11-12-2012
Chỉ còn đúng hai mươi ngày nữa là đến hạn "thiết quân
luật" trên biển Đông. Theo Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa Xã thì bắt đầu từ
ngày 1/1/2013, cảnh sát biên phòng tỉnh Hải Nam sẽ có quyền kiểm tra, bắt giữ
và trục xuất bất kỳ thuyền bè nước nào "xâm nhập trái phép các vùng biển
do chính quyền Hải Nam quản lý".
Kể từ ngày đó, mọi sự ra khơi vùng vẫy như lâu nay của ngư
dân Việt nam trên biển Đông coi như bị chấm dứt. Không còn nữa những chuyến đi
xa đầy hứa hẹn; không còn nữa những mùa đánh bắt cá đại dương dài ngày vui phới
phới như lời bài hát "Lướt sóng ra khơi" của Thế Dương. Làm gì còn
cái cảnh... "ngoài khơi bát ngát gió reo vui, biển rộng bao la đang tung
lưới từng khoang cá đầy".
Kể từ ngày đó, dọc theo bờ biển Việt Nam, mọi hoạt động ven biển sẽ có những thay đổi đáng kể. Mật độ các tàu thuyền tăng lên chưa từng thấy. Nạn ùn tắc trên biển chẳng khác gì trên đất liền. Hàng trăm ngàn tàu thuyền lớn nhỏ của ngư dân cùng với tàu, ca nô của của Hải quân VN bấy lâu đóng trên các đảo hay tuần tra ngoài khơi đều bị rút về, dồn nén trong phạm vi 12 hải lý. Khói từ máy tàu, khói bếp của ngư dân cùng với nước thải, rác thải từ tàu thuyền lớn bé nổi lềnh bềnh trôi dạt vào những bãi tắm, khu nghỉ dưỡng, khu resort cao cấp... gây nên một sự ô nhiễm biển chưa từng có. Tiếng máy, tiếng còi tàu hòa lẫn với những âm thanh của chợ búa, đã biến bờ biển thành một không gian đường phố hay quang cảnh một bến sông, bến phà. Những cảnh mua tranh bán cướp diễn ra hàng ngày do tàu thuyền thì đông mà biển thì hẹp và cá thì hiếm.
Kể từ ngày đó, dọc theo bờ biển Việt Nam, mọi hoạt động ven biển sẽ có những thay đổi đáng kể. Mật độ các tàu thuyền tăng lên chưa từng thấy. Nạn ùn tắc trên biển chẳng khác gì trên đất liền. Hàng trăm ngàn tàu thuyền lớn nhỏ của ngư dân cùng với tàu, ca nô của của Hải quân VN bấy lâu đóng trên các đảo hay tuần tra ngoài khơi đều bị rút về, dồn nén trong phạm vi 12 hải lý. Khói từ máy tàu, khói bếp của ngư dân cùng với nước thải, rác thải từ tàu thuyền lớn bé nổi lềnh bềnh trôi dạt vào những bãi tắm, khu nghỉ dưỡng, khu resort cao cấp... gây nên một sự ô nhiễm biển chưa từng có. Tiếng máy, tiếng còi tàu hòa lẫn với những âm thanh của chợ búa, đã biến bờ biển thành một không gian đường phố hay quang cảnh một bến sông, bến phà. Những cảnh mua tranh bán cướp diễn ra hàng ngày do tàu thuyền thì đông mà biển thì hẹp và cá thì hiếm.
Kể từ ngày đó những khu nghỉ dưỡng, bãi tắm, khu resort ven
biển hãnh diện một thời sẽ chỉ còn hoạt động rất cầm chừng do số lượng khách du
lịch giảm đáng kể, đặc biệt là du khách nước ngoài. Ngành Du lich biển thu hẹp
dần và sớm muộn sẽ chuyển đổi công năng để biến thành những nơi dịch vụ trông
giữ tàu thuyền, ca nô.
Kể từ ngày đó, lực lượng Hải quân Việt nam chỉ được phép hoạt
động loanh quanh trong vòng 12 hải lý. Nhiệm vụ chính của lực lượng này chỉ còn
là đuổi bắt các tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt do chưa nộp đủ thuế hay do
vi phạm trật tự an ninh biển như: tàu không có giấy phép, không có phao cứu
sinh, lái tàu không đội mũ bảo hiểm, không mặc áo phao, lái tàu không chính chủ;
đặc biệt là truy đuổi những hoạt động tụ tập nhiều tàu thuyền (có thể do âm mưu
biểu tình) hay vi phạm những quy định chủ quyền hàng hải của phía Trung cộng về
biển Đông làm ảnh hưởng đến tình hữu nghị giữa hai đảng, hai nhà nước, ảnh hưởng
đến đến tinh thần của 16 chữ vàng. Tóm lại mọi hoạt động của Hải quân chỉ còn
là giữ trật tự giao thông trong phạm vi sông ngòi, ao hồ và 12 hải lý dọc bờ biển;
bên ngoài hải phận đã có sự tuần tra canh gác của một lực lượng hùng hậu các đội
tàu Hải giám, Kiểm ngư Tàu khựa cùng với hàng trăm ngàn tàu thuyền đánh bắt cá
cắm cờ 5 ngôi sao đi lại hùng dũng, ngang ngược.
Bắt đầu từ ngày đó, lực lượng công an cũng có sự thay đổi
đáng kể. Cục "Công an Giao thông biển" được thành lập rồi sáp nhập với
Cảnh sát đường bộ. Cứ mỗi km dọc bờ biển lại có một trạm gác của "Công an
Giao thông biển", tổng cộng có đến hơn 2000 trạm gác như thế từ Móng cái đến
mũi Cà mau khiến cho mật độ tàu thuyền càng thêm dày đặc. Mỗi trạm gác biển đều
được trang bị những chiếc xe mô tô nước (made in China) để tuần tra và đuổi
theo những tàu thuyền bị nghi là có "vấn đề". Nạn đưa, nhận hối lộ,
"làm luật" với Công an biển cũng đa dạng, thô thiển và tấp nập chẳng
khác gì trên đường bộ.
Bắt đầu từ ngày đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng lại có thêm khối
việc để làm. Ông lại có dịp trổ tài "sở đoản hiến kế" cho giao thông
Biển, đề xuất những phong trào, chống ùn tắc, những mẹo thu thuế triệt để cùng
với mức phạt gia tăng. Ngoài những điều lệ, nghị định đang áp dụng cho giao
thông Đường bộ, một danh sách dài những quy định do đặc thù biển được bổ xung
(chẳng hạn) như lưới bắt cá sai quy cách, trên thuyền không có Toilet, ra khơi
không đúng giờ quy định, người tham gia giao thông chưa có "chứng chỉ bơi"...
rồi những vi phạm như đánh cá có chiều dài dưới 10cm, đánh nhầm cá quý hiếm...
sẽ bị tich thu phương tiện hoặc phạt tiền.
Hàng năm Bộ Giao thông và Bộ Công an
tổng kết sẽ nâng thành tích lên gấp đôi, gấp ba số tiền kiếm được do "phạt
vì phạm" và cũng vì thế, số người bị tai nạn giao thông hàng năm tính trên
toàn quốc không phải chỉ là 14.000 người như hiện nay mà sẽ tăng lên đến 30.000
người tính cả trên cạn và dưới nước.
Tập đoàn Vinashin và Vinaline cũng sẽ "được giải tán".
Niềm hy vọng vào một nền công nghiệp tàu thủy trên lợi thế biển đã chìm nghỉm
cùng với mô hình tập đoàn của những bộ não vĩ cuồng đã một thời làm khuấy động
hàng triệu con tim ngây thơ và cuồng tín.
Những dấu hỏi khó trả lời cùng với
4.5 tỷ USD mất trắng vẫn đang là món nợ với dân mà những kẻ tự cho mình là
"sáng suốt" đã và đang tìm cách "sàng sê", giấu nhẹm hòng
chạy tội, nay bỗng có cớ để chứng minh cho sự "không cần thiết nữa"
do không có biển. Cũng đúng thôi: Làm gì có khả năng và kinh nghiệm đóng tàu lớn?
đóng tàu bán cho ai? Không bán được thì đóng tàu lớn làm gì, ai cho phép đi xa
mà đóng tàu lớn?... Thật nhục nhã và chua xót nhưng xem ra cũng có lý.
Từ nay đến ngày ấy chẳng còn là mấy, mọi sự nỗ lực đều đã
quá muộn. Phản đối ư? - vô nghĩa; cảnh cáo ư? - hoang đường; đưa ra hội nghị
khu vực Asean ư? - hài hước.
Lịch sử và truyền thống của Việt Nam xưa nay luôn phải trông
chờ vào lực lượng người dân tình nguyện cầm súng để chống lại kẻ ngoại xâm.
Phát động vũ trang hay chiến tranh nhân dân là một kinh nghiệm và truyền thống
quý báu của các triều đại Phong kiến Việt Nam từ xưa tới nay.
Người Việt Nam vốn
rất gắn bó với nơi "chôn nhau cắt rốn", coi đất đai, biển đảo của tổ
tiên ông cha là thiêng liêng, sẵn sàng hy sinh tính mạng, tài sản để giữ vững
quê hương, đất nước. Song, muốn huy động được lực lượng yêu nước, tinh thần hy
sinh, sả thân vì nước thì vương triều đó hay các lãnh tụ (anh hùng áo vải)
trong bối cảnh nào đó phải là của dân, vì dân do dân, được nhân dân quy phục
hay ngưỡng mộ hưởng ứng thì mới thành công. Những kẻ phản dân thì không bao giờ
có thể huy động được sức mạnh của dân.
Xét những điều kiện cần và đủ hòng thay đổi tình thế trước
giờ "em>định mệnh" trong hoàn cảnh hiện nay của Việt nam là hoàn
toàn vô vọng.
Theo lịch của người Maya thì ngày 21/12/2012 là "ngày tận
thế". Thế giới cũng bàn nhiều đến ngày này. Nhiều người ở các quốc gia đã
có kế hoạch chuẩn bị cho "ngày tận thế", song cũng nhiều người còn
chưa tin. Chưa có căn cứ xác đáng nào chứng minh được sự diệt vong của trái đất,
nhưng cũng chưa có lý do nào để bác lại sự tiên đoán về "ngày tận thế".
Song, với những gì mà chúng ta sắp đối mặt sau ngày 1/1/2013 thì có vẻ những cảnh
báo của người Maya là hoàn toàn có cơ sở.
Dân Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét