch lý khi một dân tộc
bị thống trị và và bị lạm dụng bởi các lực lượng xâm lược và chiếm đóng gần như
toàn bộ cả nền lịch sử bây giờ lại phẫn nộ trước một chính phủ tham nhũng mà
đôi khi còn bị trấn áp?
Một quy tắc gần như không thay đổi đối với các cuộc tranh luận
như thế này. Nhiều thay đổi đáng kể đã diễn ra đối trên phương diện xã hội ở nước
độc tài này từ khi nền kinh tế bắt đầu phát triển và hội nhập. Khi mọi người trở
nên thịnh vượng hơn, với du lịch, truyền hình, Internet, phương tiện truyền
thông xã hội, họ bắt đầu hiểu rõ hơn về phần còn lại của thế giới sống như nào
và những gì họ đang thiếu sót. Đó là khi mọi người bắt đầu tỏ ra không hài
lòng. Và đó là những gì đang xảy ra tại đây.
Khi đến thành phố Hồ Chí Minh (cho đến này tên Sài Gòn vẫn
còn rất phổ biến) bạn sẽ thấy hàng chục cửa hàng cao cấp của phương Tây – như
Dior, Piaget, Louis Vuitton. Vào ngày 3 tháng Một vừa qua, hãng cà phê
Starbucks thông báo sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại ở Sài Gòn trong thời gian sắp tới
đây. Phần lớn các cửa hàng kinh doanh bán lẻ mới theo phong cách phương Tây đều
dành cho ngành công nghiệp du lịch – nơi thu hút hơn 6 triệu du khách mỗi năm.
Nhưng tất cả điều đó cũng đã giúp mang lại nhiều công ăn việc làm và sự thịnh
vượng hơn cho Việt Nam, một trong những quốc gia có số người học thức cao nhất ở
Châu Á.
Chính phủ độc tài bảo thủ tại đây hầu như không cho phép nảy
sinh những bất đồng chính kiến trong công chúng, tuy nhiên so với các nước
láng giềng thì Việt Nam vẫn còn lỏng lẻo hơn. Bạn không thể viết blog, tổ chức
các cuộc biểu tình công khai hoặc phát biểu những ý kiến có nội dung chống
chính quyền. Báo chí tại đây không được tự do hoạt động. Nhưng mặt khác thì
chính phủ phần lớn không để mặc gì đến các công dân của họ. Và những người đầy
tham vọng này đã tích cực phát triển nhằm đạt được sự thịnh vượng, giống như những
người họ hàng của họ ở phía Trung Quốc.
Các chi phí y tế và giáo dục ở Việt Nam hiện đang ở mức cao
nhất trong khu vực. Hầu như tất cả người dân đều biết chữ tại đây. Bảy mươi phần
trăm dân số ở Việt Nam vẫn sống ở những vùng nông thôn, trồng lúa, nhưng hàng
năm có tỷ lệ khoảng 3% thanh niên nông thôn di chuyển lên các thành phố, chủ yếu
là Sài Gòn, để tìm kiếm việc làm tốt hơn.
Trớ trêu thay, Hoa Kỳ lại là một người bạn tốt nhất của Việt
Nam – chủ yếu là nhằm đối trọng lại với kẻ thù lịch sử và hiện tại của Việt Nam
ở phía bắc, Trung Quốc. Về mặt này, Hà Nội cũng bắt đầu kết bạn với Nhật Bản,
Nga, Indonesia, Đài Loan và những nước khác – và dần dần hiểu ra rằng thông qua
liên minh, chứ không phải chiến tranh, là cách hiệu quả nhất để tiếp tục tiến
lên như ngày hôm nay.
Theo quan điểm của tôi, đây là một quốc gia cần theo dõi và
có lẽ, một ngày không xa, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia đáng để chiêm ngưỡng.
*Joel Brinkley, giáo sư báo chí tại Đại học Stanford, từng
đoạt giải Pulitzer và là cựu phóng viên nước ngoài cho tờ New York Times.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét