PV.VRNs*
15-11-2012
*Một phóng viên mới của VRNs được sắp xếp để được vào dự phiên tòa, nhưng quá bất ngờ về tiến trình tranh tụng và cách xử của tòa án, nên người phóng viên nay đã lâm bệnh. Mãi đến hôm nay, người phóng viên này mới có thể viết lại tường tận để thông tin đến bạn đọc.
Phiên tòa bỗng lặng đi vài giây. Lời tự bào chữa “Bởi vì tôi là người Việt Nam” của Việt Khang đủ để xổ toẹt vào Cáo trạng của Viện Kiểm sát, là lời biện hộ đầy đủ và hùng hồn nhất, làm thức tỉnh những trái tim đã bán linh hồn cho ngoại bang, kêu gọi lòng yêu nước nơi những người bàng quan trước vận mệnh sinh tử của đất nước.
Phiên tòa bỗng lặng đi vài giây. Lời tự bào chữa “Bởi vì tôi là người Việt Nam” của Việt Khang đủ để xổ toẹt vào Cáo trạng của Viện Kiểm sát, là lời biện hộ đầy đủ và hùng hồn nhất, làm thức tỉnh những trái tim đã bán linh hồn cho ngoại bang, kêu gọi lòng yêu nước nơi những người bàng quan trước vận mệnh sinh tử của đất nước.
VRNs (15.11.2012) – Sài
Gòn – 8 giờ sáng ngày 30.10.2012 tôi đến Tòa án Sài Gòn để tham dự phiên tòa xử
hai nhạc sĩ yêu nước. Trong sân tòa dày đặc công an chìm nổi. Tôi ước lượng
cũng phải đến 300-500 tên. Ngoài ra còn có xe chữa cháy, xe cứu thương và xe
bít bùng đậu trong khu vực tòa. Thỉnh thoảng lại có môtô cảnh sát giao thông và
113 chạy vào sân tòa rồi lại chạy ra. Không khí sân tòa ngột ngạt và căng thẳng
như sắp sửa xảy ra khủng bố.
Trong sân tòa xuất hiện một số
nhóm người là thân nhân và bạn bè của hai nhạc sĩ. Có mấy ca viên của ca đoàn
xóm 7-8 nhà thờ Kỳ Đồng. Khuôn mặt ai cũng có vẻ căng thẳng, không phải vì thân
nhân của họ sắp sửa bị tòa kết án bất công mà vì họ đang đứng trong một rừng cảnh
sát, nguy hiểm ập đến với họ bất cứ lúc nào.
Tôi xuất trình giấy tờ và đi qua
vòng kiểm soát thứ nhất, một dãy hàng rào sắt cắt ngang sân tòa, công an nai nịt
gọn gàng, với súng ống lăm lăm trên tay như đang sẵn sàng chiến đấu với nhân
dân. Vòng kiểm soát thứ hai đặt tại cửa chính của tòa, công an thu hết điện thoại
và các thiết bị điện tử của những người đến tham dự, sau đó còn bắt tôi qua một
cửa điện tử kiểm soát vũ khí như ở sân bay.
Trong phòng xử có hơn 20 người
tham dự trong đó phân nửa là chị em phụ nữ trong vai “diễn viên quần chúng”. Những
người tham dự khác đông hơn, kể cả thân nhân của hai bị cáo ngồi tại sảnh
chính, theo dõi phiên tòa qua màn hình. Trong phòng xử, sảnh xem truyền hình trực
tiếp và hành lang đầy nhóc an ninh chìm nổi, với những cặp mắt soi mói, rình rập
đến tất cả mọi cử động ánh mắt của những người tham dự.
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Vũ
Phi Long.
Bào chữa cho nhạc sĩ Trần Vũ Anh
Bình là luật sư Nguyễn Văn Miếng, Đoàn Luật sư Sài Gòn; bào chữa cho nhạc sĩ Việt
Khang là luật sư Trần Vũ Hải, Đoàn Hà Nội .
Để có luật sư bào chữa cho hai
anh, anh Trần Văn Việt anh của anh Bình đã phải bỏ cả công ăn việc làm để dò hỏi,
tìm kiếm người sẵn lòng giúp đỡ em mình, bà Chung Thị Thu Vân mẹ anh Việt Khang
đã phải lặn lội từ Mỹ Tho lên Sài Gòn gõ cửa các văn phòng luật sư, cuối cùng một
luật sư giới thiệu bà về Đoàn Luật sư Sài Gòn, nơi đây đã nhiệt tình giới thiệu
bà cho luật sư Trần Vũ Hải có chi nhánh tại Sài Gòn.
Trong vụ án này, vợ của hai nhạc
sĩ cũng bị an ninh mời lên bót hỏi tội. Chị Cao Thị Lan Anh vợ anh Việt Khang bị
an ninh gây áp lực về tinh thần và bị lấy lời khai như một kẻ phạm pháp. Chị
Trương Thị Mỹ Duyên vợ anh Bình mặc dù không quen giao tiếp ngoài xã hội cũng bị
an ninh bắt viết lời khai nhưng chị đã xé nát tờ giấy ném vào mặt chúng và đứng
dậy ra về. Lời khai của chị Lan Anh và chị Mỹ Duyên (nếu có) trong điều kiện
như vậy liệu có giá trị hay không?
Phiên tòa bắt đầu lúc 8 giờ 30.
Trong phần mở đầu phiên tòa, luật sư Hải yêu cầu tòa triệu tập giám định viên;
luật sư Miếng yêu cầu tòa cho công bố các bài hát tại phiên tòa do chứng cứ là
các tác phẩm âm nhạc nên cần phải có cái nhìn toàn diện và khách quan.
Về yêu cầu của luật sư Hải, thẩm
phán Vũ Phi Long nói đã gửi giấy triệu tập hai giám định viên nhưng do luật sư
Hải gửi yêu cầu quá trễ nên các giám định viên đang nghỉ phép, không thể mời được.
Tuy nhiên bản Kết luận giám định của họ vẫn có giá trị làm căn cứ để xét xử
trong vụ án này.
Về yêu cầu của luật sư Miếng, thẩm
phán nói không thể đáp ứng trong khuôn khổ của một phiên tòa, tất cả đều phải
căn cứ vào bản Kết luận giám định.
Sau khi vị đại diện Viện Kiểm sát
công bố Cáo trạng, thẩm phán cho mọi người giải lao.
Tiếp tục phiên tòa, trong phần
xét hỏi, thẩm phán Vũ Phi Long chủ yếu truy vấn mục đích của các bị cáo. Các bị
cáo đã trả lời mục đích của các bị cáo là chống Trung Quốc, các hành vi bị
cáo thực hiện là tự nguyện không bị ai xúi giục và không có mục đích chống nhà
nước.
Phần luận tội, công tố viên hùng
hồn: Hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, đề nghị phạt Trần
Vũ Anh Bình 6-7 năm tù và khuyến mãi 3 năm quản thúc; Việt Khang 4-5 năm tù và
kính biếu 2 năm quản thúc theo khoản 2 Điều 88.
Bắt đầu bài bào chữa, luật sư của
anh Bình lên tiếng tố cáo cơ quan an ninh đã bắt giữ nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình
trái pháp luật 3 ngày. Anh Bình bị bắt tại nhà vào sáng 19-9-2011, bị giữ tại
Công an phường 9 quận 3 một ngày, giữ tại số 4 Phan Đăng Lưu hai ngày. Tối ngày
21.09.2011 Cơ quan An ninh mới ra lệnh bắt khẩn cấp. Trong các biên bản hỏi
cung, có một biên bản anh Bình bị dựng dậy để lấy lời khai lúc 0h15 là vi phạm
luật cấm hỏi cung ban đêm. Luật sư yêu cầu tính lại ngày anh Bình bị bắt là
ngày 19.09.2011.
Tranh luận với luật sư, đại diện
Viện Kiểm sát nói việc bắt giữ người là nghiệp vụ của công an, Viện không can
thiệp, “án tại hồ sơ” nên Viện vẫn xác định ngày anh Bình bị bắt là 21.09.2011.
Ôi Trời ơi! Viện Kiểm sát có nhiệm
vụ giám sát việc thực thi pháp luật mà trả lời vô pháp như vậy. Chẳng trách vì
sao việc bắt giữ người trái pháp luật của cơ quan công an xảy ra hằng ngày trên
đất nước này.
Luật sư của anh Bình trình bày tiếp,
hành vi của bị cáo chỉ đáng bị xử phạt hành chính. Vì các lý do anh Bình cũng
có các hành vi tương tự:
-
Trong vụ án này, có Nguyễn Kiên Giang treo cờ vàng tại 3 địa điểm tại thành phố
Thái Nguyên, chỉ bị xử phạt hành chính. Thực ra công an Thái Nguyên không xử lý
hành vi treo cờ vàng mà phạt Nguyễn Kiên Giang về 2 hành vi: Xem các trang mạng
lề trái, và phát tán trong mạng điện thoại hình ảnh độc hại. Nghị định gì đó về
văn hóa – thông tin tôi nghe không rõ, mà công an áp dụng, không xử phạt hành
vi treo cờ vàng.
-
Trần Thành, người được tặng một laptop mới và có nhiều bài đăng trên web,
không bị truy tố vì chưa thành niên.
-
Nguyễn Thiện Khánh (em trai của nhân vật bí ẩn Nguyễn Thiện Thành) và Trần Tuấn
Kiệt cũng không bị khởi tố vì “hoạt động cầm chừng”. Luật sư nói Cơ quan điều
tra đã “sáng tạo” ra định chế “hoạt động cầm chừng” để miễn truy tố các sinh
viên này.
Về hành vi vi phạm theo Cáo trạng,
trước tòa anh Bình có nhận thực hiện một số hành vi, nhưng thấy việc mình làm
có thể nguy hiểm cho bản thân nên đã tự ý chấm dứt trước khi công an phát hiện.
Nên đề nghị Tòa xem xét cho anh Bình tình tiết tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội.
Đáng chú ý là kết luận giám định
11 tác phẩm âm nhạc thu giữ trong máy vi tính của anh Bình, không xác định Trần
Vũ Anh Bình là tác giả mà chỉ đi phân tích tính “độc hại” của những tác phẩm
này. Anh Bình khai mục đích việc đăng nhạc lên mạng là để đấu tranh đòi tự do
và nhân quyền, lên tiếng phản đối Trung Quốc dùng vũ lực cướp biển đảo của
mình, bắn giết ngư dân ViệtNamtrên biển.
Về việc làm truyền đơn đem dán và
treo cờ vàng, luật sư cho rằng Cơ quan điều tra đã dùng chứng cứ ảo để kết tội
thật. Cơ quan điều tra chỉ phát hiện ra sự việc khi truyền đơn và cờ vàng xuất
hiện trên internet. Họ đã in ra và bắt bị cáo ký xác nhận. Chứng cứ phải là những
gì có thật. Trong vụ án này Cơ quan điều tra không thu được vật chứng như truyền
đơn, cờ, chứng cứ trên điện thoại di động và máy vi tính không có, biên bản khám
nghiệm hiện trường cũng không có nốt.
Nguyễn Thiện Thành khai đã đến
nhà anh Bình, tại đây anh Bình mới bắt đầu in ra bốn tờ truyền đơn do anh Bình
đã làm sẵn lưu trong máy tính. Thế nhưng tang vật thu giữ tại nhà anh Bình
không thu được máy in.
Có một điều hài hước là việc
tranh cãi ai là tác giả của nội dung tờ truyền đơn: “Không thể lấy sự cẩu
thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”. Cơ quan điều tra đã truy anh
Bình và Nguyễn Thiện Thành xem một trong hai anh ai là tác giả. Cả hai anh đều
không nhận mình là tác giả. Thực tế ai cũng biết đây là lời bình luận của giáo
sư Ngô Bảo Châu sau phiên tòa xét xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Viện Kiểm sát không
thể lấy câu nói của giáo sư Ngô Bảo Châu làm căn cứ để kết tội bị cáo.
Bào chữa cho hành vi treo cờ
vàng, bất ngờ luật sư của anh Bình lôi “đạo cụ” từ bộ hồ sơ dày cộp ra. Đó là 3
tấm ảnh khổ A4 in cờ Hùng Vương, Long Tinh Kỳ của nhà Nguyễn và Cờ Mặt trận Dân
tộc Giải phóng Miền Nam. Luật sư nói, cờ Hùng Vương được treo tại lễ hội 1000
năm Thăng Long – Hà Nội, bây giờ vẫn được treo tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ; Long
Tinh Kỳ được treo mỗi khi con cháu hoàng tộc họp mặt, Cờ Mặt trận được treo mỗi
dịp 30.04. Không vi phạm pháp luật, không ai bị bắt vì hành vi treo cờ “chế độ
cũ”. Thẩm phán Vũ Phi Long vội ngắt lời luật sư: “Luật sư đã phạm một sai lầm
nghiêm trọng”.
Tôi không hiểu luật sư đã phạm lỗi
gì nhưng dường như phần trình bày về cờ Việt Nam đã xong, luật sư đề nghị tòa
xem xét hành vi treo cờ vàng của bị cáo là không có tội theo cách xử lý của
công an tỉnh Thái Nguyên. Một vị ngồi gần tôi buột miệng: Cờ nào cũng là “đồ cổ”
sao lại cấm cờ vàng?
Đối với hành vi anh Bình nhận tiền
để đi mua cho Trần Thành một máy laptop, nhận 200 đô để tổ chức cho anh em đi
chơi Nha Trang, anh Bình thật thà khai báo là chỉ nghĩ đơn giản là mình ở Sài Gòn,
nên đi mua giúp, nhận tiền dùm để anh em đi chơi chứ điều đó không đáng gì. Số
tiền 200 đô lúc ấy đổi ra tiền Việt được 4.200.000 đồng, nếu chia cho 6 người
đi chơi bữa đó mỗi người chỉ được 700.000 đồng.
Trong lúc học lập trình trên mạng,
Vũ Trực nói có mấy cái laptop cũ để anh ấy lau chùi sửa chữa gửi về cho các học
viên. Nguyễn Thiện Thành là người nhận được 2 cái laptop cũ, anh lựa cái tốt nhất
về cho bạn gái chơi game, còn cái máy mất ốc, rụng phím thì đem đến nhà cho anh
Bình, lúc ấy anh Bình đang nghỉ hè tại quê vợ, không có mặt ở Sài Gòn. Lúc nhận
được laptop “thương binh liệt sĩ” anh mắc cỡ phải nói dối mọi người là mua lại
của thằng em.
Tranh luận với luật sư, đại diện
Viện Kiểm sát không đi vào từng phần, chỉ nói chung là bị cáo đã nhận tội rồi,
Viện đã vận dụng pháp luật “không sai” cho mọi đối tượng trong vụ án, bị cáo vẫn
vi phạm khoản 2 Điều 88.
Bào chữa cho Việt Khang, luật sư
Hải chủ yếu soi bản Kết luận giám định để gỡ tội cho Việt Khang. Bản Kết luận
giám định có chữ ký 3 giám định viên nhưng có dấu hiệu cạo sửa. Chữ ký của hai
giám định viên về âm nhạc và tài liệu Nguyễn Hoài Phương và Nguyễn Minh Nghiệp
không được ai xác nhận. Hai vị này được Tòa mời mà không đến. Chữ ký của giám định
viên giao nhận vật chứng, không tham gia giám định lại được ông trưởng phòng
xác nhận chữ ký. Đặc biệt bản Giám định này được Phòng Kiểm tra Văn hóa phẩm Xuất
nhập khẩu lập. Thực tế bị cáo không xuất nhập khẩu văn hóa phẩm.
Theo bản Giám định, bài hát “Anh
là ai?”: “Thông qua việc chống Trung Quốc xâm lược, xuống đường biểu tình bị giải
tán, bị bắt, Việt Khang muốn thanh minh, giải bày tự nhận mình là người yêu nước,
để đả phá cách giải quyết của Nhà nước”.
Ở đây Việt Khang chỉ đả phá cách
giải quyết của Nhà nước, chứ không chống lại Nhà nước. Bởi vì cách giải quyết một
vấn đề có thể đúng có thể sai, cho nên đả phá cách giải quyết một vấn đề không
thể là một hành vi vi phạm pháp luật.
Còn bài hát “Việt Nam tôi đâu?”
theo Việt Khang lời bài hát ban đầu đã bị sửa “Kẻ xâm lược cướp nước ViệtNam”
thành “Kẻ nhu nhược bán nước ViệtNam”. Cơ quan điều tra đã không làm rõ tình tiết
này mà đã vội vàng quy kết Việt Khang tuyên truyền chống Nhà nước.
Bản Giám định kết luận: “Hầu hết
các ca khúc đều có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước ở các mức độ khác
nhau.”
Bản giám định viết là “hầu hết”
chứ không phải là tất cả nên không thể gom tất cả các bài hát thu được thành một
mối là tuyên truyền chống phá Nhà nước. Thể hiện rõ nhất là cụm từ “Ở các mức độ
khác nhau”. Nghĩa là có những bài hát mức độ tuyên truyền chống phá Nhà nước rất
thấp hoặc không chống phá gì cả nhưng lại không chỉ ra là bài nào.
Bài hát “Quê hương ngày về” không
phải là của Việt Khang, cơ quan điều tra thu được từ email trong hộp thư đến của
Việt Khang. Cơ quan điều tra cho rằng Việt Khang đã nhận phối khí bài hát này.
Nhưng Việt Khang đã phủ nhận hoàn toàn và không có chứng cứ buộc tội bị cáo. Việc
in tài liệu từ email gửi đến ra và bắt bị cáo phải nhận tội tạo thành một tiền
đề rất nguy hiểm về sau này. Bởi vì bất cứ ai nhận được email có nội dung chống
nhà nước mà không xóa đi đều có nguy cơ vi phạm điều 88. Điều này rất vô lý.
Khi được Cơ quan an ninh mời lên,
Việt Khang đã hợp tác tốt và được cho về nhà. Nay Viện lại lấy thiện chí đó để
quy kết Việt Khang phạm tội “đặc biệt nghiêm trọng” là không hợp lý.
Trong một vụ án được cho là “đặc
biệt nghiêm trọng” mà lại có một sự chênh lệch quá lớn về cách xử lý, người thì
không bị truy tố, người thì chỉ bị phạt hành chính, người thì bị truy tố mà
hình phạt tù có thể tới 20 năm. Như đồng nghiệp tôi đã trình bày. Đó là điều rất
bất hợp lý. Qua đó Viện đã không chứng minh được tính đặc biệt nghiêm trọng của
vụ án.
Việt Khang khẳng định chỉ mời ba
người vào mạng chat, còn việc họ có tham gia vào nhóm Tuổi trẻ yêu nước hay
không lại là việc khác.
Tranh luận với luật sư Hải, kiểm
sát viên lại “vận dụng pháp luật” nói bản Kết luận giám định chỉ dùng để tham
khảo, trước Tòa bị cáo đã cúi đầu nhận tội. Mới lúc đầu nói bản Kết luận
giám định là căn cứ để kết tội bây giờ nói ngược lại.
Việt Khang lại bị thẩm phán yêu cầu
thẩm vấn lại. Thẩm phán công bố bản cung của Việt Khang do an ninh điều tra lập:
“Việc mời 3 người vào mạng chat là để phát triển lực lượng.”
Mục đích của việc sáng tác hai
bài hát lại được thẩm phán chất vấn, bị cáo tự ý hay bị xúi giục. Việt Khang
nói việc đó là do bị cáo bức xúc và bị cáo tự ý làm, không bị ai xúi giục, Việt
Khang nghẹn ngào, và bởi vì bị cáo là người ViệtNam.
Phiên tòa bỗng lặng đi vài giây.
Lời tự bào chữa “Bởi vì tôi là người Việt Nam” của Việt Khang đủ để xổ toẹt vào
Cáo trạng của Viện Kiểm sát, là lời biện hộ đầy đủ và hùng hồn nhất, làm thức tỉnh
những trái tim đã bán linh hồn cho ngoại bang, kêu gọi lòng yêu nước nơi những
người bàng quan trước vận mệnh sinh tử của đất nước. Hai vị luật sư còn ngồi đó
làm gì mà không đứng dậy xách cặp đi về.
Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang
nói lời sau cùng. Cả hai đều mong muốn Tòa xử một mức án thấp nhất để trở về với
gia đình và sống trong môi trường âm nhạc với cộng đồng.
Trong lúc chờ nghị án, tôi muốn
tìm hiểu thêm một số thông tin về vụ án nhưng không thể tiếp cận được hai vị luật
sư. Luật sư Miếng đang đứng nói chuyện với viên thư ký tại hành lang trước cửa
phòng xử, sau lưng là một viên an ninh già, không biết ông ta đứng đó để “bảo vệ”
luật sư hay đang nghe lén câu chuyên của họ. Luật sư Hải và cô thư ký thì biến
đâu không rõ.
Kết quả tòa tuyên án Trần Vũ Anh
Bình 6 năm tù giam, Việt Khang 4 năm tù giam theo khoản 1 Điều 88, sau khi chấp
hành xong hình phạt tù mỗi người còn nhận thêm 2 năm quản thúc, bị tước quyền bầu
cử, ứng cử, quyền làm việc trong cơ quan nhà nước.
Phiên tòa kết thúc lúc quá ngọ.
Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang tra tay vào còng quay lại cám ơn hai vị luật sư
và theo quan quân áp giải ra xe.
Trong lúc chờ nhận lại điện thoại,
có hai ông Tây đến bắt tay hai vị luật sư. Một vị nói tiếng Việt: “Chúng tôi đã
theo dõi hết tất cả. Cám ơn hai luật sư. Các luật sư làm việc rất tốt nhưng tòa
kết án không tốt (ông lắc đầu tỏ vẻ thất vọng). Buồn thật là buồn! Chúng tôi sẽ
tiếp tục lên tiếng về vụ này.”
Tôi nhận lại điện thoại ra về, trời
Sài Gòn gay gắt nắng.
PV.VRNs*
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét