Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐƯỢC LÀM VUA THUA LÀM GIẶC

Phạm Tiên Sinh
22-9-2012


Vậy ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Gia Long hay Hoàng Văn Hoan ? Kết cục như thế nào chắc chúng ta còn phải chờ xem? 

TNM: Hành động đàn áp cướp đất của dân, cầm tù sát hại người yêu nước, vơ vét tài nguyên đất nước đủ để kết tội phản quốc, đâu cần phải đợi đến kết cục để biết Thủ tướng sẽ là Ích Tắc hay Chiêu Thống ...

Lịch sử tranh bá đồ vương ở xứ ta đã không hiếm phen đẩy xô đây các đẫu lĩnh vào cái tình thế " được làm vua, thua làm giặc "; để tranh đoạt tham vọng quyền lực đã tìm cách cầu cứu, liên kết với ngoại bang trong đó có cả việc xin viện binh, quân đội nước ngoài như các trường hợp: Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống; Gia Long, Hoàng Văn Hoan...Vì sao lại dẫn tới nông nổi này, chúng ta hãy cùng lược sử lại hoàn cảnh, bối cảnh ra đời những đầu lĩnh này ?

1/ Trần Íc Tắc

Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) có viết Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng [Trần Thái Tông], thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời. Dù nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, không nghề gì không thông thạo; từng mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài như bọn Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu v.v . . . gồm 20 người, đều được dùng cho đời...Đến 15 tuổi, thông minh hơn người, làu thông kinh sử và các thuật, vẫn còn có ý tranh đoạt ngôi trưởng đích. Ích Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống nam. Đến nay [1285], người Nguyên vào cướp, Ích Tắc xin hàng để mong được làm vua. 

Khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1285), ngày 15 tháng 3, Ích Tắc đem cả gia đình đi hàng giặc, được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt, vua nhà Nguyên, phong làm An Nam Quốc vương và chờ ngày đưa trở về nước. Sau khi quân Nguyên Mông đại bại, Trần Ích Tắc ở lại Ngạc Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc), giữ chức quan Hồ Quảng bình chương chính sự, gia phong tới Ngân Thanh vinh lộc đại phu rồi Kim tử quang lộc đại phu, nghi đồng tam tư và chết ở Trung Quốc mùa hè năm Thiên Lịch thứ 2 (1329) đời Nguyên Văn Tông, thọ 76 tuổi. Năm Chí Thuận thứ nhất (1330) được nhà Nguyên truy tặng tước Trung Ý vương.

Vì sự phản bội này mà sau này nhà Trần đã loại Ích Tắc ra khỏi tông thất, cho đổi tên thành Ả Trần (妸陳). Việc này cũng được ghi lại trong ĐVSKTT: [1289], tháng 5, sau khi đánh thắng quân Nguyên lần thứ ba, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng [Trần Thánh Tông] sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Chỉ có kẻ nào đầu hàng trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính. Ích Tắc là chỗ tình thân cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy. Vì thế, những ghi chép đương thời đều gọi là Ả Trần....

( WikiPedia ) 

2. Lê Chiêu Thống

Lê Mẫn Đế (chữ Hán: 黎昭統, 1765 – 1793), tên thật là Lê Duy Khiêm (黎維Description: Khiem of Le Duy Khiem.JPG), khi lên ngôi lại đổi tên là Lê Duy Kỳ (黎維祁), là vị vua thứ 16 và là cuối cùng của nhà Lê trung hưng, thực ở ngôi từ cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 tới đầu tháng giêng năm 1789. Chiêu Thống đã sang cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng. Việc làm đó của ông bị một số nhà sử học trong nước sau này chỉ trích dữ dội, coi đó là hành vi "bán nước", "cõng rắn cắn gà nhà".
( WikiPedia ) 


3. Vua Gia Long

Vua Gia Long (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎 hoặc 阮福映; thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.

Là cháu của vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.

Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của triều Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp.

( WikiPedia )

4. Hoàng Văn Hoan

Hoàng Văn Hoan sinh trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. 

Ông học tiểu học tại quê nhà, sau đó tham gia hoạt động cách mạng lúc 19 tuổi. Năm 1926, ông dự lớp huấn luyện chính trị do Hồ Chí Minh chủ trì tại Quảng Châu. Năm 1928, ông hoạt động cách mạng ở Thái Lan, gia nhập Đảng Cộng sản Xiêm (1930) và năm 1934 được cử làm Ủy viên Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Xiêm (gọi tắt là Xiêm ủy).

Năm 1936, tham gia lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (bấy giờ gọi tắt là Đồng Minh Hội) ở Nam Kinh. Năm 1941, ông được phái đi Long Châu lập Biện sự xứ của Đồng Minh Hội ở Long Châu, rồi lại về Tịnh Tây, cùng Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Thiết Hùng, Cao Hồng Lĩnh và một số người trong nước ra công khai hoạt động với danh nghĩa Việt Minh, mới được thành lập trong nước.

Tháng 5 năm 1941 về Pác Bó tham gia Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ tám và được chỉ định làm Ủy viên Tổng bộ Việt Minh.

Đầu năm 1945, tại hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào (Tuyên Quang), ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bí thư Khu giải phóng Việt Bắc. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông làm thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chính trị viên Vệ quốc quân toàn quốc.

Năm 1946, được cử làm Bí thư Khu ủy, Đại biểu Chính phủ Trung ương và Chủ nhiệm Việt Minh tại Liên khu 4. Theo Sắc lệnh SL53 ngày 24 tháng 4 năm 1946, ông thay Hoàng Đạo Thúy làm Cục trưởng Cục Chính trị cho tới cuối năm đó.

Từ năm 1950 đến năm 1957 làm Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Trung Quốc kiêm Đại sứ tại Triều Tiên và Mông Cổ.

Năm 1951 ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và từ năm 1956 đến năm 1976 là Ủy viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa I (1958) được bầu làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời làm Chủ nhiệm Ủy ban dự thảo Pháp luật Quốc hội. Ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội cho đến năm 1979.

Năm 1961, ông làm Bí thư Thành ủy Hà Nội một thời gian ngắn, rồi giữ chức Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng, Trưởng Ban pháp chế Trung ương Đảng, đồng thời phụ trách chỉ đạo Ban CP 38 về công tác Lào, Miên...

Năm 1979, trong một chuyến đi sang Đông Đức chữa bệnh, ông đã bỏ trốn tại sân bay Karachi (Pakistan) ngày 11 tháng 6 năm 1979 rồi sang Trung Quốc. Tại Bắc Kinh, ông tố cáo chính quyền Việt Nam đã đối xử với người Việt gốc Hoa còn "tệ hơn cả cách Hitler đối xử với người Do Thái" . 

Sau sự kiện bỏ trốn, ông bị Việt Nam kết án tử hình vắng mặt và trở thành biểu tượng của sự phản bội, đài báo Việt Nam so sánh ông với Lê Chiêu Thống. Đó là thời điểm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc căng thẳng và chiến tranh biên giới Việt-Trung vừa xảy ra hồi đầu năm.

Năm 1988, ông xuất bản hồi ký Giọt nước giữa biển cả

Hoàng Văn Hoan mất tại Bắc Kinh năm 1991, Trung Quốc tổ chức lễ tang cấp nhà nước dành cho ông, thi hài được chôn tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất của các quan chức cao cấp củaTrung Quốc. ( WikiPedia )

Gần đây một phần hài cốt của ông đã được chuyển về quê hương tại Việt Nam.

Trong 5 trường hợp bị đẩy vào tình thế " được làm vua,thua làm giặc" trên thì chỉ có một vị thành công,trở thành vua đó là Gia Long, còn 3 trường hợp khác đều đã an phận giặc...Đây là một đề tài lớn Tiên Sinh tôi xin nhường lời cho các sử gia phân tích xem ai có khả năng và trong hoàn cảnh nào có thể thành vua và ai rồi giặc vẫn sẽ lòi mặt giặc...

Triều Nguyễn do Gia Long sáng lập là một triều đại công cũng lắm mà tội cũng không nhỏ: để đất nước bị rơi vào ách đô hộ của thức dân Pháp hơn 80 năm; Vậy thì đây là tội hay công ? Quả thực để phân định không dễ: Bị thực dân Pháp đô hộ Việt Nam được gì mất gì, cái nào lớn hơn cái nào ?
Một đặc điểm trong lịch sử nước nhà tất cả những ai tìm cách liên kết, liên minh với Trung Hoa sớm muộn đều đã thất bại; Gia Long sở dĩ thành công một mặt do bởi Triều Tây Sơn đã nhanh chóng suy vong sau cái chết đột tử của Quang Trung do bị Càn Long đầu độc như một vài ý kiến đã nêu, nhưng cái thành công chủ yếu của Gia Long là do biết dựa vào một thế lực ngoại bang đang hãnh tiến ( đế quốc Pháp), đang lên, thế lực thực dân;và triều đại này cũng đã bị nhấn chìm sau đó bởi làn sóng thực dân này...

Cuộc đi thăm chớp nhoáng Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cái bắt tay đầy hãnh diện với một người đang hãnh tiến Trung Hoa Tập Cận Bình trong tình huống nước sôi lửa bỏng trong cuộc đấu nội bộ cung đình nước Việt thời hiện đại do sự phát động cuộc chỉnh Đảng do TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khởi xướng; Liệu đây có là dấu hiệu về một tình huống lịch sử mới như các trường hợp " được làm vua, thua làm giặc " như đã diễn ra trong lịch sử hay là dấu hiệu của sự hòa hoãn, sự thỏa hiệp, buộc phải chùng tay do bởi sự nhúng tay quá sâu vào chính trường nước Việt của Trung Quốc ?

Vậy ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ  là Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Gia Long hay Hoàng Văn Hoan ? Kết cục như thế nào chắc chúng ta còn phải chờ xem?

Hay chuyến thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Tấn Dũng cho thấy: giới chóp bu Hà Nội vẫn tìm cách hòa hoãn với Trung Quốc, chuyến đi này là tín hiệu cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng chưa "bị thịt" trong kỳ chỉnh đốn Đảng kỳ này do bàn tay can thiệp của Trung Quốc; vuốt mặt phải nể mũi ???


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét