NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:
“Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ
của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975)”
Báo Đà Nẵng20-12-2012
Ngày 17-12-2012, Sở Khoa học và Công nghệ
thành phố Đà Nẵng thành lập Hội đồng và tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học:
“Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt
Nam cộng hòa (1954 – 1975)”, do Thạc sĩ Võ Công Trí làm chủ nhiệm đề tài.
Xuất phát từ nhu cầu sưu tập tư liệu phục vụ
cho việc phát huy truyền thống yêu quê hương, biển đảo; đồng thời để giúp các
cơ quan hữu trách trong việc đấu tranh khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với
quần đảo Hoàng Sa (nay là huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng), từ năm 2010,
Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng được giao là cơ quan chủ quản triển khai đề tài
quan trọng này. Sau hai năm làm việc nghiêm túc với tinh thần khoa học, các báo
cáo kết quả và tài liệu liên quan đến công trình đã hoàn thành.
Có thể nói, đây là lần đầu tiên, một đề tài khoa học nghiên cứu về Hoàng Sa từ các nguồn tư liệu lưu trữ của chính quyền Trung ương của Việt Nam Cộng hòa được triển khai. Ban Chủ nhiệm đề tài đã tiếp cận, nghiên cứu hàng chục ngàn trang tư liệu liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, và đã chọn đọc 209 hồ sơ, với hơn 1.028 trang tư liệu (chọn lọc) được lưu tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia. Từ đó hệ thống hóa những tư liệu quan trọng, chính yếu về Hoàng Sa theo những chủ đề riêng (chủ quyền, quân sự, kinh tế, nghiên cứu khoa học...), gồm: 521 trang tư liệu gốc, 30 ảnh tư liệu và 2 bản đồ. Tất cả các tư liệu được công bố trong đề tài này đều là những văn bản gốc, độc bản, có giá trị đặc biệt về lịch sử. Do vậy, mỗi tư liệu khảo sát được xem như là một hiện vật lịch sử, làm cơ sở, chứng cứ cho việc chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, khẳng định tính liên tục về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Tất cả các tư liệu trên đã phản ánh một cách chân thực, vững chắc, liên tục hoạt động quản lý địa giới hành chính, ấn định lãnh hải, phương diện ngư nghiệp, nghiên cứu hải dương học, điều phái viên quản lý hành chính, canh phòng các đảo, tình hình tiếp viện lương thực, điều kiện đời sống của binh lính, nhân viên trên quần đảo Hoàng Sa từ năm 1954 đến năm 1975.
Có thể nói, đây là lần đầu tiên, một đề tài khoa học nghiên cứu về Hoàng Sa từ các nguồn tư liệu lưu trữ của chính quyền Trung ương của Việt Nam Cộng hòa được triển khai. Ban Chủ nhiệm đề tài đã tiếp cận, nghiên cứu hàng chục ngàn trang tư liệu liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, và đã chọn đọc 209 hồ sơ, với hơn 1.028 trang tư liệu (chọn lọc) được lưu tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia. Từ đó hệ thống hóa những tư liệu quan trọng, chính yếu về Hoàng Sa theo những chủ đề riêng (chủ quyền, quân sự, kinh tế, nghiên cứu khoa học...), gồm: 521 trang tư liệu gốc, 30 ảnh tư liệu và 2 bản đồ. Tất cả các tư liệu được công bố trong đề tài này đều là những văn bản gốc, độc bản, có giá trị đặc biệt về lịch sử. Do vậy, mỗi tư liệu khảo sát được xem như là một hiện vật lịch sử, làm cơ sở, chứng cứ cho việc chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, khẳng định tính liên tục về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Tất cả các tư liệu trên đã phản ánh một cách chân thực, vững chắc, liên tục hoạt động quản lý địa giới hành chính, ấn định lãnh hải, phương diện ngư nghiệp, nghiên cứu hải dương học, điều phái viên quản lý hành chính, canh phòng các đảo, tình hình tiếp viện lương thực, điều kiện đời sống của binh lính, nhân viên trên quần đảo Hoàng Sa từ năm 1954 đến năm 1975.
Kết quả nghiệm thu Đề tài được tất cả các
thành viên Hội đồng gồm những nhà khoa học, nghiên cứu, hoạt động văn hóa thống
nhất xếp loại Xuất sắc.
ThS Bùi Văn Tiếng (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà
Nẵng, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu):“Đề tài nghiên cứu khoa học “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các
tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa 1954-1975” do ThS. Võ Công
Trí (Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng) làm chủ nhiệm cũng nằm trong mạch nghiên
cứu chung về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
qua các thời kỳ lịch sử. Nếu như Đề tài “Font tư liệu về chủ quyền của Việt
Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa-thành phố Đà Nẵng” do TS. Trần Đức Anh Sơn
(Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng) làm chủ nhiệm trước đây
chỉ trích lược vắn tắt nội dung các tư liệu liên quan đến Hoàng Sa từ nhiều
nguồn, ở nhiều giai đoạn khác nhau thì Đề tài “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
qua các tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa 1954-1975” tập
trung vào một nguồn tư liệu duy nhất là của chính phủ Việt Nam Cộng hòa và ở
một giai đoạn duy nhất là giai đoạn 1954-1975. Nhờ vậy nhóm tác giả Đề tài có
điều kiện đi sâu khai thác nhiều tư liệu không chỉ có giá trị lịch sử hết sức
chân thực mà còn có giá trị pháp lý rất tường minh, góp phần khẳng định chủ
quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa đang bị quân
đội Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm từ năm 1974. Trên mặt trận ngoại giao
học thuật rất sôi động hiện nay, Đề tài này còn mở ra một cách tiếp cận mới
đối với các tư liệu khẳng định chủ quyền của nước ta đối với Hoàng Sa và
Trường Sa nói riêng, Biển Đông nói chung. Mới không phải do lâu nay chưa tiếp
cận theo hướng này, mà mới do đây là lần đầu tiên tiếp cận theo hướng này một
cách có hệ thống và quan trọng hơn là được tận mục sở thị các tư liệu có liên
quan mà vì lý do bảo mật nên đến nay vẫn đang nằm ngoài tầm nhìn lẫn tầm với
của các nhà nghiên cứu. Đây là đóng góp lớn nhất của nhóm tác giả Đề tài”.
|
baodanang.vn
============
HOÀNG SA Ư ? ĐỪNG MƠ !
Dong Phung Viet
21-12-2012
Hôm nay, người ta kỷ niệm ngày thành lập Quân
đội nhân dân Việt Nam. Nhân dịp này, mình nảy ra ý, thử đem Quân đội nhân dân
Việt Nam hồi mới thành lập, so với Quân đội nhân dân Việt Nam bây giờ xem sao.
So sánh mà chỉ dùng sự kiện (hay còn gọi là hiện
tượng) thì dễ phiến diện và trở thành bất cập, còn đối chiếu bản chất thì lại rất
khó, bởi bản chất vốn dĩ là trừu tượng. Thôi thì xem thử quan niệm về vai trò
Quân đội nhân dân Việt Nam hồi mới thành lập với hiện nay coi có gì giống và có
gì khác xưa không.
Do người ta vẫn bảo, khảo sát “lời thề” của một
nhóm đối tượng (nếu họ có) là một trong những cách có thể giúp tìm hiểu quan niệm
về vai trò của nhóm đối tượng đó trong tương quan riêng – chung, nên mình tra –
đối chiếu “10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam” hồi xưa
và hiện nay.
Dưới đây là vài khác biệt trong lời thề đầu tiên – giữa “10 lời thề danh dự” của thành viên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam bây giờ), do tướng Giáp soạn và “10 lời thề danh dự” của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia không cho biết tác giả “10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam” hiện nay là ai và quân nhân phải thề như thế từ khi nào nhưng có thể khẳng định đó là quan điểm của Đảng CSVN vì Quân đội được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng).
Dưới đây là vài khác biệt trong lời thề đầu tiên – giữa “10 lời thề danh dự” của thành viên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam bây giờ), do tướng Giáp soạn và “10 lời thề danh dự” của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia không cho biết tác giả “10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam” hiện nay là ai và quân nhân phải thề như thế từ khi nào nhưng có thể khẳng định đó là quan điểm của Đảng CSVN vì Quân đội được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng).
Cũng xin nói thêm là sở dĩ mình chỉ chọn, so
sánh lời thề đầu tiên, vì lời thề đầu tiên luôn luôn được xem là lõi (quan trọng
nhất) và cả vì so sánh – phân tích hết cả 10 lời thề danh dự của ngày xưa với
bây giờ thì dài dòng quá:
o Hồi 1944: “ Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt
Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để tiêu diệt bọn phát xít Nhật-Pháp và bọn
Việt gian phản quốc, làm cho nước Việt Nam trở nên một nước độc lập và dân chủ
ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới”.
o Bây giờ: “Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt
Nam; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu thực hiện một nước
Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa
xã hội”.
o So sánh những khác biệt:
Hồi mới thành lập, khi Đảng đang cố gắng để nắm
chính quyền, quân nhân thề “làm cho nước Việt Nam trở nên một nước độc lập và
dân chủ ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới”.
Bây giờ, sau khi Đảng đã trở thành tổ chức
chính trị duy nhất, lãnh đạo toàn diện, quân nhân chỉ còn thề “phấn đấu thực hiện
một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào
cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
chủ nghĩa xã hội”.
Ý nguyện quan trong nhất trong lời thề đầu
tiên, hồi mới thành lập: “làm cho nước Việt Nam trở nên một nước độc lập và dân
chủ ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới” đã bị đục bỏ.
Chưa kể, đem lời thề bây giờ: “phấn đấu thực
hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực
vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và chủ nghĩa xã hội”, so với bối cảnh chính trị thế giới và hiện tình Việt Nam,
người ta dễ cười hơn dễ cảm.
Thề để người nghe (có thể cả người tuyên thệ)
cười thì có nên thề không?
2.
Trong mục “10 lời thề danh dự của quân nhân
Quân đội nhân dân Việt Nam” trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, còn có một
chi tiết khác, đó là riêng Hải quân nhân dân Việt Nam thì có lời thề thứ 11.
Lời thề thứ 11 nội dung như vầy: “Chúng ta xin
thề trước hương hồn của tổ tiên, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hi
sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai
sau quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được
quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”.
Tra tìm thêm trên mạng thì có vài chỗ cho biết
là lời thề thứ 11, xuất hiện sau khi xảy ra vụ Trung Quốc tấn công Trường Sa,
chiếm đảo Gạc Ma, bắn chìm ba tàu, giết 64 người lính Việt Nam.
Chừng đó thông tin khiến mình nảy ra vài thắc
mắc:
a/ Tại sao Hải quân nhân dân Việt Nam chỉ thề
“bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa” mà không nhắc gì đến Hoàng Sa? Chẳng lẽ
Hoàng Sa không phải là “một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”?
b/ Tại sao lời thế thứ 11 lại chỉ dành cho
quân nhân Quân chủng Hải quân? Còn Lục quân và Không quân – hai quân chủng khác
của Quân đội nhân dân Việt Nam không thề lời thề thứ 11?
c/ Phải chăng cả (a) và (b) cùng là “chủ
trương lớn” của Đảng?
Khi trò chuyện với một vài sĩ quan Hải quân
rành rẽ chuyện Trường Sa 1988, họ bảo, trước, trong và sau khi xảy ra sự kiện Gạc
Ma, bên Hải quân có rất nhiều người không đồng tình với cách ứng xử của Đảng,
Nhà nước nhưng họ không thể làm gì khác hơn chuyện “ngậm đắng, nuốt cay”, chấp
hành chỉ đạo từ “trên”.
Hình như vì vậy và trong bối cảnh như thế, “Lời
thề thứ 11” ra đời. Nó có vẻ như một phương thức trấn an, một kiểu “công tác tư
tưởng” dành riêng cho quân nhân Quân chủng Hải quân.
3.
Qua You Tube, mình được xem một video clip, cảnh
lính Trung Quốc xả súng bắn vào những người lính Việt Nam trấn giữ Gạc Ma bằng…
tay không và cờ. Xem cảnh đó, mình tin ai cũng phẫn nộ, ít ai cầm được nước mắt.
64 người lính Việt Nam – một nhúm người không vũ trang, trơ trọi giữa đại
dương, bị kẻ thù vây bọc, bị chúng xả súng bắn gục từng người, từng người nhưng
không ai nao núng – là 64 anh hùng. Giống như tiền nhân, 64 anh hùng này đem
sinh mạng của mình để minh định với Trung Quốc: Trường Sa là của Việt Nam!
Trước 64 anh hùng “vị quốc vong thân” ở Trường
Sa năm 1988 khoảng 14 năm, hồi 1974, có 74 người lính Việt Nam khác, cũng đem
sinh mạng của họ để minh định với Trung Quốc: Hoàng Sa là của Việt Nam!
Đâu khoảng năm 2008, Bùi Thanh – một nhà báo
làm việc tại tờ Tuổi Trẻ, giới thiệu trên blog của anh loạt bài “Hoàng Sa – Tường
trình 34 năm sau”, kể về cuộc hải chiến bảo vệ chủ quyền Việt Nam tại quần đảo
Hoàng Sa.
Đọc loạt bài này, mình nhớ mãi chi tiết ông Lữ Công Bảy – một nhân chứng
– bảo rằng, khi cuộc chiến tàn, trên đường trở về đất liền, những người lính Việt
Nam tiếp tục được lệnh quay lại Hoàng Sa. Bất kể tàu hư, sức kiệt, đồng đội lớp
chết, lớp bị thương, song: “…giữa khỏanh khắc yên lặng kỳ lạ và căng thẳng đó,
một câu nói được thốt ra, tôi còn nhớ mãi: Dù sao đánh nhau với Trung Quốc nếu
có chết cũng vinh quang hơn.. ”.
Năm 2009, Tuổi Trẻ đăng loạt bài vừa kể của
Bùi Thanh, tựa loạt bài này trên Tuổi Trẻ có khác một chút so với trên blog:
“Hoàng Sa – Tường trình 35 năm sau”. Nội dung của “Hoàng Sa – Tường trình 35
năm sau” bị lược bỏ nhiều chi tiết, trong đó có chi tiết: “Dù sao đánh nhau với
Trung Quốc nếu có chết cũng vinh quang hơn… ” như “Hoàng Sa – Tường trình 34
năm sau”.
Đó là một sự thật đắng chát. Tuy cùng “vị quốc
vong thân”, cùng là anh hùng nhưng 74 anh hùng Việt Nam tử trận ngoài Hoàng Sa
may mắn hơn 64 anh hùng hi sinh tại Trường Sa ở chỗ, họ được đánh những kẻ công
nhiên cưỡng đoạt chủ quyền của người Việt trên biển Đông.
Nguồn: FB Dong Phung Viet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét