Tri Nhân Media

LIỆU RẰNG QUÁ KHỨ CÓ TRỞ THÀNH VÔ NGHĨA ?

Hạ Đình Nguyên
29-12-2012

Anh Nguyễn Văn Nhã (trái) – “người tù gan lì số 1″ ngày ấy và người bạn chiến đấu một thời Hạ Đình Nguyên (nguyên phó chủ tịch Tổng hội SV Sài Gòn) – Ảnh: T.BìnhHình bên: Anh Nguyễn Văn Nhã (trái) – “người tù gan lì số 1″ ngày ấy và người bạn chiến đấu một thời Hạ Đình Nguyên (nguyên phó chủ tịch Tổng hội SV Sài Gòn) – Ảnh: T.Bình

Trách nhiệm thuộc về những người hiện đang dẫn dắt đất nước nầy, với món nợ to lớn của quá khứ, trên đôi vai lịch sử, chính là sự trả lời cho câu hỏi: có giữ được độc lập, đưa đất nước thoát khỏi nanh vuốt của bành trướng Bắc Kinh, có tạo dựng được một nước VN độc lập, dân chủ, phát triển, và là một xã hội lương thiện, xứng đáng một quốc gia ngang với giá trị mà nó đã đánh đổi hay không ? 

Không thể là câu trả lời ởm ờ, hay hứa hẹn bâng quơ lần lửa với một thực tại nhàu nát đang tiếp tục diễn tiến. Người dân cần nhìn thấy cái kết quả cuối cùng, sau những lớp lớp hy sinh gần cả thế kỷ, chứ không phải theo dõi và nghe giải thích quá trình sai và sửa sai, từ chình đốn tới củng cố, rồi lại tới chuyện nhóm lò, đốt củi ngô nghê…,cùng với tiếng của bước chân bạo lực rình rập quanh quẩn bên nhà.

**********
SUY NGHĨ CUỐI NĂM NHÂN NGÀY TRUYỀN THỐNG PHONG TRÀO…

Trong một buổi họp mặt của anh em cũ, đề cập đến phong trào đấu tranh thời “chống Mỹ cứu nước”, có một ý kiến phát biểu mà lâu nay, riêng tôi có cảm nhận tương tự : “Nói đến cái tự hào của thế hệ tham gia phong trào đấu tranh trước đây, ở thời điểm nhận thức hôm nay, chúng ta thấy ngượng lắm !”.

Quả thật, chúng ta không thể không có cái cảm giác ấy. Nhưng cái cảm giác ngượng ấy là gì ? Nó có sự mâu thẩu nội tâm liên quan với hiện tại. Từ đây, thoáng qua, ta nhận ra nhiều thái độ sống :


Có người chủ trương gát quá khứ qua một bên, nhân danh tuổi già sức yếu, điều nầycũng có một phần nhỏ sự thật. Có người thì an phận sống như mình đang sống, nếu có lúc day dứt một điều gì về thời cuộc, thì tự vỗ về bằng ý nghĩ bất lực. Có người lại vô tư về quá khứ, và để nó ngủ yên. Có người xem đó là hành trang để thăng tiến, hoặc là một chút hài lòng để sống với đời, tự cho là mình đã góp phần vào một giai đoạn lịch sử chống ngoại xâm. Có người phủ nhận hoàn toàn và cho rằng đó là sai lầm.

Nhưng cũng có nhiều người day dứt, không vì quá khứ, mà vì hiện tại, bởi sự lệch pha giữa mong muốn và hiện thực, từ đó có thái độ đòi hỏi một sự thay đổi, tự cải tổ nào đó từ phía nhà nước. Nhưng lại có ý kiến cho rằng, hệ thống nhà nước không thể tự thay đổi, như không ai tự giải phẩu được cho mình.

Một sự thật lớn nhất cho số đông của phong trào : Ngoài một số người có thiên hướng chính tri , còn phần lớn là thái độ phản kháng tự nhiên với trái tim yêu nước, dưới tác động mạnh mẽ của khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” trong bối cảnh chiến tranh, trước một VNCH không mấy thuyết phục. 

Và, theo cái logique của tiến trình, một số trong họ được kết nạp vào Đảng. Thế là họ trở thành Đảng viên CS, mà thực chất, CS là gì, họ mơ hồ với vài khái niệm chung chung, chứ chưa phải là hiểu thật sự về nó. Theo lý luận CM Vô sản, họ là tầng lớp tiểu tư sản, có thuộc tính dao động và không kiên định lập trường. 

Đúng vậy, họ chẳng có “căm thù giai cấp”, chẳng có ý thức về “quyền lợi ắt qua tay mình”,để làm nền tảng và v.v…Tuy nhiên dù với khái niệm chung chung ấy,đã có nhiều điển hình sống động trong chiến đấu rất ngoan cường không thua bất cứ thành phần nào, với khí tiết và niềm tin đáng tự hàovề một giá trị nhất định, trong cái toàn cục ngoài tầm hiểu biết của tuổi 20. Trong đấu tranh, họ có thể giận dữ nhưng không có “căm thù sâu sắc” theo quan điểm giai cấp. Phần lớn, họ không có cái tâm làm chính trị, sau đó, họ quay về với cuộc sống bình thường, làm ruộng vườn, hay một công việc nghề nghiệp trong một đất nước thanh bình, một xã hội lương thiện như mong muốn. Nhưng không, họ đã từng bước ngỡ ngàng trước thực tế. 

Sau ngày 30-4, hiện thực xã hội bày ra dần dần, ảo tưởng về niềm tin vỡ từng mảng qua năm tháng. Cái ảo tưởng ấy vỡ, chứ không phải cái gì khác. Ảo tưởng ấy lại là phổ quát. Vả lại, ngày nay đã có điều kiện về thực tế và phương tiện thông tin hiện đại để nhìn lại lịch sử. Tư liệu về lịch sử hôm qua, cùng với hiện thực hôm nay đã cung cấp thêm một số hiểu biết cần thiết, khả dĩ làm họ bớt điều hồ đồ của tuổi trẻ, khi chỉ đứng ở một khúc sông, mà không biết con sông quanh co ngắn dài và biển trời thì rộng bao la.

Lớp lớp người đi trước, với trái tim vì độc lập, dân chủ và tiến bộ, không ít người lần lượt bị loại bỏ một cách đau thương hoặc tự mai một bởi guồng máy chuyên chính vô sản của một thứ chủ thuyết liên tục biến dạng, khó lường. Giới trẻ ngày ấy, nay không thể không suy nghĩ và tự đặt những câu hỏi cho mình, và để còn phải trả lời cho thế hệ sau.

Sở dĩ nó được đem ra suy xét, tự vấn mình, là vì nó liên quan đến hiện tại.

Cuộc hành trình vào “cỏi đời” là của cha mẹ dành cho mọi người, nhưng tham dự lịch sử thì không phải là “năng khiếu” của tất cả.

Nhưng mọi lý lẽ trên, dù theo hướng tung hô hay chỉ trích, đều có điều chưa thỏa đáng.

Phong trào đấu tranh nầy, trước hết là một bộ phận nằm trong quỹ đạo cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước toàn diện, do đảng CS lãnh đạo, trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, song hành với đấu tranh ý thức hệ, mà những thành viên tham gia có nhận thức từ không đến có, và từ có, đến có những mức độ khác nhau, hẳn nhiên dưới sự chi phối hoặc lãnh đạo trực tiếp của Đảng CSVN, thông qua các tổ chức có tính sách lược, như mặt trận Liên minh Dân tộc Dân chủ và Hòa bình, hay Mặt Trận Giải phóng Miền Nam…

Nó nằm trong một quỷ đạo, nên toàn cục chi phối bộ phận, song không vì thế mà mỗi bộ phận không có sắc thái riêng của nó, đặc biệt đáng nói – cho nên nó đã thành vấn đề – là bộ phận đấu tranh ở các Đô thị Miền Nam của số đông TNSVHS, cùng với một bộ phận dân chúng các giới. 

Họ không nằm trong bối cảnh hoàn toàn bị thúc ép, đẩy vào chiến trường hay vào cuộc đấu tranh. Họ có điều kiện tương đối cho một sự chọn lựa trước thời cuộc : đứng trước cuộc chiến tranh khốc liệt, lại có sự hiện diện của đội quân nước ngoài khổng lồ, do Mỹ cầm đầu, có một số quân các nước tham gia, như Úc, Đại Hàn, Thái Lan,…, Một quốc gia như thế, rõ ràng không độc lập và một chính thể VNCH không mấy thuyết phục. 

Sự hiện diện của quân đội nước ngoài là một sự kiện quan trọng, là điều mà Ngô Đình Diệm, Tổng Thống VNCH, từng nói với Mỹ : “Nếu đưa quân đội Mỹ vào VN, thì Chính phủ ông sẽ mất chính nghĩa trướccái nhìn của nhân dân VN.” Lời nói đó chứng tỏ ông ấy là người am hiểu thời cuộc và tâm lý của nhân dân, nó xuất phát từ ý thức độc lập dân tộc. Ông kiên quyết chống Chủ nghĩa Cọng sản, đồng thời không chấp nhận lệ thuộc bất cứ nước ngoài nào, dù là Mỹ, là quốc gia đã bảo kê ông. Một phần lịch sử có thể đánh giá Ông là một người yêu nước theo cách của mình, và những người theo ông. Thế rồi ông bị nội bộ đảo chánh và giết chết. Những người lần lượt lên thay ông lãnh đạo VNCH, đã không đủ sức đương đầu với cuộc chiến tranh, vào lúc thế lực đã yếu.

Tuy nhiên, phải thừa nhận phía CSVN đã phát huy được lòng yêu nước, đẩy mạnh tuyên truyền, và tác động có hiệu quả trong một bộ phận thanh niên, cùng với hình ảnh của một đội quân kháng chiến gian khổ, kiên trì đánh đuổi được thực dân Pháp,. 

Họ là thế hệ lớn lên từ âm vang chiến thắng Điện Biên Phủ và trải qua dưới chế độ VNCH, chưa có thực nghiệm và hiểu biết về lịch sử, sự cọ xát của giai đoạn 1945 và 1954 của các thế hệ trước. Họ đã chọn đứng về phía gian khổ chứ không ở phía có thể êm ả hơn, nếu thừa nhận rằng, tác động ý thức hệ CS không phải là chủ yếu đối với các thế hệ thanh niên đang lớn lên trong bối cảnh chế độ Cọng hòa. 

Vì vậy, đặc trưng đáng lưu ý của phong trào đấu tranh là tính tự nguyện, hướng về mục tiêu hòa bình, chấm dứt chiến tranh, độc lập dân tộc, và sau đó là dân chủ. Họ mơ một xã hội lương thiện – công bằng – văn minh, nhưng lại rất mơ hồ về khái niệm“dân chủ”, không chỉ riêng với họ, mà mơ hồ với cả toàn dân VN cũng không là điều nói quá, và cái mơ hồ đó vẫn đúng cho đến hôm nay.

Lịch sử VN cận đại, hơn 100 năm những người yêu nước đã bàn cãi chuyện Quốc gia- Cộng sản, để tìm đường cứu quốc, đã không thống nhất được, nên mới thay vào bằng khẩu súng. Nay, tiếng súng ấy đã im, một hoạt cảnh cách mạng bạo lực xem như tạm chấm dứt, VN lại tiếp tục phân hóa như lúc bắt đầu, mà trong thế kỷ mới nầy, những vấn đề then chốt của một trăm năm trải qua, đáng lẽ đã được vượt lên, như độc lập thống nhất đã có, ý thức hệ CS cũng đã chín mùi. Nhưng không, mâu thuẩn dường như lại tiếp nối trong các thế hệ tiếp theo, cùng với những nhận thức mới của thời kỳ mới, trong một bối cảnh phức tạp rất khác xưa.

Cuộc đấu tranh Nam-Bắc vì độc lập dân tộc, lồng trong chiến tranh ý thức hệ của hai phe, trong phạm vi cục bộ của VN, dù có hay không có phong trào đấu tranh đô thị của TNSVHS, thì phe thất bại vẫn thất bại, phe thắng cuộc vẫn thắng cuộc, vì nhiều yếu tố khác. Cái giá trị của phong trào đấu tranh không có vai trò gì lớn trong sự thành bại của đôi bên. Quan niệm chính thống của CSVN xem nó không hơn một quả pháo.

Song ý nghĩa lớn nhất ở chỗ, nó thể hiện tinh thần yêu nước thuần khiết, thái độ dấn thân tự nguyện của thế hệ thanh niên, biết quan tâm đến Tổ quốc trước họa xâm lược, biết yêu độc lập và tha thiết với dân chủ tự do. Nhân dân cũng thế, cũng vì hòa bình, độc lập, vì một xã hội lương thiện mà đi theo, chứ không vì hận thù hay vì một chủ thuyết xã hội nào.

Sự thật, số đông nào cũng chỉ hướng về một mục tiêu chung nhất: độc lập và phồn vinh.
Xem xét lại lịch sử, là vấn đề của lịch sử.

Nhưng sự tự vấn của mỗi người, mỗi nhóm người trong từng thế hệ thì không thể không có, về một giai đoạn lịch sử mình đã trải qua. Điều nầy sẽ thuộc về nhận thức và quyền tự do của cá nhân.

Có một câu nói đáng chú ý của Putin:
“Không ai thoát khỏi được lịch sử”. 

Putin đã nói trong bối cảnh chuyển hóa từ một Liên bang Xô Viết thành một Liên bang Nga, trong sự đảo lộn tinh thần, tình cảm, lý trí, nhân sinh quan, và cả đời sống vật chất. Dù thế, không ai có thể can thiệp được vào quá khứ, dù phủ định, tô bồi, hay luyến tiếc. “Không ai thoát được khỏi lịch sử”, có thể được hiểu là phải nhìn quá khứ bằng tinh thần khách quan của thời điểm lịch sử, của bối cảnh cá nhân đã cống hiến, đã trải qua. Chấp nhận nó và không chỉnh sửa. Đó là cách để giả từ quá khứ. Đó là cách thu xếp sòng phẳng nhất cho hiện tại và tương đất nước. Không vay mượn nó bất cứ điều gì. Không lợi dụng và ăn gian nó bằng bất cứ cách nào. Ăn gianquá khứ, hay ăn mày quá khứ đều đáng xấu hổ, đều là thể hiện sự yếukém về nhân cách.

Đó cũng là cách đoàn kết và hòa hợp dân tộc. Vì lịch sử đã dâng hiến cho ta những gì thiêng liêng nhất mà nó có thể. Mặt khác, quá khứ cũng đã làm nên hiện tại. Hiện tại là lời giải đáp làm sáng tỏ quá khứ, hiện tại còn có khả năng làm cho quá khứ có ý nghĩa hoặc là trở thành vô nghĩa.

Truyền thống được nuôi dưỡng như thế nào, để phát huy, và định hướng đúng cho hoàn cảnh hôm nay, để không bị lạc hướng ? Truyền thống không phải để đóng khung tôn thờ và lợi dụng hoặc bị lợi dụng cho một ưu thế không chân chính. Truyền thống yêu nước sẽ phải là nguyên chất, thuần khiết, là cống hiến cho mục tiêu cao nhất : Tổ quốc trên hết.

Trước tình thế hôm nay, chúng ta cần nhìn rõ đâu là thế lực thù địch ? Tại sao đó không phải là bành trướng Bắc kinh ? Nó không chỉ là tai họa riêng cho VN, mà nó đang khiến cả thế giới lo lắng ?

Với đất nước Trung Hoa, Đảng CSTQ đã dám hy sinh hằng trăm triệu sinh mạng, chấp nhận cho hằng tỉ dân sống trong khổ ải để đánh đổi cho sự vươn lên ở ngôi vị bá chủ siêu cường, bằng bạo lực không dấu diếm, (điều nầy Mao Trạch Đông đã từng nói), và họ đã trở thành một nước bành trướng hung bạo như hôm nay. Mặc cho cái giá phải trả, và dù xu hướng bành trướng bạo lực nầy, về mặt đạo đức nhân sinh và thời đại, không phải là điều đáng khuyến khích, mà thậm chí đáng ghê tởm, nhưng phải thừa nhận, đó cũng là một mặt thành tựu. 

Về lịch sử lâu dài, nói đúng sai là không dễ, nhưng nếu ngay cái thành tựu ấy, tỉ như cũng không có, thì ý nghĩa trăm năm của sự hy sinh sẽ là gì ? Phải chăng đó là trường hợp VN ? Cái giá phải trả thì đã rất cao, mà kết quả đem lại ra sao, sau chừng ấy sự hy sinh của dân tộc hơn nửa thế kỷ qua ? Kinh tế suy sụp đến cơ cấu hạ tầng, xã hội đổ đốn đến độ bất lương, văn hóa dân tộc bị bật gốc, giáo dục tụt hậu thê thảm, lãnh thổ co rút lại, nền độc lập đang từng bước bị cô lập và bị đe dọa hằng ngày, tư tưởng thì mất phương hướng… 

Kết quả nầy có phải là hoài bảo và trách nhiệm của hằng triệu đảng viên và thanh niên đã ngoan cường ngã xuống cho cuộc chiến đấu hay không ? Có phải vì vậy mà hằng triệu thanh niên miền Nam trong VNCH ngã xuống trở thành có ý nghĩa hay không ? Không có câu trả lời đơn giản cho một đúng một sai. 

Tất cả những người đã ngả xuống không còn trách nhiệm với hôm nay, vì tất cả họ đã hoàn thành nghĩa vụ dưới lá cờ Tổ quốc “của mình”. Ví phỏng, sau ngày “thống nhất đất nước” vài thập niên, Việt Nam trở thành một nước phát triền và lương thiện, có tư thế đỉnh đạc của một quốc gia, không nằm trong bóng râm đe dọa nào, thì có lẽ hôm nay, không có sự bàn cãi đúng sai của ngày hôm qua, mà linh hồn của tất cả, dù bên nầy bên kia, đều được giải oan, vì ước mơ chung của dân tộc đã được thực hiện, sư hy sinh củatất cả họ không phải là vô ích. Nhưng nó đã không diễn ra như vậy. 

Toàn bộ trách nhiệm nầy thuộc về những ai đang có trách nhiệm, phải chịu trách nhiệm, chứ không thuộc về nhân dân, không thuộc về những người đã ngã xuống, hoặc đang tàn phế bởi chiến tranh. Nhân dân đã đóng góp xương máu và thân phận mình theo yêu cầu của mỗi bên trong cuộc chiến.

Người thua trong cuộc chiến thì không còn trách nhiệm nữa, có chăng, đó là cái lỗi với dân tộc vì sự thua cuộc, nếu cho rằng con đường chọn lựa của mình là đúng nhất.

Trách nhiệm thuộc về những người hiện đang dẫn dắt đất nước nầy, với món nợ to lớn của quá khứ, trên đôi vai lịch sử, chính là sự trả lời cho câu hỏi: có giữ được độc lập, đưa đất nước thoát khỏi nanh vuốt của bành trướng Bắc Kinh, có tạo dựng được một nước VN độc lập, dân chủ, phát triển, và là một xã hội lương thiện, xứng đáng một quốc gia ngang với giá trị mà nó đã đánh đổi hay không ? 

Không thể là câu trả lời ởm ờ, hay hứa hẹn bâng quơ lần lửa với một thực tại nhàu nát đang tiếp tục diễn tiến. Người dân cần nhìn thấy cái kết quả cuối cùng, sau những lớp lớp hy sinh gần cả thế kỷ, chứ không phải theo dõi và nghe giải thích quá trình sai và sửa sai, từ chình đốn tới củng cố, rồi lại tới chuyện nhóm lò, đốt củi ngô nghê…,cùng với tiếng của bước chân bạo lực rình rập quanh quẩn bên nhà.

Hiện tại sẽ làm cho quá khứ có ý nghĩa hoặc trở thành vô nghĩa. Nhưng chúng ta đang nghe các lãnh đạo nói gì ? Dân chúng nghe nói ngày và đêm về các “Thế lực thù địch”. Lý do gì đất nước nầy có nhiều thù địch đến thế ? 

Tại sao phải nuôi dưỡng hận thù, luôn giương cao ngọn cờ thù địch, nhằm bảo vệ điều gì mà rất trái ngược với khẩu hiệu “làm bạn bốn phương”, và cũng ngược chiều giá trị thời đại ?.Càng vặn nút tăng âm “thế lực thù địch” thì càng tự cô lập mình. Tiếng kêu đòi dân chủ, các đòi hỏi về nhân quyền, dân quyền, các ý kiến về sửa đổi Hiến pháp, các vụ đấu tranh về ruộng đất, các sự kiện biểu dương tinh thần bảo vệ đất nước chống bành trướng, kể cả việc chống tham nhũng, tất cả đều là những yếu tố lành mạnh, vô cùng cần thiết cho một xã hội phát triển bền vững, sao lại có thể bị gom vào cụm từ “Thế lực thù địch”. Là tại sao ? Là tại sao ???

NQ Hội nghị TƯ 6 đã từng khẳng định về một sự suy thoái toàn diện :
“tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống”, nó đẻ ra vô vàng thứ ung nhọt, nhưng đó là quả, chứ chẳng phải là nhân. Cái cốt lỏi xuyên suốt nào là nguyên nhân đích thật cho sự lụn bại và biểu hiện qua các lúng túng về hướng đi ? Hay chính sự suy thoái nầy đã hạ sinh ra các Hoàng tử giả, có tên là “Thế lực thù địch”, soán ngôi Thái tử của chủ trương lớn “Làm bạn với bốn phương” đã bị cô lập và đuổi ra khỏi Hoàng thành ?

Dân gian có câu “thêm bạn bớt thù”, chứ không ai đi tạo dựng cho nhiều kẻ thù để rồi lên gân quyết liệt “ai thắng ai” với nhân dân.!

Liệu rằng: quá khứ có trở thành vô nghĩa ?

Mọi sự nói về quá khứ đều oan uổng, nếu nó không gắn liền với tình thế hôm nay, một đất nước bị lở lói toàn thân mà ngoại xâm thì đang phủ bóng ?. “Điện Biên Phủ trên không” 12 ngày đêm, là cuộc đương đầuquyết liệt không thể tránh né, mà Thủ đô Hà nội đang tưng bừng làm kỷ niệm, không đổi hướng dư luận được, không thể che lấp mấy vạn quânđã vừa hy sinh năm 1979, cũng không làm ai quên đi nổi đau Hoàng sa, Trường sa và cái họa biển Đông đang từng bước bị bao vây.

Vấn đề là thái độ trách nhiệm của ngày hôm nay, của mỗi con người , và của những người đang dẫn dắt đất nước đi về đâu, là lời giải đáp cho điều mà hôm nay ta gọi là truyền thống.

Suy nghĩ nầy chỉ như lời chia sẻ vụn vặt trong cơn gió chiều, tâm hồn,cảnh vật thì vẫn y nguyên, nhưng cái đẹp thì đã biến mất : “Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong” (1)

Nổi buồn thi vị của nhà thơ cũng làm nhẹ đi một chút sự hỏng hóc của xưa và nay.

Tản mạn đêm Noel 12-2012.
* đầu đề của Quê Choa


1 nhận xét:

  1. Nặc danh6/1/13 21:18

    Bài viết của anh Hạ Đình Nguyên rất sâu sắc. Anh đã nói thay suy nghĩ của rất nhiều người. Những người có lương tri và tấm lòng yêu nước, thương dân thực sự ở cả hai miền đều đang cảm thấy đau khổ vì bị lừa bịp bởi cái chủ thuyết cs khốn nạn! Ôi, nhân dân lao động là những người phải chịu thiệt thòi nhất.

    Trả lờiXóa