Tri Nhân Media

SỬA ĐỔI & CẢI CÁCH: PHƯƠNG TIỆN CỦNG CỐ QUYỀN LỰC ĐỎ

Trí Nhân Media
11-01-2013

"Sửa đổi Hiến Pháp" là củ cà rốt, là miếng mồi mà lãnh đạo CSVN đã bao lần đem ra nhử nhân dân. Lần này không những đem củ cà rốt héo queo nhúm nhó nhử người dân trong nước, lãnh đạo còn "chài mồi" cả người dân nước ngoài để cùng "đóng góp" vào sự nghiệp củng cố quyền lực đỏ đang trên đà sụp đổ.

Kế hoạch "cà rốt cải cách" được thực hiện qua quả bóng thăm dò dư luận từ lâu. Đã có các trang mạng được dựng lên nhanh chóng để hướng dẫn người đọc qua các bài viết một cách rất ư là "dân chủ", và phủ dụ dân "bằng mồm". Ngoài ra "núm ruột ngàn dặm" cũng được nằm trong danh sách cần tranh thủ. Những nhân vật tên tuổi nhận chỉ thị đi nước ngoài với công tác liên lạc vận động các nhà đấu tranh dân chủ hải ngoại. 


Đàn anh Trung Quốc cũng có nhiều màn cải cách rất ngoạn mục. Sau đây là một bài viết về ý nghĩa của các cuộc "mạn đàm" cải cách tại Trung Quốc. Cải cách của CS thì cho dù ở Trung Quốc hay Việt Nam thì cũng mang mục tiêu tối thượng giống nhau: củng cố quyền lực đỏCàng cải cách, dân càng chết.

"Lý Khắc Cường gần đây nói "Cải cách là tiền thưởng lớn nhất". Các thứ tiền thưởng về cơ bản là được tận hưởng bởi các nhóm lợi ích bên trong Đảng. Thường dân chẳng được chia gì cả"

Mời bạn đọc cùng chia xẻ về "cà rốt cải cách" của CS để có một thái độ chọn lựa thích hợp cho tương lai đất nước.

================

Ý NGHĨA CỦA CUỘC MẠN ĐÀM "CẢI CÁCH" Ở TRUNG QUỐC

Li Jianfeng
24-12-2012   

Head of the Chinese Communist Party, Xi Jinping, attends the opening session of the 18th Party Congress on Nov. 8, in Beijing. While the CCP likes the benefits it gets from its reforms, it actually doesn’t really like reform. (Feng Li/Getty Images)
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dường như có một cuộc tình với cải cách, qua các việc thúc đẩy mà chính quyền đã làm trong 30 năm qua và qua những lời trôi ra qua đôi môi họ. Nhưng thực tế thì họ đều khiếp sợ cải cách.

Tân lãnh đạo Tập Cận Bình trong chuyến vi hành chính thức đầu tiên tháng này đã đi theo con đường mà nhà cải cách Đặng Tiểu Bình đi 20 năm trước. Đặng gây tiếng về việc mở cửa kinh tế với thị trường toàn cầu. Tập vừa đặt nhãn hiệu cho cải  cách là "sự thức tỉnh vĩ đại của lịch sử ĐCSTQ", và liên hệ điều này với "giấc mơ phục hưng" của Trung Quốc.

Trong quá khứ, ĐCSTQ từng so sánh cải cách với cuộc cách mạng nhằm giúp ĐCSTQ nắm quyền lực. Giờ đây ĐCSTQ nêu cao việc cải cách của nó lên tầm cao của một "sự thức tỉnh".

Dĩ nhiên, cải cách đâu thể là thức tỉnh. Đó cũng không thể có chuyện ĐCSTQ được thức tỉnh thông qua cải cách. Sự thực chính là ĐCSTQ giờ đang đối mặt với khủng hoảng về sống còn của nó.

Có vài lý do cho thấy tại sao ĐCSTQ coi trọng cải cách nhiều như vậy và giới thiệu nó ra như là một mục tiêu tối thượng.

Thứ nhất, cải cách từng một lần cứu sống ĐCSTQ. Cuộc cải cách đầu tiên bắt đầu 30 năm trước đây chống lại nền tảng chính sách bế quan tỏa cảng. Cuộc Cách mạng Văn hóa gần như gây ra sự sụp đổ của xã hội Trung Quốc. Sau các cái chết của Châu Đức (Zhu De), Chu Ân Lai (Zhou Enlai) và Mao Trạch Đông (Mao Zedong), ĐCSTQ đã gần như đối mặt với thảm họa. Trong cơn khốn cùng, ĐCSTQ đã sử dụng cải cách như là một chiến lược sống sót. Từ đó, cải cách bắt đầu từ nông thôn và sau đó lan rộng ra thành thị, kết quả là các thuật ngữ "kiểu Trung Quốc" và "đặc tính của người Trung Quốc". Người ta có thể nói rằng cải cách này đã cứu được ĐCSTQ.

Thứ hai, cải cách là một thứ thuận tiện để che dấu tất cả mọi tội ác khi mà việc phát triển trở thành nguyên lý chủ đạo.

ĐCSTQ đã liên tục "cải cách" trong hơn 30 năm qua, nhưng không hề tạo được một sự cải tiến dù là nhỏ nhất của sự chuyên chế của nó- có chăng chỉ là làm mạnh chuyên chế thêm. Nó đối lập với sự tự do dân chủ, sắp đặt vụ thảm sát sinh viên Thiên An Môn 1989, và đàn áp khốc liệt những người bảo vệ nhân quyền và các nhóm tinh thần như Pháp Luân Công. Thế mà ĐCSTQ hùng hồn tán dương và đề cao phong trào cải cách của nó và đã gói gọn lịch sử của nó như là một lịch sử của cải cách và mở cửa.

Ngày nay, nhiều người dân nghi ngờ sự cải cách của ĐCSTQ và xem nó như một điều huyễn hoặc ngụy tạo, nhưng họ lại thiếu sót nghiêm trọng về việc hiểu được các tội ác của ĐCSTQ.

Thứ ba, mạn đàm về cải cách của ĐCSTQ ngầm phá hoại niềm tin của công chúng.

Cải cách của ĐCSTQ chỉ đơn thuần hạn cuộc trong cải cách kinh tế. Bởi vì ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ các nhu yếu vật cần thiết của người dân bình thường mà họ quan tâm nhất, nó có thể từ đó lôi cuốn được hầu hết dân chúng. Thêm vào đó, chiến lược tuyên truyền lừa dối của ĐCSTQ khiến người dân tin rằng dù ĐCSTQ đã làm nhiều điều sai, nó vẫn đang dần dần thay đổi và cải thiện lên. Nhiều người dân nghĩ rằng miễn là nền kinh tế được cải thiện và người dân không còn bị đói nữa thì các thứ khác có thể được bỏ qua. Đây là một thủ đoạn tuyên truyền của ĐCSTQ, và nhiều người dân Trung Quốc bị cuốn theo đó, và từ đó bị đánh lừa.

Trong điều kiện thực tế, thì chính là ĐCSTQ hưởng lợi lớn nhất và sau cùng từ các cải cách của nó. Lý Khắc Cường gần đây nói "Cải cách là tiền thưởng lớn nhất". Các thứ tiền thưởng về cơ bản là được tận hưởng bởi các nhóm lợi ích bên trong Đảng. Thường dân chẳng được chia gì cả, và do vậy nó tạo nên một xã hội Trung Quốc méo mó : một đất nước giàu có với người dân nghèo khổ.

Nhưng trong lúc mà ĐCSTQ yêu thích các lợi ích nó có được từ cải cách, thực sự là nó không hề thích cải cách chút nào.

Một lý do là các cải cách của ĐCSTQ trong thế bị động; nó bị buộc phải làm vậy vì nó đang khủng hoảng.

Một lý do nữa mà ĐCSTQ không thích gì cải cách, và đây là lý do căn bản nhất, đó là dù cho nó cải cách đi nữa, các điều thiết yếu của nó - là sự độc tài toàn trị, đơn nguyên về quyền lực, và đàn áp lên người dân - không chỉ không đổi mà còn trở nên tăng cường độ.

ĐCSTQ tạo một số khu vực để bỏ giới hạn cho việc cải cách. Nó giới hạn nghiêm ngặt chỗ nào có thể được đổi và chỗ nào không được đổi. Đó không chỉ đơn giản như điều mà ĐCSTQ khiến cho nó hiện ra bên ngoài khi nó nói về các cải cách "vùng nước nông và nước sâu".

Hôm nay, ĐCSTQ một lần nữa nhấn mạnh về cải cách. Tập đã nói về nó kể từ khi đăng quang. Tại sao? Là bởi vì ĐCSTQ đang đối mặt với một tình thế khủng hoảng khác nữa. Bên trong nội bộ nó bị phân chia đấu tranh quyền lực, và bên ngoài thì nó đang mất đi niềm tin của công chúng.

Cải cách có thể che dấu cuộc khủng hoảng và chuyển hướng chú ý ra khỏi vấn đề thực. Nhưng ĐCSTQ không thích cải cách chút nào, và dĩ nhiên là không có chuyện cải cách cho lợi ích của người dân.



Nguồn: Đại Kỷ Nguyên


1 nhận xét:

  1. Nặc danh12/1/13 10:06

    Hiến pháp,luật pháp thể hiện ý chí của giai cấp/tầng lớp thống trị. Nhằm giữ và cũng cố quyền và lợi ích của nó.

    Trả lờiXóa