25-01-2013
Thật
ra cái thứ “văn hóa hòa cả làng” không chỉ có trong một phạm vi nhỏ hẹp mà lâu
nay nó đã lan tràn trong nhiều mặt của đời sống xã hội.
Thí dụ như một nghị định
được ban hành nhưng người dân không thi hành được, nghị định làm ra rồi để đó
coi như hòa cả làng. Thí dụ cụ thể hơn như quy định xử phạt hành chánh đối với
cá nhân, gia đình đổ rác không đúng nơi quy định, UBND các cấp có nhiệm vụ bắt
giữ chó mèo chạy rông, không sử dụng điện thoại nơi cây xăng, quy định về ai được
quyền dừng xe khi đi trên đường cũng đang khiến người dân “bối rối cành hoa” giữa
thông tư và lời giải thích trái ngược.
Thông tư 45 quy định chỉ lực lượng CSGT
đeo “thẻ xanh” mới được phép dừng xe xử phạt, nhưng mới đây ông Trần Sơn Hà, Cục
phó Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt cho biết “không chỉ cảnh sát
giao thông làm nhiệm vụ tuần tra mà Luật Giao thông đường bộ quy định, nhiều lực
lượng khác cũng được làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông, trong đó có cả
cảnh sát trật tự, cơ động”…
Dân đành thua, đành hiểu theo cái kiểu “sáng đúng,
chiều sai, mai lại đúng”.
Huề cả làng! (Người Bắc nói là “hòa”, người miền Nam
nói là “huề”, bạn nói sao cũng được).
Và
mới nhất, “vui nhất” là Thông tư 30 của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 20-1 quy định
tất cả người bán hàng, người sản xuất tại cơ sở dịch vụ ăn uống (quán ăn trong
nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng…), người bán thực phẩm đường phố đều phải
khám sức khỏe, có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe, được huấn luyện kiến
thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và có giấy chứng nhận đã được “tập huấn”, có
đủ nước sạch, có bàn cao, khu chế biến đồ ăn sống và chín riêng, có hóa đơn chứng
từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu… mới được coi là đủ điều kiện kinh
doanh thực phẩm...
Thông tư này đang bị phản đối dữ dội, nhất là mấy bà bán hàng rong từ Nam chí Bắc
la làng, nếu thực hiện coi như bóp chết hết những người bán hàng rong. Thậm chí
hầu hết những dân bán hàng rong còn chưa hề biết có cái luật này nên cứ “vô tư”
bày hàng. Một bà bán bún chả bên hè phố, một hàng cơm bình dân, một chị bàn
xoài cóc trên hè phố phải đi khám sức khỏe, phải đi “tập huấn” tức là đi học tập,
phải chứng minh nguồn gốc hàng hóa và phải có hóa đơn… đúng là chuyện khôi hài.
Có thực hiện cũng như không.
Dân bán hàng rong chết chẹt |
Những quy định và Thông tư này được người dân gọi là những quy định cho vui vì
sự khó thực hiện và không thể thực hiện được, không gọi là “hòa cả làng” thì gọi
là gì?
Hòa từ phường xã, lúc nào chết biết liền
Một thí dụ khác là những buổi họp lên họp xuống ở nhiều cơ quan đoàn thể chỉ là
họp cho vui, họp vì… phải họp chứ chẳng mang lại kết quả gì.. Nhất là lâu lâu
các ông các bà ở các tổ dân phố cũng họp hành, có ý kiến ý cò rồi cũng để đó. Bằng
cớ chung cư tôi đang ở, thủng những lỗ to tướng, nhiều vết nứt trên đầu lối đi
trên hành lang, thỉnh thoảng có một chấn động hoặc một cơn gió mạnh là từng mảnh
vữa lớn rớt xuống ầm ầm. Đó là nơi người dân qua lại thường xuyên, trẻ con chạy
nhảy hàng ngày. Tai nạn xảy ra có mà trời cứu. Thế nhưng phản ảnh ở tổ, ở phường,
ra cả Ủy Ban Nhân Dân Phường kêu cứu, Phường chỉ hứa hươu hứa vượn “sẽ xuống kiểm
tra”, nhưng rồi mấy năm nay vẫn chẳng ai thèm ngó tới, thế là hòa cả làng. Dân
cũng chẳng thèm phản ảnh làm gì cho mệt. Lúc nào chết biết liền!
Rất nhiều vấn đề như thế nên cái thứ “văn hóa hòa cả làng” đến nay đã thành
quen thuộc với người dân.
Hòa… cả nước
Trong bài trả lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời Thông tấn xã Việt
Nam nhân dịp Xuân Quý Tỵ 2013 cũng đã nhắc đến thứ văn hóa này. Xin nêu nguyên
văn lời ông Nguyễn Phú Trọng:
“Sau gần một năm triển khai, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã được tiến
hành từ cấp lãnh đạo cao nhất của đảng đến từng đảng viên, trở thành đợt sinh
hoạt chính trị đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, dư luận vẫn còn không ít băn
khoăn cho rằng bước kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua như “hòa cả
làng,” chẳng biết bộ phận không nhỏ (tham nhũng, biến chất...) nằm ở đâu, thậm
chí có tâm tư, tâm trạng chưa hài lòng, cho rằng “không thành công” vì không kỷ
luật được ai…”
Đó là cái nhìn đúng tổng quát vể bản chất sự việc. Nhưng từ đâu phát sinh ra
tâm trạng này? Bởi thực tế qua đợt “phê bình và tự phê bình” trên diễn đàn Quốc
Hội chưa mang lại kết quả cụ thể nào cho người dân tin tưởng. Rồi gần đây nhất
TP Hà Nội, một thành phố thủ đô có thể gọi là bộ mặt của cả nước, vừa tổ chức lấy
phiếu tín nhiệm đối với 20 lãnh đạo chủ chốt của thành phố cũng lại có kết quả
không một ai bị đánh giá yếu kém và cũng không ông bà nào được chọn là xuất sắc
100%. Thế thì cũng coi như “huề cả láng ”.
Kế hoạch sắp tới HN sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các cấp tiếp theo. Cụ thể là
lấy phiếu tín nhiệm đối với giám đốc, phó giám đốc của 7 sở: Nội vụ, Quy hoạch
Kiến trúc, Kế hoạch đầu tư, Tài nguyên Môi trường , Xây dựng, Lao Động Thương
Binh Xã Hội, Công an TP. Noi gương đàn anh, các tỉnh thành khác cũng sẽ tổ chức
lấy phiếu tín nhiệm. Chắc tin vui sẽ lại dồn dập trên các phương tiện thông tin
đại chúng vì sẽ vẫn không ai bị đánh giá yếu kém.
Đúng là sẽ tiến tới “hòa cả
nước”!
Ông Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang trong buổi tiếp xúc với cử tri Q.1, Q.3, Q.4
ngày 15-12-2012 đã nói: “Coi chừng sẽ có tình trạng chạy phiếu tức là vận động
phiếu, mà vận động ở đây là vận động nháy nháy, móc ngoặc với nhau, được anh được
tôi. Đó là chuyện không lành mạnh”.
Ông bà nào cũng bỏ phiếu theo cái kiểu “có đi có lại mới toại lòng nhau”. Hai
ta cùng “tín nhiệm nhau” là huề cả làng. Đây là một kiểu chạy chọt riêng lẻ
chưa nói đến nghệ thuật chạy phe nhóm.
Lại đến nghệ thuật “chạy đêm chạy hôm”
Cái sự chạy chọt ở VN từ việc nhỏ đế việc lớn đã thành thói quen. Làm gì, ở
đâu, từ tòa nhà lập pháp đến con buôn đầu đường đều biết “nghệ thuật chạy”.
Ngay từ khi quốc hội VN còn chưa họp bàn về bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do
Quốc hội bầu và phê chuẩn, ông đại biểu Trần Xuân Hòa đã tỏ ra hoài nghi và lo
lắng. Đó là mối lo “chạy đêm, chạy hôm”. Bởi Quốc hội, cơ quan duy nhất có quyền
lập hiến và lập pháp, cơ quan đại biểu cao nhất của dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của dân mà cũng “chạy đêm chạy
hôm” thì quả là đáng lo cho vận mệnh của cả dân tộc.
Từ đó, sau khi có kết quả ở hai kỳ họp như vừa đề cập đến ở trên, không có bất
cứ ông bà nào bị “sứt mẻ một tí uy tín” nào, không có ông bà nào bị đụng đến sợi
lông chân, dĩ nhiên người dân có quyền đặt câu hỏi “có sự chạy đêm chạy hôm”
nào ở chốn “thâm nghiêm” đó không?
Văn hóa hòa cả làng dưới cái nhìn của người dân
Xìn mời bạn đọc lắng nghe dư luận của người dân trên hầu hết các trang báo tại
VN.
- Bạn Đinh Việt cho rằng có bàn luận cũng chỉ để vui mà thôi:
“ Sau Hà Nội, các tỉnh thành khác tiến hành lấy phiếu tín nhiệm... chắc cũng sẽ
cho kết quả như thế. Nhiều bạn thắc mắc rằng Hà Nội còn nhiều yếu kém, nhiều chỉ
tiêu còn thua kém các địa phương. Nhất là trong lĩnh vực văn hóa, mặc dù là
trung tâm văn hóa của cả nước…Vậy thì việc đánh giá cán bộ chủ chốt như thế đã
chính xác chưa???…Chúng ta cần cùng nhau tìm câu trả lời cho thắc mắc khá thú vị
này nhé (dù biết cũng… chỉ để bàn tròn bình luận với nhau cho… vui là chính).
- Bạn Hero Dung: trananhdung@gmail.com nêu thắc mắc:
“Cán bộ tốt vậy sao Hà Nội (HN) vẫn bị phản ánh là nơi phức tạp về nhiều mặt
như văn hóa, xã hội, giao thông, ý thức của người dân ... vân vân và vân
vân.... HN là nơi thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên trên cả nước, nhưng
hình như làm chỉ mới trên danh nghĩa thì phải???”
- Bạn Nguyen: langtuxaque2_0_3@yahoo.com nêu một thực trạng ở cơ quan mình:
“Cần xem người đánh giá là ai. Theo tôi, người đó phải là nhân nhân HN mới đúng
được, chứ còn mấy vị làm trong cơ quan đó tự đánh giá nhau thì khó chính xác lắm.
Ví dụ như ở cơ quan tôi cuối năm cũng có mục đánh giá lãnh đạo theo 4 tiêu chí:
Hoàn Thành Xuất Sắc, Hoàn Thành Tốt, Hoàn Thành Nhiệm Vụ, Không hoàn thành nhiệm
vụ. Mình đã miễn cưỡng đánh giá sếp ở mức Hoàn Thành Tốt nhiệm vụ, nhưng đến
khi nộp cho trưởng phòng thì bị ăn mắng và bị bắt phải đánh giá lại ở mức cao
nhất là Hoàn Thành Xuất Sắc .... Nên mình nghĩ nếu cứ đánh giá kiểu này thì
khác gì làm cho có thôi”
- Bạn Hoàng Trung hoangtrungdn@gmail.com so sánh rất gọn gàng:
“Haizzz.... Cái này giống học sinh đỗ tốt nghiệp 100%....1 con số quá đẹp....”
- Bạn có địa chỉ - nguyenduong79@gmail.com nói đến lòng tin
“Theo tôi, nói chung nếu muốn có được sự đánh giá tốt nhất thì nên lấy ý kiến
dân chúng công khai, chứ lấy ý kiến của mấy người bỏ phiếu với nhau thì có đố
ai dám bỏ phiếu đánh giá lãnh đạo mình yếu kém đây???? Những người dám nói thì
chắc phải đợi... nghỉ hưu may ra mới nói, chứ còn đương chức thì... Vì thế nên
tôi nghĩ rằng có lẽ cũng không nên làm kiểu hình thức nữa, vì không thể hiện được
thực chất đâu, mà dân lại thêm mất lòng tin thôi.....”
- Bạn nakaijiro@yahoo.com: biết rồi, khổ lắm:
“Tôi nghĩ, không bỏ phiếu thì người dân cũng biết kết quả rồi: Tất cả đều hoàn
thành nhiệm vụ...Nếu có sai sót nhỏ gì sẽ rút kinh nghiệm.... Thế thì nên chẳng
phải tổ chức bỏ phiếu???”.
- Bạn Ni: traitrungthuc87@yahoo.com.vn liên tưởng tới các loại “bệnh” khác:
“Có được những con số đẹp, nhất là về chất lượng cán bộ thì lẽ ra hơn ai hết mọi
cư dân Thủ đô phải vui mừng và tự hào mới đúng. Nhưng khi so sánh với thực tế
còn biết bao điều khiến dân chưa thể hài lòng, thì xem ra con số đẹp lại chưa
thể được dân tin. Nhất là tác phong làm việc không chỉ của riêng đội ngũ cán bộ
Hà Nội mà là trên cả nước nói chung vẫn “hành là chính”, rồi mới đây nhất là những
thông tin chẳng lấy gì làm “đẹp” về con số “100 triệu chạy công chức”… Vậy nên
có thể nói là tâm lý dị ứng với những con số đẹp vẫn chưa thể được xóa bỏ trong
một sớm một chiều trong rất nhiều người dân. Hơn thế nữa, số đẹp quá lại càng dễ
đẩy sang những liên tưởng vu vơ tới… “bệnh thành tích”, “bệnh hình thức”...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét