Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NĂM MỚI THẤY GÌ MỚI ?

VietTuSaiGon
2-1-2013

Hình ảnh cảm động nhất ở những ngày cuối năm và đầu năm, có lẽ là bữa cơm đạm bạc, nghèo khổ của các dân oan khiếu kiện ở công viên Lý Tự Trọng, Hà Nội, giữa cái lạnh, giữa xe cộ tấp nập và hào nhoáng, họ ngồi thành nhóm năm người, bảy người, một nồi cơm trắng, một chén nước mắm, một dĩa rau muống luộc, người trẻ gắp bỏ cho người già, nhường nhịn nhau mà cầm hơi qua ngày đoạn tháng.

Trong giờ phút này, thế giới đón mừng một năm mới với nhiều nỗi niềm, tâm cảm khác nhau, người Việt Nam cũng đón chào năm mới với nhiều màu sắc, tâm lý không giống nhau. Có kẻ, năm mới là vận hội mới, cơ hội mới, phong bì mới, áp phe mới, chỗ ngồi mới, nhưng cũng có người (thậm chí rất nhiều người), năm mới đối với họ là nỗi lo toan phía trước, là bộn bề buồn tủi, mất mát, và màu của năm mới cũng xám xịt như chính những gì họ nhận được trên quê hương, bản xứ.

Một bà lão ăn xin đã ngoài bảy mươi tuổi buồn thảm mang chiếc bị rách lọ mọ băng qua cây cầu lạnh ở ngoại ô Sài Gòn.

Nhiều gia đình ngủ trong đêm lạnh ở công viên Lý Tự Trọng, những người này đa phần là người miền Trung, miền Nam quen với cái nóng, ít chịu được lạnh, họ bị bứng ra khỏi mái ấm gia đình để rồi phải đi khiếu kiện, chờ đợi, cái lạnh của xứ Bắc với nhiệt độ xuống còn vài độ C cùng với nỗi hoang hoải trong tâm hồn của họ khiến cho năm mới lạnh hơn bao giờ hết.

Những ngư dân bám biển ở Lý Sơn, Quảng Ngãi đau đáu nhìn ra trùng khơi và suy tư về nơi tìm kiếm cái ăn, sự sống, tương lai mà mấy mươi đời tổ tiên để lại đang mất dần vào tay kẻ xâm lăng. Tiếng thở dài vì buồn não và thất vọng của họ càng khiến cho đêm dài ra, biển lạnh thêm.

Những chủ trang trại chép miệng lắc đầu, không biết bao giờ sẽ đến lược mình giống như anh Đoàn Văn Vươn hay bà con nông dân Văn Giang, Cồn Dầu, Đông Triều, chuyện an cư lạc nghiệp nghe có vẻ xa vời và không tưởng quá.

Hàng loạt nợ nần của một phe nhóm, đảng phái có con số chưa đầy ba triệu gây ra, nhưng lại làm cho cả hơn tám chục triệu dân điêu đứng trong món nợ này. Đất nước sống trong nợ nần, đói khổ, đảng viên Cộng sản thì ăn trên ngồi trốc, dửng dưng hưởng thụ và phè phỡn trên nỗi khổ của đồng bào.

Biển đảo, lãnh thổ dần dần rơi vào tay Trung Cộng, người yêu nước đứng ra biểu tình phản đối ngoại xâm thì bị đàn áp, bắt bớ, hành hạ, nhục mạ. Nói chung là mọi thủ đoạn có thể có đều được công an dành cho người biểu tình yêu nước.

Nền kinh tế đất nước tụt dốc, văn hóa, giáo dục cũng đồng hành tụt dốc, bạo lực nhà trường ngày càng kinh khủng hơn, trộm cắp, cướp giật, tranh giành nội bộ gia đình cũng gia tăng tỉ lệ. Đại bộ phận thanh niên trở nên hung hăng, dã man và máu lạnh.

Tỉ lệ ly hôn tăng cao, yếu tố gia đình bị tan vỡ, thay vào đó là một kiểu sống vội vã, hời hợt, thiên về thực dụng, coi trọng vẻ bên ngoài và vật chất, coi trọng đồng tiền và quyền lực, chạy theo những thứ giá trị ảo, đánh mất những giá trị tinh thần căn bản.

Những hình ảnh nhìn thấy được trên đất nước này là những cuộc trấn áp, đánh đập người yêu nước, người kêu gọi dân chủ, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị xiềng xích tay chân trên giường bệnh, phải đấu tranh, đòi tự tử thì công an mới ngưng xích tay ông vào giường sắt bệnh viện. Kinh hãi nhất là họ đã xích tay ngay sau khi ông phẫu thuật, chưa kịp phục hồi sức khỏe.

Giá trị nhân quyền tụt xuống mức thấp nhất trong những năm gần đây, những người bị công an đánh chết càng lúc càng tăng, công an ngày càng hung hăng, man rợ, sự dã man của họ được bảo kê bởi hệ thống nhà nước Cộng sản, họ hoàn toàn yên tâm để hành hạ, giết tróc đồng bào mà không phải đối diện với pháp đình.

Kinh tởm nhất có lẽ là chuyện xãy ra với blogger Hoàng Vi trong ngày diễn ra vụ xử kín ba blogger Tạ Phong Tần, Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn. Cả một phòng công an cả nam lẫn nữ xông vào đè tay, bẻ chân, cưỡng chế, lột quần áo của một cô gái để quay phim, gọi là kiểm tra những thứ liên quan đến “phản động”!

Chưa dừng ở đó, họ nghỉ một lúc rồi tiếp tục xông vào đè cô Hoàng Vi ra lần nữa, thọc tay vào chỗ kín để… tìm tang vật phản động, mặc cho cô gái giãy giụa, chống đối.

Hành vi này, có lẽ mới được nghe lần đầu tiên nên chẳng biết gọi nó là gì, bảo dã man hay man rợ cũng chưa đúng tầm với nó, chỉ biết nó cho cảm giác kinh hãi, tởm lợm.

Đáng sợ hơn là những công an viên này vốn dĩ được đào tạo 100% từ tiền của nhân dân, chiếc áo họ mặc, chén cơm họ ăn, đôi dép họ mang đều được chu cấp đầy đủ, tiền trích ra từ ngân sách nhà nước, mà ngân sách nhà nước thì do đâu mà có nếu không phải là thuế của nhân dân.

Họ mang trên mình chiếc áo có cái danh là “công an nhân dân”, sự có mặt của họ là để bảo vệ an ninh cho nhân dân, nhưng trên thực tế, họ bảo vệ bí mật của đảng Cộng sản Việt Nam, mà xét về bản chất sâu xa thì họ đang bảo vệ cho đảng Cộng sản Trung Quốc, bảo vệ an ninh cho kẻ xâm lược.

Vì sao lại có chuyện tréo ngoe nhu thế? Vì họ được đúc ra từ một nền giáo dục khát máu, mang rợ và chỉ cần biết “còn đảng còn mình”, bất chấp thủ đoạn, bất chấp lương tri.

Hình ảnh cảm động nhất ở những ngày cuối năm và đầu năm, có lẽ là bữa cơm đạm bạc, nghèo khổ của các dân oan khiếu kiện ở công viên Lý Tự Trọng, Hà Nội, giữa cái lạnh, giữa xe cộ tấp nập và hào nhoáng, họ ngồi thành nhóm năm người, bảy người, một nồi cơm trắng, một chén nước mắm, một dĩa rau muống luộc, người trẻ gắp bỏ cho người già, nhường nhịn nhau mà cầm hơi qua ngày đoạn tháng.

Giữa hàng trăm cái u ám, hình ảnh đẹp của họ trở thành điểm sáng cho năm mới. Nhưng, ở một đất nước mà điểm sáng cho năm mới lại là bữa cơm nghèo khó của dân oan, thì gọi là đất nước gì và hy vọng sẽ được nhìn thấy điều gì mới?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét