Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐI ĂN MÀY VÌ “NÔNG THÔN MỚI” !?

Minh Diện
16-12-2012

              Tôi giật bắn người ví suýt đâm xe vào bà già. Bà băng qua đường khi đèn đỏ. May tôi đạp thắng kịp, mũi xe chỉ cách bà gang tấc, nhưng vẫn làm bà hoảng hốt bị té ngã.

Tôi xuống xe, đỡ bà già dậy, trách nhẹ:
               - Suýt nữa bà làm khổ tôi !
              Bà già gật gật đầu, gương mặt rất hiền lành chất phác, tự nhiên tôi cảm thấy thương hại. Tôi hỏi:
             - Bà đi đâu?
              Bà già đáp:
             - Đi ăn xin chú ạ!
           Bà có nét hao hao giống mẹ tôi mấy chục năm trước khi mẹ tôi còn sống. Cũng nhỏ nhắn, lưng hơi còng, vấn tóc, mặc chiếc áo gụ, cái quần đen, miệng đỏ quýt trầu. Tôi dìu bà lên xe chở về xường dệt của gia đình cách đấy không xa.

          Sau khi lấy dầu xoa chỗ chân bà bị đau và pha cho bà ly sữa nóng, tôi hỏi bà quê ở đâu, con cháu thế nào mà lọm khọm đi ăn xin đến nỗi suýt gặp tai nạn như vậy, bà lão nói:
           - Chả dấu gì chú! Tôi ở xã Trực Nội, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định ngoài mình, vào trong này ăn xin, kiếm tiền  giúp cho con nó trả nợ  không thì mất nhà  chú ạ!
            Trong bụng vẫn nửa giận, nửa thương bà lão, nghe nói vậy tôi nói:
           - Chắc cờ bạc đề đóm chứ gì?
            Bà lão thật thà:
           - Ấ chết, sao chú nói thế?  Con tôi là người tử tế!
           - Thế sao lại nợ nần?
           - Thế mới khổ thân nó chú ạ!
           Bà lão kéo vạt áo lau những giọt nước mắt trên gò mà lõm nhăn nheo. Tôi  hỏi hoàn cảnh, bà nói:
           - Không ngờ bằng  này tuổi đầu phải đi ăn xin ! Mà phải  giấu làng nước, xấu hổ lắm chú ạ!

             Tôi từng gặp nhiều người ăn xin, có người coi ăn xin như cái nghể, lợi dụng lòng trắc ẩn của người khác kiếm tiền, nhưng bà lão này khác những người đó, chân chất đôn hậu, thương con thương cháu, cái nét khó lẫn của một người nông dân quê mùa ngoài Bắc. Tôi biếu bà vài trăm ngàn  và mấy bộ áo quần là sản phẩm của công ty gia đình, bảo bà ngồi nghỉ khi khỏe hãy  đi. 

Bà mở bị lấy trầu cau ra nghiền, ngồi nhai bỏm bẻm, và bộc bạch: “Tôi năm nay bảy chín  rồi, ở với vợ chồng thằng út, năm nay cháu nó hơn bốn chục tuổi, có bốn đứa con, đứa nhớn  học lớp mười hai. Nhà bảy miêng ăn, có mẫu hai ruộng, quanh năm chỉ nhắm vào hạt thóc  túng lắm, nhưng vẫn không đến nỗi phải đi ăn xin, nếu không mắc nợ. Là vì năm ngoái chính quyền bắt đóng tiền xây đựng nông thôn mới, nhà tôi có bảy khẩu, hết tất cả 38.500.000 đồng, không có tiền, con tôi  thế chấp nhà vay ba chục triệu đóng hết vẫn còn thiếu 8.500.000 đồng, bây giờ không có tiền trả ngân hàng họ đòi xiết nhà….

                Câu chuyện của người ăn xin chẳng làm tôi quá bất ngờ. Từ lâu tôi đã nghe nhiều chuyện về Chương trình xây dựng nông thôn mới,và gia đình bà cụ Chúc không  phải cá biệt.

Tất cả vì ...phong trào
                Chương trình “Xây dựng nông thôn mới” theo Nghị quyết 20-NQ-TW của đảng từ khóa trước, được cụ thể hóa bằng Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 4-6-2010, với nội dung gồm những 19 tiêu chí, cơ bản là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế , xã hội  từng bước hiện đại, có kinh tế và các tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiêp với sản xuất công nghiêp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị hóa, xã hội  dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc , bảo đảm an ninh chính trị, môi trường. Quyết định này lại được cụ thể hóa bằng Quyết định 491/QĐ-TTg, quy định  19 tiêu chí nông thôn mới, và phát động  9111 xã trong cả nước thực hiện, trong đó có 2000 xã điểm, yêu cầu phải cơ bản hoàn thành vào năm 2020.

                 Để tỏ ra mình là người năng nổ, ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam nhanh miệng tuyên bồ: “ Đây là một chương trình hợp lòng dân,  nông dân và nhân dân cả nước vô cùng phấn khởi!  Chương trình này được sự đồng thuận của nông dân, dân làm chủ thể,   dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ, thay vì dân biết dân bàn dân kiểm tra ”

                  Không chịu thua kém phó chủ tịch Hội nông dân, Thứ trưởng Bộ Nông nghiêp và phát triển nông thôn Hồ Xuân Tùng bốc đồng hơn, nói rằng. đã khảo sát thực tế, có 85% xã đạt đủ 19 chỉ tiêu, 12 % xã đạt 12-15/19 chì tiêu, và đây là một nghị quyết đặc sắc về nông thôn.

               Các cơ quan chức năng reo lên như thế, rồi đồng thanh tương ứng đài báo hót theo, nghị quyết nào của đảng, chính sách nào của chính phủ cũng đúng, cũng trúng, cũng hay! Nhưng thực tế  đến dân là một khoảng cách rất xa, chẳng những không giúp dân mà làm khổ dân.

                Chương trình xây dụng nông thôn mới, theo nghị quyết, nhà nước và nhân dân cùng làm, được phân chia tỷ lệ nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí, huy động các doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn 40% , còn lại 30 % huy động dân trên tinh thần tự nguyện, đồng thuận.

                  Đó là một cách phân bổ kinh phí duy ý chí, nói theo nông dân, là đếm cua trong lỗ.

                 Trước hết nói về cái chủ thể phải đóng góp nhiều nhất. là khối doanh nghiêp.  Chính phủ ban hành Nghị định 61-2010, khuyến kích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn nhưng các   doanh nhân đâu có mặn mà hưởng ứng. Bởi đầu tư vào địa bàn nông thôn và lĩnh vực nông nghiệp không thuận tiện, không có lời, nên các hoanh nhân không muốn ném tiền qua cửa sổ. Hơn hai năm  qua  mới chỉ có 1% đầu tư vào nộng thôn , tương ứng với tỷ lệ đó, tỷ lệ đóng góp xây dựng nông thôn mới của khối doanh nghiệp cũng chỉ được 1%, trong khi chỉ tiêu phân bổ 40%

                 Nhẽ ra nhà nước thu thuế, thu phí của dân, phải lo tu bổ đường xá, nhà thương, trường học ở thành phố cũng như ở nông thôn, đằng này lại chỉ hỗ trợ 30%. Tôi không hiểu tại sao  lại dùng cái động tính từ “hỗ trợ” ở trường hợp này? Như một kiểu ban ơn!?

                 Do kiểu ban ơn như vậy nên rút được đồng bạc nhỏ giọt từ kho bạc ra trầy da tróc vẩy, và tối thiểu phải chi 10% “trà thuốc”.

                 Rốt cuộc trăm dâu đổ đầu tằm, người dân oằn lưng gánh chịu. Nghị quyết nói vận động nhân dân tự nguyện đóng góp, rồi đồng thuận đồng tình, thực tế là bổ thẳng xuống đầu dân, như một thứ thuế ngoài luật, tận thu ráo riết hơn cả thuế!

                 Nếu dân ăn nên làm ra, có bát ăn bát để còn ráng chịu , đằng này dân đã nghèo mạt rệp rồi.

                 Theo con số thống kê của chính phủ, năm  sau tỷ lệ đói nghèo giàm hơn năm trước:   Năm 2006 : 18/1%,
                                     Năm 2007: 14,2%,
                                     Năm 2008 : 12,2%, 
                                     Năm 2009 :11%
                                     Năm 2010 : 10,5%,
                                     Năm 2011: 10%
                                     Năm 2012 : 9,7 %.

                  Đọc một dãy con số thống kê đến mỏi mắt ấy thấy buồn, nhưng  buồn hơn, vì đó là tỷ lệ để báo cáo  thành tích của các địa phương, và để chứng tỏ với thế giới rằng Việt Nam đã thành công trong công cuộc xóa đói giảm ngèo. Đó là những con số biết nói dối!

                Thực tế tỷ lệ đói nghèo gấp hai như  vậy. Có những nơi gấp ba bốn  lần , như ở huyện Trà My tỉnh Quảng Nam là 52%, vùng dân tộc ít người 73%, tỉnh Hà Giang 41%, Điện Biên 32% .

                 Sự dối trá lòi ra khi báo cáo thành tích thì tỷ lệ đói nghèo co lại bằng con chuột , khi xin ngân sách xóa đói giảm nghèo thì tỷ lệ ấy phình ra như con trâu!  Năm 2009 tỷ lệ đói nghẻo theo báo cáo giảm hơn 2008 là 1,2 %, mà riêng khoản tiền chi an sinh xã hội cho người nghèo tăng lên  22.000 tỷ đồng, ấy là chưa kể Mặt trận Tổ quốc huy động 3.200 tỷ và các doanh nghiệp đóng góp 1.600 tỷ. Năm 2010 tỷ  lệ đói nghèo giảm so với năm trước 0,5 % nhưng tiền xóa đói giảm nghèo tăng gấp đôi, ngoài ra còn phải cứu trợ đột suất 4.500 tỷ và 81.400 tấn gạo.

                Cái nghèo, cái đói lẩn quất trong ma trận của 36 loại chính sách, 75 hợp phần, 130 văn bản hướng dẫn và bao nhiêu thứ thông tư chồng chéo khác. Người ta lợi dụng ma trận đó  để mưu lợi trên sự  nghèo dói  của dân , và quay tít con thò lò làm rối thêm lòng dân.

                Đại biểu Lê Văn Cuông ở Thanh Hóa, cho biết: “ Từ ngày các hộ nghèo được phát tiền và hiện vật, khí thế bình xét và công nhận hộ nghèo ở nhiều vùng quê tự nhiên sôi nổi hẳn lên. Những hộ nghèo tâm trạng phấn khởi, một số bị rớt có cử chỉ lời nói thiếu văn hóa, làm cho tình hình nông thôn thêm phức tap”.

                Sự phức tạp ấy càng tăng lên khi những hộ đói nghèo được miễn, giảm tiền đóng góp xây dựng nông thôn mới, “nhường” phần mình cho người người khác, trong khi đều nghèo, như  tắm một lứa .

                Đa phần nông dân hiện nay bình quân mỗi khẩu một sào ruộng, ba tháng  thu hoạch  một vụ , tình ra tiền được 115.000 đồng, ấy là thời tiết thuận hòa, nếu thiên tai thì mất trắng? Các ngành nghề phụ ở nông thôn nhen nhúm lên như ngọn lửa rơm, không có vốn, tay nghề rất hạn chế, chưa có đầu ra, lại tắt.  Người nông dân phải xoay xỏa kiếm miếng ăn đã khó, lại phải  đóng góp xây dựng 19 chỉ tiêu trong Chương trình nông thôn mới đến còng lưng, chịu không nổi. Theo bà lão  Lê Thị Chức, xã Trực Nội, huyện Trực Ninh, Nam Định , quê bà  có 6000 khẩu, số tiền phải đóng góp là 33 tỷ đồng, bình quân mỗi khẩu 5.500.000 đồng. Không có tiền đóng phải thế chấp nhà vay ngân hàng lấy tiền đóng rồi nợ chồng nợ.  Đó là cái lý do để bà phải khoác bị vào Nam ăn mày!

          Không chỉ riêng xã Trực Nội, không chỉ một mình bà cụ Chúc, mà nhiều nơi dân đang khốn khổ vì "Chương trình xây dựng nộng thôn mới" trong hoàn cảnh người nông dân và sự căng thẳng vật giá hiện nay. Vừa qua tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khòa 13, nhiều đại biểu đã lên tiếng đề nghị đảng, nhà nước có chính sách khoan cưu sức dân vì dân đã kiệt sức.

           Trái lại,Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Đồng Tháp, Vĩnh Long, rồi Lâm Đồng, ở đâu cũng chỉ thị lãnh đạo địa phương đầy nhanh tốc độ chương trình xây dựng nông thôn mới và nhấn đi nhấn lại phải huy động sức dân. Không biết ông Nguyễn Phú Trọng có nhớ đảng đã huy động sức dân bao nhiêu năm rồi, và bây giờ sức dân đã kiệt như các đại biểu Quốc hội đã nêu lên giữa nghị trường?

Blog Bùi Văn Bồng

1 nhận xét:

  1. phong trào XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

    ai hiểu nó như thế nào vậy, mà sao cán bộ địa phuơng bắt dân phải đóng một số tiền khổng lồ, phải cầm nhà ,cầm đất để đóng, rồi không có tiền trả tiền lời, phải ra đuờng ăn xin

    tại sao đại đa số dân chúng không sáng con mắt ra nhỉ, sao không cùng nhau đứng lên phất cờ khởi nghĩa, để cho bọn bán nuớc lộng hành đến như vậy

    Trả lờiXóa