Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TRUNG QUỐC TÌM KIẾM SỰ CHIA RẼ TRONG KHỐI ASEAN

James Hookway, WSJ
Hồng Phúc chuyển ngữ
26/11/2012 

Hình bên: Yingluck Shinawatra và Ôn Gia Bảo tại Bangkok, Thái Lan

BANGKOK –Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã mang nhiều tiềm năng chi tiêu liên quan đến cơ sở hạ tầng đến Thái Lan, chỉ một ngày sau khi Hội nghị Thượng đỉnh khu vực tại Campuchia kết thúc trong gay gắt về việc 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nên làm thế nào để tiếp cận với các tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.

Chuyến thăm của ông Ôn Gia Bảo hôm thứ Tư tuần trước tiếp tục tập trung mục tiêu xây dựng quan hệ mạnh mẽ quan hệ song phương với từng quốc gia ASEAN, chiến lược mà một số nhà phân tích cho rằng nhằm ngăn chặn các nước trong khu nêu lên cùng một tiếng nói về những căng thẳng ở vùng biển giàu tài nguyên này. Không đi sâu vào các chi tiết cụ thể hoặc đề cập đến vụ tranh chấp, ông Ôn Gia Bảo nói với các phóng viên tại Bangkok rằng “tình hình trong khu vực đã trở nên phức tạp hơn, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Thái Lan trong việc phát triển và thắt chặt hợp tác ở cấp độ khu vực”.

Trong một số những thứ khác, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cho biết bà đã yêu cầu Trung Quốc đầu tư thêm 50 USD tỷ vào cảng công nghiệp biển sâu mà Thái Lan đã giúp phát triển với chính phủ Miến Điện ở Dawei, phía nam Miến Điện, cũng như phòng chống lũ lụt và các dự án đường sắt. Bà Yingluck cũng cho biết Trung Quốc đã ký thỏa thuận dự kiến mua một số lượng gạo dự trữ lớn nhất ở Thái Lan, nhằm hỗ trợ hàng tỷ đô cho nền kinh tế nông thôn của Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, việc giải ngân viện trợ cho các nước ASEAN được thiết kế để thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các nước giàu có hơn, như Singapore và Malaysia, và các quốc gia nghèo khó, chẳng hạn như Lào, Myanmar, và đặc biệt là Campuchia.

Giới phân tích về an ninh cho biết Campuchia đã đồng ý phục tùng những lợi ích của Trung Quốc trong đầu tuần qua bằng cách tuyên bố rằng các quốc gia ASEAN đã không đồng ý đưa vấn đề Biển Đông ra trước cộng đồng quốc tế, trong khi đó các quốc gia thành viên khác kêu gọi Hoa Kỳ tham gia và đưa vấn đề này ra thảo luận rộng rãi hơn.

Kết quả cuối cùng: Một sự chia rẽ giữa Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Brunei đồng ý thảo luận vấn đề này một cách rộng rãi hơn, trong khi đó Campuchia, Lào, Miến Điện và Thái Lan muốn ASEAN có cùng một tiếng nói để đàm phán đơn phương với Trung Quốc.

“Chính sách của Trung Quốc đã chứng minh được rằng họ có ý định duy trì áp lực thụ động cũng như tích cực để làm suy yếu bất kỳ vị trí thống nhất nào trong khối ASEAN về Biển Đông”, ông Ernest Bower tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington nói.

Thái Lan, một đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã long trọng chào đón ông Ôn Gia Bảo chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Bangkok nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Washington và Thái Lan.

Một số nhà phân tích nói rằng Hoa Kỳ dưới chính quyền Obama chuyển hướng tái cam kết sang Đông Á nhằm khuếch đại những căng thẳng giữa các nước thành viên ASEAN gần với Trung Quốc và những nước rất thận trọng với tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Sarah McDowall, chuyên gia cao cấp chuyên khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại IHS Global Insight có trụ sở ở Luân Đôn cho biết: “Tôi nghĩ rằng Philippines và Việt Nam đặc biệt lo ngại về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và có khả năng làm cho họ bất hòa với một số các nước khác, chẳng hạn như Campuchia”.

Điều này khiến ASEAN khó tìm ra tiếng nói đoàn kết. Khối thương mại này được thành lập trong thời Chiến tranh Lạnh nhằm liên kết thành một mặt trận thống nhất chống lại chủ nghĩa cộng sản ở Đông Á, nhưng sau đó đã chuyển đổi thành một khối thương mại cực kỳ đa dạng. Trong nhiều năm qua, hiệp hội này đã trở thành trung tâm của các cuộc đàm phán thương mại ở châu Á và nhiều nước khác. Nhưng tại thời điểm hiện nay, các hiệp định thương mại đang phát triển xung quanh hiệp hội này, bao gồm cả các hiệp định khu vực kinh tế toàn diện do Trung Quốc thúc đẩy, trong đó đã không bao gồm Hoa Kỳ và các nước khác ở châu Mỹ, và Hoa Kỳ đã đáp lại bằng cách đưa ra hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership).

“Nếu ASEAN không nói cùng một quan điểm thì các nước khác sẽ không xem trọng cuộc chơi, và tôi nghĩ rằng một số nước thành viên khác đang rất khó chịu vì Campuchia đã gây ra vấn đề này”, ông Ian Storey tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore nói.

Chủ tịch luân phiên hiện do Campuchia phụ trách và sẽ kết thúc trong năm nay. Năm 2013, vương quốc nhỏ giàu dầu khí thuộc Brunei sẽ giữ chức chủ tịch ASEAN, với khả năng mà theo ông Storey, vấn đề tranh chấp lãnh thổ sẽ tìm thấy các đối tượng rộng lớn hơn.

Bài viết được thêm các chi tiết bởi Oranan Paweewun.

© Bản Tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét