Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA TỔ CHỨC ARTICLE 19

Article 19
10-01-2013

Article-19 "Article 19 kêu gọi chính quyền Việt Nam phải chấm dứt việc sử dụng các chiến thuật đe dọa nặng tay và sử dụng tùy tiện các điều luật mơ hồ đế bịt miệng người dân”

Ngày 09/1/2013 - Bản án dành cho 13 nhà hoạt động ủng hộ dân chủ là một sự lạm dụng các quyền cơ bản.

Tổ chức Article 19 lên án việc giam giữ đối với 13 nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam và kêu gọi nhà chức trách thả những người này ngay lập tức. Những nhà hoạt động dân chủ này bị cáo buộc “tham gia các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều luật 79 của Bộ Luât Hình Sự Việt Nam.

Những hoạt động mà nhóm này bị cáo buộc phạm pháp bao gồm việc viết bài thể hiện chính kiến chỉ trích chính quyền và phát tán chúng thông qua internet, đồng thời tham gia và khuyến khích biểu tình ôn hòa.

Tổ chức Article 19 cho rằng những hoạt động đó không thể xem là phạm pháp.  Các nhà chức trách Việt Nam đã phớt lờ những quyền con người cơ bản, và các bản án này không phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế về quyền tự do bày tỏ chính kiến.

Bà Agnes Callamard, Giám đốc điều hành tổ chức Article 19 nói: ” Mười ba người hiện đang đứng sau vành móng ngựa không làm gì vượt quá việc bày tỏ sự quan tâm chính trị một cách chính đáng của họ. Họ đã bị ngăn cản việc chia sẻ quan điểm trên mạng về những sự việc quan trọng của cộng đồn, cũng như việc tham gia biểu tình ôn hòa. Những việc đấy không thể bị xem là phạm pháp. Dường như việc vi phạm pháp luật thật sự ở đây chính là việc vi phạm một cách thô bạo của chính quyền đối với những quyền cơ bản, bao gồm quyền được bày tỏ chính kiến”.

Bà cũng nói thêm rằng: ” Đây là một vết nhơ khác mà Việt Nam tiếp tục bôi bẩn trên bản  báo cáo nhân quyền. Đây cũng là một phần của xu hướng ngày càng lớn hơn trong việc bịt miệng những tiếng nói đối lập và bảo thủ nguyên trạng đường lối của Đảng. Các nhà chức trách Việt Nam cần phải phóng thích những người này ngay lập tức.”

Mười bốn người có mặt ở phiên tòa phải đối mặt với cáo trạng xâm phạm an ninh quốc gia, trong một phiên xử lớn nhất từ trước đến nay đối với các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Việt Nam.

Nhóm bao gồm các blogger, các nhà báo tự do, và đa số bọn họ là giáo dân Công Giáo đã bị bắt từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2011 và bị giam giữ hơn một năm trước khi được đưa ra xét xử.

TUYÊN BỐ CHÍNH THỨC CỦA TỔ CHỨC ARTICLE 19 VÀO NGÀY 08.01.2012 :

Tổ chức Article 19 kêu gọi thả không điều kiện nhóm 14 nhà hoạt động nhân quyền đang bị xét xử tại Việt Nam. Nhóm bao gồm các bloggers, các nhà báo tự do, và đa phần trong số họ là giáo dân Công Giáo đã bị kết tội “tham gia các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Đây là phiên tòa lớn nhất trong các phiên tòa tương tự tại Việt nam, tất cả mười bốn nhà hoạt động đều bị đem ra xét xử cùng lúc. Nếu bị kết tội, họ sẽ đối mặt với hàng loạt hình phạt bao gồm án chung thân hoặc tử hình.

Các nhà chức trách đã kết tội những nhà hoạt động dân chủ này với điều 79 của Bộ luật Hình Sự Việt Nam, một điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia. Các hoạt động được cho là phạm pháp của nhóm bao gồm việc viết bài thể hiện chính kiến chỉ trích chính quyền và phát tán chúng thông qua internet, đồng thời tham gia và khuyến khích biểu tình ôn hòa.

Bà Agnes Callamard, Giám đốc điều hành tổ chức Article 19 nói: “Chúng tôi đã chứng kiến ​​sự lạm dụng liên tục các quyền con người cơ bản ở Việt Nam. Các nhà chức trách cần phải chấm dứt những điều bản báo cáo trước đó về họ và cho thấy rằng họ tôn trọng các quyền cơ bản, trong đó bao gồm quyền tự do phát biểu và tự do lập hội. Những chỉ trích chính trị, viết blog và biểu tình ôn hòa là những yếu tố quan trọng của một xã hội lành mạnh và cần tương ứng với sự khuyến khích, biểu dương. Thật là một sự sỉ nhục khi chính quyền Việt Nam đáp trả lại những hoạt động này bằng sự trừng phạt gây sốc và không thỏa đáng như vậy”.

Chính quyền cần phải chấm dứt việc sách nhiễu và đe dọa có hệ thống đối với những người dám lên tiếng chỉ trích chính quyền và hạn chế việc sử dụng pháp luật như là một vũ khí để đàn áp và bịt miệng người dân Việt Nam”, bà nói thêm.

Article 19 cũng lưu ý rằng kể từ tháng 7 năm 2011, chính quyền Việt Nam đã tiến hành một đợt trấn áp mới nhắm riêng đến các nhà hoạt động Công giáo. Mười hai trong số những người bị xử là người dân Công giáo và đến từ Giáo phận Vinh, một giáo phận Công giáo ở Việt Nam đã liên tục bị các cơ quan có thẩm quyền quấy rối và giám sát.


Trong số 14 người bảo vệ nhân quyền, ba người bị buộc tội là “tổ chức, xúi giục, và là những người tham gia hoạt động tích cực” theo quy định tại khoản 1 Điều 79, và đang phải đối mặt với mức án 12 đến 20 năm tù, tù chung thân, hoặc tử hình:

Paulus Lê Sơn là một blogger (paulusleson.wordpress.com) và là một cây bút của trang Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam (http://www.chuacuuthe.com). Anh cũng là một nhà tổ chức cộng đồng năng động, tập trung vào các vấn đề như HIV và giáo dục công cộng.

Hồ Đức Hòa là một nhà tổ chức cộng đồng và một cộng tác viên của Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

Đặng Xuân Diệu là một kỹ sư và nhà tổ chức cộng đồng, hoạt động trong việc huy động tiếp cận giáo dục cho học sinh nghèo và hỗ trợ cho các nạn nhân thiên tai, những người tàn tật. Anh cũng là một nhà báo công dân viết bài cộng tác với Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

Mười một người bảo vệ nhân quyền bị buộc tội là “kẻ đồng lõa” theo quy định tại khoản 2 Điều 79, và đang phải đối mặt với mức án từ 5 đến 15 năm tù:

Nguyễn Đình Cương là một nhà hoạt động với nhóm Bảo vệ sự sống Gioan Phao-lô II. Anh cũng tham gia vào cuộc biểu tình phản đối chính phủ tịch thu đất của nhà thờ địa phương.

Nguyễn Văn Duyệt là Chủ tịch của Hiệp hội Người lao động Công giáo Vinh ở Hà Nội. Anh cũng đã tham dự các khóa học về báo chí công dân được tổ chức bởi Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và thường xuyên viết cho mạng lưới truyền thông, gần đây anh theo đuổi viết về vụ của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.

Nguyễn Văn Oai tham dự đào tạo báo chí công dân của Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và giúp tường thuật về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam trong mùa hè năm 2011.

Nông Hùng Anh là một sinh viên năm thứ tư trường Đại học Hà Nội, học ngành ngoại ngữ. Anh viết cho các blog nổi bật như www.boxitvn.net, một trang web phổ biến rộng rãi được thành lập bởi các nhà hoạt động môi trường và baokhongle.wordpress.com.

Nguyễn Xuân Anh là một người hướng dẫn võ thuật ở thành phố Vinh và đã lập gia đình, có hai con. Sau khi bị bắt, an ninh đã đến lục soát nhà của anh.

Hồ Văn Oanh trước đây bị giam giữ vào tháng 4 năm 2011 trong khi cố gắng để tham dự phiên tòa của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.

Thái Văn Dung đã bị bắt vì tham gia các khóa học báo chí công dân được tổ chức bởi Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

Trần Minh Nhật là một cây bút của Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Anh đã bị bắt tại Trường Đại học Ngoại ngữ và Công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh.

Đặng Ngọc Minh là một bà nội trợ và là mẹ của Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc (cả hai người cũng là bị cáo trong cùng một phiên tòa), và đã bị bắt vào tháng 8 năm 2011 vì tham gia hội thảo tập huấn.

Nguyễn Đặng Minh Mẫn cũng bị bắt vào tháng 8 năm 2011 vì tham gia hội thảo tập huấn.

Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc đã bị bắt vì tham gia hội thảo tập huấn.

Article 19 kêu gọi chính quyền phải hủy bỏ tất cả các cáo buộc chống lại các nhà hoạt động và đòi phóng thích họ ngay lập tức.

Hơn nữa, Article 19 kêu gọi chính quyền Việt Nam phải chấm dứt việc sử dụng các chiến thuật đe dọa nặng tay và sử dụng tùy tiện các điều luật mơ hồ đế bịt miệng người dân”.

Bản dịch @ Defend the Defenders
Nguồn: Article 19 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét