17-01-013
Ngay lúc tình thế căng thẳng gia tăng giữa Trungcộng với Nhậtbản
do tranh chấp chủ quyền hải đảo tại Biển Hoa Đông. Ngày 15/01/2013, tờ China
Daily của đảng Cộngsản Trunghoa cho biết: “Trong Năm 2013, quân đội Nhân Dân
Trungquốc và Lực Lượng Công An Vũ Trang Nhân Dân Trungquốc phải tập trung vào mục
tiêu sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trong một trận đánh”.
Báo Bưu Điện
Hoa Nam buổi sáng - Hồngkông, ngày 15/01/13 thông tin:“Các quan chức quân giải
phóng nhân dân Trungquốc - PLA - tuyên bố, quân đội nước này đã chuẩn bị sẵn sàng
cho chiến tranh, trong bối cảnh căng thẳng với Nhậtbản do tranh chấp lãnh hải ở
biển Hoađông leo thang”. Phương hướng huấn luyện của Bộ Tổng Tham Mưu PLA được đưa
ra, chỉ một ngày, sau khi các lực lượng Phòng Vệ Nhậtbản tập trận chung với
Hoakỳ trên quy mô lớn ở ngoại ô Tokyo.
Cũng để nâng cao khả năng chiến đấu, Nhậtbản, hôm Chủ Nhật 13/01/13, đã tiến hành cuộc tập trận với mục đích rõ ràng là củng cố khả năng phòng vệ cho một quần đảo hiện có tranh chấp chủ quyền với Trungcộng trên biển Hoa Đông. Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật, Itsunori Onodera cho biết: “Nước Nhật cần phải nâng tầm chiến thuật quân sự trong bối cảnh có tranh chấp với Trungquốc”.
Cũng để nâng cao khả năng chiến đấu, Nhậtbản, hôm Chủ Nhật 13/01/13, đã tiến hành cuộc tập trận với mục đích rõ ràng là củng cố khả năng phòng vệ cho một quần đảo hiện có tranh chấp chủ quyền với Trungcộng trên biển Hoa Đông. Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật, Itsunori Onodera cho biết: “Nước Nhật cần phải nâng tầm chiến thuật quân sự trong bối cảnh có tranh chấp với Trungquốc”.
Tham gia cuộc tập trận này về phía Mỹ có máy bay tiêm kích FA – 18 và 90 binh sĩ,
về phiá Nhật có 4 chiến đấu cơ F – 4 và
một số quân không được xác định. Tân chính phủ Dân Chủ Tự Do Nhật Bản của thủ tướng
Shinzo Abe, được bầu vào ngày 26/12/2012, một nhân vật nổi tiếng có chính sách
ngoại giao cứng rắn, đã tỏ quyết tâm không nhượng bộ Trungcộng trên vấn đề chủ
quyền quần đảo Senkaku.
Chính phủ Nhật dự tính sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên
hơn 1 tỷ Mỹkim, từ mức năm ngoài là 52,3 tỷ Mỹ kim. Đồng thời chủ trương sửa đổi
Hiến Pháp để nâng vai trò Phòng Vệ thành Quốc Phòng có quân đội tham gia tác
chiến. Về đối ngoại, ngoài việc gia tăng quan hệ Liên Minh Nhật - Mỹ - Úc - Ấn,
chính phũ Shinzo Abe đặt ưu tiên hợp tác toàn diện với khối ASEAN. Bộ trưởng tài
chánh Nhật, Taro Aso thăm Miến Điện. Tiếp đó ngoại trưởng Nhật, Fumio Kishida đi
thăm Philippines, Nhật hứa giúp cho nước này 10 tàu tuần dương hạm, sau đó thăm
Malysia, Singapore và Úc. Ông Abe dự định
trước tiên thăm Mỹ, nhưng chuyến đi bị hoãn, vì lịch trình làm việc dầy đặc của
tổng thống Obama. (Hay đây là sự kín đáo phân công giữa Mỹ và Nhật) Nên thủ tướng
Abe đã chọn ngày 16 - 17/01/2013 thăm Việtnam, nhân kỷ niệm 40 năm bang giao,
trước khi sang Tháilan, cuối cùng là Indonesia. Ngày 8/01/13, thủ tướng Nhật,
Shinzo Abe đã có buổi nói chuyện qua điện thoại với Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng
Việtcộng.
Xem vậy Việtnam là điểm được đặc biệt quan tâm của Tân Chính
Phủ Nhật. Phải chăng? Vì, Việtcông gia tăng đàn áp những người đối lập ôn hòa. Mỹ
đã hoãn cuộc Đối Thoại Nhân Quyền. Chỉ còn tiếp tục duy trì đối thoại Quốc Phòng.
Gần đây Việtcộng ngả nhiều về phía Trungcộng, đã để cho giới chức Việtcộng công
khai lên tiếng “Biết ơn Trungcộng” kết án Mỹ là “Trời không dung, đất không tha”.
Nên Mỹ tạm thời để Nhậtbản, hiện là nước viện trợ và cho Việtnam vay tiền nhiều
nhất, có ưu thế lớn với Việtcộng, dễ thuyết phục được Việtcộng. Làm vơi đi nỗi
sợ “Diễn Biến Hoà Bình”do Mỹ chủ trương. Có đủ điều kiện và khả năng đại biểu
cho hệ thống Công Ty Đa Quốc Gia, trở thành vai trò trực diện đương đầu hệ thống
kinh tế độc hại của Trungcộng, dùng nền kỹ nghệ cao lấn vượt sự lệ thuộc của Việtcộng
vào Trungcộng.
Thực ra, trước đây, chính nền kinh tế kỹ thuật cao của Nhậtbản
đã tích cực góp sức cho Hoalục đẩy lui nền kinh tế cộng sản nông nghiệp và kỹ
nghệ lạc hậu tại Trungquốc, ngay từ ngày Đặng Tiểu Bình mở cửa đổi mới. Sau đó
mới tới Hoakỳ cho Trungcộng hưởng quy chế Thương Mại Bình Thường – PNTR, để được
gia nhập WTO.
Mới đây, nhân cuộc suy thoái kinh tế của Mỹ và Thế Giới năm 2008,
giới tài chánh quốc tế bỗng đề cao nền kinh tế Trungcộng đứng hàng thứ 2 sau
Hoakỳ. Để rồi Trungcộng tự thấy họ là một siêu cường kinh tế, tăng cường sức mạnh
quân sự, nhằm tranh thắng với Hoakỳ.
Bước đầu là họ dùng sức mạnh quân sự, hung
hăng bắt nạt các nước láng giềng Phương Nam, đòi làm chủ 80% diện tích Biển Đông.
Khiến cho các nước Đông Nam Á phải trông vào Mỹ với kế hoạch chuyễn trục chiến
lược toàn cầu của Mỹ sang Á châu – Thái Bình Dương. Riêng Nhậtbản chính phủ Dân
Chủ của thủ tướng Naoto Kan đành phải theo xuôi Mỹ. Nhưng vẫn giữ liên hệ giao
thương thuận hảo với Trungcộng. Trong khi đó Trungcộng muốn loại Đồng Mỹkim, dùng
Đồng Nguyên – Nhân Dân Tệ, để trực tiếp giao hoán khắp Á châu. Nên Trungcộng đã
thỏa thuận với chính phủ Dân Chủ Nhật của thủ tướng Yoshihiko Noda vào ngày
01/06/2012, Tầu và Nhật cho phép giao dịch trực tiếp Nhân Dân Tệ của Tầu và Đồng
Yên của Nhật, trong một động tác thúc đẩy thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất
châu Á. Điều này có nghĩa là 2 nước sẽ không sử dụng Đồng Đôla Mỹ làm trung
gian giao dịch nữa. Nếu hai nền kinh tế đứng thứ 2, thứ 3 trên thế giới không dùng
Mỹ kim làm trung gian giao hoán, thì đây là hành động hạ bệ vai trò “Toàn Thống
Tài Chánh Quốc Tế” hiện nay của Mỹ kim. Đây là vấn đề “Đại Kỵ” với Hoakỳ.
Thế nên chỉ 2 tháng sau, ngày 31/07/2012, Bộ quốc phòng Nhậtbản
bày tỏ; “Quan ngại về hoạt động của các chiến hạm Trungquốc ở Thái Bình Dương”.
“Trungquốc vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về tính minh bạch được mong đợi ở một
cường quốc có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, điều này có nghĩa là hải quân
Trungquốc sẽ hoạt động nhiều hơn ở các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông và sẽ thường
xuyên tiến ra Thái Bình Dương”.
Sau khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo Senkaku mà
Trungcộng gọi là Điếu Ngư, ngày 11/09/12 Tân Hoa Xã lên án việc mua quần đảo này
của chính phủ Nhật. Ngày 15/09/12 các cuộc biểu tình bài Nhật nổ ra khắp nơi.
Người biểu tình phong tỏa cơ quan ngoại giao và cơ sở kinh doanh của Nhật. Tinh
thần Dân Tộc cực đoan của người Tầu lên quá cao, dẫn tới bạo động.
Hiện có đến
2/3 dân Tầu tẩy chay hàng Nhật, trong lúc làn sóng bài Nhật ngày càng gia tăng.
Khiến cho Tập Cận Bình và Ban Lãnh Đạo mới của Trungcộng chưa dám đưa ra đối sách
mới. Vẫn phải chiều theo tâm lý người Tầu, tuyên dương chiến tranh, mà tự biết
không đủ sức đánh lại Mỹ. Vẫn phải để cho Cơ Quan Đo Đạc Bản Đồ và Thông Tin Địa
Chất Quốc Gia Trung Quốc – NASMG, phát hành bản đồ đánh dấu 130 đảo lớn nhỏ ở
Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư ở Hoa Đông đều thuộc chủ quyền của Trungcộng. Trungcộng
tự biến mình thành kẻ thù của Nhậtbản, Việtnam, Philippines, Brunei, Malaysia, Đài
Loan, Asean, cả Á châu và toàn thế giới. Đến đây, biết chắc rằng Đồng Đôla Mỹ vẫn
cả thắng ở Á châu, và sự “Chuyển Trục Chiến Lược của Hoakỳ” đúng là nhu cầu “Ngăn Bành Trướng Bắc Kinh” vừa
là sức mạnh bảo vệ Hoà Bình cho toàn vùng Á châu – Thái Bình Dương.
LÝ ĐẠI
NGUYÊN –
Little Saigòn 15/01/2013
Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét