16-12-2012
Vào ngày 28 tháng 5 năm 1961, bài báo “CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
BỊ BỎ QUÊN” đã khởi đầu chiến dịch “Lời Kêu Gọi Cho Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế” vào
năm 1961. Các mục tiêu chính cho chiến dịch kéo dài một năm này - được
thành lập bởi một luật sư người Anh tên là Peter Benenson và một nhóm nhỏ các
nhà văn, học giả, luật sư, đặc biệt là Eric Baker, một người thuộc giáo phái
Quaker hoạt động cho hòa bình - là xác định từng cá nhân các "Tù Nhân
Lương Tâm" trên toàn thế giới và sau đó họ đã tiến hành đấu tranh có tổ chức
cho việc phóng thích những Tù Nhân Lương Tâm đó.
Như vậy, vấn đề thứ nhất cần làm rõ ở đây là “Tù Nhân Lương
Tâm” không phải là từ ngữ riêng của “các thế lực thù địch” như luận điệu của
các cơ quan truyền thông, ngôn luận lề đảng quy kết, mà “Tù Nhân Lương Tâm” là
thuật ngữ tiền thân của ÂN XÁ QUỐC TẾ, đó là tiếng nói của lương tri lnhân loại.
Vấn đề tiếp theo cũng cần phải được nhất quán ở đây, theo nguyên nghĩa thì “Tù
Nhân Lương Tâm” bao hàm cả các tù nhân chính trị cũng như tù nhân tôn giáo và
các nhóm tù nhân phi hình sự khác.
Đối với Việt Nam chúng ta, không phải ngẫu nhiên mà Hội Ái Hữu
Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam chọn ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12
làm ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, bởi vào ngày này năm 1948, bà Eleanor
Roosevelt, nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ đã đại diện Liên Hợp Quốc tuyên đọc bản
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền lịch sử tại Paris, Pháp Quốc. Và, vào ngày 4
tháng 12 năm 1950, trong phiên họp toàn thể lần thứ 317, Liên Hiệp Quốc đã
chính thức công nhận ngày 10 tháng 12 hằng năm là “Ngày Nhân Quyền” - Human
Rights Day - và từ đó hàng năm, ngày 10 tháng 12 được tôn vinh là Ngày Nhân Quyền
Quốc Tế, được các quốc gia văn minh, nhân bản trên thế giới tổ chức kỷ niệm. Mục
đích của Liên Hiệp Quốc là nhằm kêu gọi cộng đồng nhân loại vinh danh và bênh vực
những người tranh đấu chống lại những vi phạm nhân quyền mà điển hình là sự kỳ
thị lọai bỏ, áp bức, bạo hành đối với những kẻ yếu thế trong xã hội.
Như vậy việc chọn ngày Quốc Tế Nhân Quyền làm ngày Tù Nhân
Lương Tâm Việt Nam có ý nghĩa rất lớn, bởi đối với Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam
không chỉ riêng người Việt Nam tôn vinh họ mà cả thế giới, cả cộng đồng nhân loại
đều tôn vinh họ, vì cộng sản Việt Nam vốn được xem là một thực thể bạo tàn nhất
thế giới, họ xem sinh mạng con người như giun, như dế, như rác như rơm, với
chính sách “Giết lầm hơn bỏ sót” và với khẩu hiệu:
“Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu cùng rập bước chúng lòng,
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít-Ta-Lin bất diệt”
Trong mấy năm gần đây, thêm nhiều nhà tù nhỏ kiên cố hơn, khắc
nghiệt hơn với nhiều loại gông cùm có tác dụng tra tấn tinh vi và hiệu quả hơn
cũng đã được xây dựng, bởi số lượng những người yêu nước dám đứng lên vì tương
lai của đất nước, vì vận mệnh của giống nòi không chỉ tăng lên về số lượng mà
còn trẻ hóa về tuổi đời. Nếu trước đây chỉ có những đấng cao niên như Hòa Thượng
Thích Quảng Độ, Thích Thiện Minh, như Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, Nguyễn Văn Lý,
như Giáo Sư Đoàn Việt Hoạt, Bác Sỹ Nguyễn Đan Quế hay các cựu sỹ quan, cựu
chính khách của Việt Nam Cộng Hòa như Trung Tá Võ Đại Tôn, Đại úy Nguyễn Hữu Cầu,
Trương Văn Sương, Nguyễn Văn Trại, Lê Văn Tính, Trần Tư, Lý Tống, Trần Mạnh Quỳnh
hoặc các thức giả như Hoàng Trọng Phu, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Thượng Long,
Trần Khuê.… mà nhiều bạn trẻ cũng bắt đầu vượt qua nỗi sợ hãi, sẵn sàng chấp nhận
tù đày lao lý, chấp nhận đối mặt với gông cùm xiếng xích để cho cả dân tộc được
tự do. Những bạn trẻ đi tiên phuông đáng được vinh danh như Lê Thị Công Nhân,
Phạm Thanh Nghiên, Vũ Hùng, Phạm Văn Trội, Bùi Thị Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh,
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn
Phương Uyên, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức….
là những vì sao đêm, là những ánh đuốc soi đường, dẫu chưa xóa tan được màn đêm
trường nô lệ tối tăm, nhưng cũng đã soi rọi được một lối đi cho những thế hệ nối
tiếp bước chân của họ để bẻ gãy gông cùm, tháo xiềng nô lệ cho dân tộc…
Vì lẽ đó, trong ngày 10 tháng 12 hàng năm, cùng với Hội Ái hữu
Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam ở Quốc Nội, toàn thể người Việt Quốc Gia
ở khắp mọi nơi trên thế giới, chúng ta hướng về quê nhà, hướng về nhà tù lớn Việt
Nam, nơi 90 triệu người dân Việt đang bị giam cầm, đang bị bưng tai, bịt mắt và
đang bị tước đoạt hết mọi quyền sống, và quyền căn bản của mỗi con người, để
chúng ta tôn vinh họ, tôn vinh 90 triệu tù nhân lương tâm đang bị giam cầm
trong nhà tù lớn Việt Nam. Chúng ta cũng hướng lòng về hàng ngàn nhà tù nhỏ
trong cái nhà tù lớn đó, nơi hàng chục ngàn đồng bào yêu nước đang bị gông cùm,
xiềng xích trong các xà lim, trong các ngục tối, vì chế độ cộng sản muốn cả dân
tộc Việt Nam phải sống đời nô lệ, phải làm kiếp ngựa trâu, nhưng họ đã dấn thân
vào một cuộc chiến không cân sức lấy lòng dũng cảm, chí hiên ngang, bất khuất để
chống lại gươm giáo, bom mìn và cả đại pháo của bạo quyền… để mong phá vòng nô
lệ cho dân tộc. Chúng ta cũng lắng lòng với niềm kính ngưỡng, để tưởng nhớ đến
anh linh là những tù nhân lương tâm đã đền nợ nước ở các pháp trường, ở các xà
lim trong những nhà tù nhỏ của cộng sản.
Trong dịp này, xin mỗi người Việt chúng ta hãy cùng góp một
bàn tay để trợ giúp cho thân nhân, cho những quả phụ, cho những cô nhi của những
người tù nhân lương tâm đã ngã xuống hay vẫn còn bị giam cầm trong các nhà tù
nhỏ, chỉ bởi họ đã vì sự tồn vong của giống nòi mà dấn thân. Và cái giá mà họ
phải trả, để phá bỏ gông xiềng, nhục hình, ngục tù cho dân Tộc Việt là quá lớn
mà cho dù chúng ta có đáp đền cho thân nhân của họ đến bao nhiêu cũng không thể
nào bù đắp được so với những mất mác, hy sinh của họ.
Và cuối cùng, như một nén hương lòng, xin một lần nữa kính
dâng lên các anh linh Đất Việt đã vị quốc vong thân. Đồng thành kính nguyện cầu,
ngưỡng vọng hồn thiêng sống núi, anh linh Tổ Quốc thùy từ goáng lâm độ trì cho
dân tộc Việt Nam, cho các chiến sỹ dân chủ, cho các tù nhân và cựu tù nhân
lương tâm được chân cứng đá mềm, để sớm đạt thành ước nguyện của toàn dân: Giải
thể chế độ cộng sản để mang lại tự do, dân chủ và an lạc cho muôn dân.
Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét