20-11-2012
Chúng ta biết nhiều đến Trần Huỳnh Duy Thức như một doanh
nhân, một nhà kinh tế. Nhưng anh còn là người rất quan tâm đến việc giáo dục dù
ở tư cách của một người cha trong gia đình, một lãnh đạo doanh nghiệp hay một
nhà đấu tranh vì dân chủ và thịnh vượng cho đất nước. Bài viết này giới thiệu
quan điểm của anh về cách để phát triển giáo dục cho đất nước.
Trong quyển sách Con đường Việt Nam có đề nghị 5 sách lược lớn là cải cách kinh tế, giáo dục, pháp luật, biển Đông và Tây nguyên. Trong quyển sách này quan điểm giáo dục không đề cập đến những vấn đề quá hiển nhiên như triết lý giáo dục, phương pháp dạy học, cách tổ chức hệ thống giáo dục đào tạo v.v… Thức nói đây là những cốt lõi sống còn của giáo dục mà không được phép sai hay thử nghiệm liên tục. Phải dựa vào kinh nghiệm thành công của thế giới và những bậc tiền bối mà Việt Nam không thiếu như giáo sư Hoàng Tụy, nhà văn Nguyên Ngọc, v.v… Sách lược giáo dục được quyển sách Con đường Việt Nam tiếp cận từ góc độ kinh tế.
Trước tiên, Việt Nam cần nhìn ra một cách thức mà qua đó việc đầu tư cho giáo dục là một phương thức để tăng trưởng kinh tế, không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn tạo nên nguồn vốn xã hội và giá trị tinh thần to lớn cho cả dân tộc. Mà thiếu những cái này thì quốc gia không bao giờ phát triển văn minh được. Tư duy phổ biến của xã hội và những người hoạch định chính sách vĩ mô dù luôn nói giáo dục là quốc sách nhưng lại xem nó như một gánh nặng nhưng phải đầu tư vì sự nghiệp lâu dài. Chính lối suy nghĩ này đã triệt tiêu động lực tự nguyện đầu tư vào giáo dục của toàn xã hội, làm nó thiếu hụt trầm trọng so với nhu cầu học hành để đổi đời của hàng chục triệu dân.
Trong quyển sách Con đường Việt Nam có đề nghị 5 sách lược lớn là cải cách kinh tế, giáo dục, pháp luật, biển Đông và Tây nguyên. Trong quyển sách này quan điểm giáo dục không đề cập đến những vấn đề quá hiển nhiên như triết lý giáo dục, phương pháp dạy học, cách tổ chức hệ thống giáo dục đào tạo v.v… Thức nói đây là những cốt lõi sống còn của giáo dục mà không được phép sai hay thử nghiệm liên tục. Phải dựa vào kinh nghiệm thành công của thế giới và những bậc tiền bối mà Việt Nam không thiếu như giáo sư Hoàng Tụy, nhà văn Nguyên Ngọc, v.v… Sách lược giáo dục được quyển sách Con đường Việt Nam tiếp cận từ góc độ kinh tế.
Trước tiên, Việt Nam cần nhìn ra một cách thức mà qua đó việc đầu tư cho giáo dục là một phương thức để tăng trưởng kinh tế, không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn tạo nên nguồn vốn xã hội và giá trị tinh thần to lớn cho cả dân tộc. Mà thiếu những cái này thì quốc gia không bao giờ phát triển văn minh được. Tư duy phổ biến của xã hội và những người hoạch định chính sách vĩ mô dù luôn nói giáo dục là quốc sách nhưng lại xem nó như một gánh nặng nhưng phải đầu tư vì sự nghiệp lâu dài. Chính lối suy nghĩ này đã triệt tiêu động lực tự nguyện đầu tư vào giáo dục của toàn xã hội, làm nó thiếu hụt trầm trọng so với nhu cầu học hành để đổi đời của hàng chục triệu dân.
Thức rất phê phán các dự án đầu tư công “khủng” như đóng
tàu, mua tàu, sản xuất thép, nhà máy lọc dầu, v.v… Anh bảo rằng thật là thiếu
khôn ngoan khi đầu tư vào những ngành công nghiệp mà năng lực chung của thế giới
toàn cầu hóa đã trở nên dư thừa, thực chất chỉ để khai thác tài nguyên, lao động
ít kỹ năng và chi phí xả thải công nghiệp rất rẻ ra môi trường của Việt Nam mà
thôi. Thức đã nói và viết nhiều về những điều này từ năm 2007 đến khi bị bắt
(05/2009). Lúc đó anh đã cho rằng ngoài những dự án đầu tư nước ngoài để khai
thác lợi thế giá rẻ nói trên, các dự án đầu tư công vào các lĩnh vực này sẽ sớm
bị phá sản. Những phê phán này của Thức đã được dùng làm bằng chứng để cáo buộc:
“phá hoại, đả kích quyết liệt các chủ trương của Đảng và chính sách kinh tế của
Chính phủ”. Trong tù anh Thức nói đùa với tôi: “ước gì những phê phán của mình
phá hoại được các chính sách kinh tế đó thì Vinashin đã không phải vỡ nợ. Mấy
năm tù cũng đáng so với 80 ngàn tỷ”. Vừa cười vui xong anh lại trầm tư nói rằng
số tiền đó có thể xây cả ngàn trường học vùng nông thôn, cho cả triệu em được học
hành đàng hoàng. Nó không chỉ tạo ra tăng trưởng kinh tế ngay lập tức mà còn tạo
nên hàng triệu con người có kiến thức, có kỹ năng để đất nước có thể xây dựng
những nền công nghiệp dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Nhờ vậy họ được trả
lương cao thay vì bị khai thác như một lực lượng lao động giá rẻ trong một đất
nước bị biến thành vùng trũng công nghiệp của thế giới.
Vào khoảng năm 2000 tôi về quê Thức chơi ở Đất đỏ (Bà Rịa –
Vũng tàu). Những người bà con của anh ở đó kể lại rằng có một lần Thức về thăm
quê trong một tâm trạng rất buồn mà họ không rõ lý do gì, vào khoảng 1987-1988.
Thức thấy nghĩa trang liệt sĩ được xây lại rất hoành tráng, tượng đài anh hùng
Võ Thị Sáu sừng sững bên cạnh một rạp hát bị đổ sụp từ tháng 4 năm 1975 vì chiến
tranh. Anh đi thăm lại hai ngôi trường từng học cấp 1 và cấp 2 thì vẫn thấy sập
xệ tồi tàn, trong đó có một ngôi trường mang tên Võ Thị Sáu. Tối đó có một đoàn
hát cải lương về diễn tại chính sân trường cấp 1 nói trên (trường Phước Thạnh).
Những dịp như vậy luôn làm người dân quê háo hức chờ đợi hàng tháng trời và lũ
lượt kéo nhau đến chật kín cả sân trường để được xem hát tuồng. Bất kể tuổi
tác, từ già đến trẻ, cả những đứa bé mới hai, ba tuổi cũng được mẹ bồng trên
tay, tay kia dắt theo những đứa con khác cũng chỉ mới năm, sáu tuổi. Thức cũng
đến nhưng không còn vé và nhìn thấy hàng ngàn ánh mắt hạnh phúc của những người
may mắn bước qua được cổng soát vé. Họ đi từ rất sớm. Rất nhiều người phải thức
dậy từ giữa khuya để làm trước những việc cần trong ngày để chiều có thể đi xem
hát tuồng từ sớm. Sân khấu bắt đầu diễn thì Thức quay về ngủ lại nhà một người
anh họ nằm trên mặt đường lộ cách sân trường Phước Thạnh vài trăm mét. Những
người trong nhà anh họ, cũng như bao gia đình có nhà gần sân khấu, tối đó đều tắt
TV để lắng nghe câu hát cải lương vọng đến từ xa. Nhưng diễn chưa được 30 phút
thì một cơn mưa lớn kinh khủng đổ ập xuống bất ngờ. Gần cả ngàn người ùa chạy
và la lớn át cả tiếng mưa. Thức trong nhà nghe những tiếng chân chạy, những tiếng
gọi nhau í ới. Không chỉ mưa mà những cơn giông lớn cũng đang kéo về nên nhà
người anh họ phải đóng chặt cửa. Nhưng Thức vẫn đề nghị mở cửa để Thức ra
ngoài. Nhưng cửa mở chưa kịp đi đâu thì cả nhà đã thấy một chị khoảng 25 tuổi
đang bồng đứa bé khoảng 2 tuổi trên tay lạnh cóng. Hai đứa con nhỏ khác đứng dưới
chân run rẩy lập cập. Chị ấy ôm đứa bé, xoay lưng mình để chắn những cơn giông
lớn không thổi té tát vào nó. Nhưng nó vẫn tím tái và chị bắt đầu khóc lớn gọi
tên con. Thức lao ra xốc bế chị vào nhà và hét gọi mọi người trong nhà nhóm hết
các bếp lửa lên để sơ cứu đứa trẻ. Thức cũng không quên kêu mấy đứa cháu bước
ra đường thét lớn: “ai có con nít bị lạnh thì đưa vào đây”. Rồi cả nhà cùng
nhau xoa dầu, cạo gió, sưởi ấm và lấy hết mền trong nhà quấn cho mấy đứa trẻ.
Cơn mưa kéo dài cả hai tiếng nữa mới ngưng tạnh. Nhưng thời gian đó đủ để những
đứa trẻ và những người mẹ của chúng hồi phục có thể đi về nhà. Đêm ấy Thức
không ngủ.
Sáng sớm hôm sau Thức đến gặp một người dượng là một quan chức
khá to ở thành phố HCM đã về hưu sống ở quê anh. Không còn giữ chức vụ gì nhưng
ông là người có ảnh hưởng lớn đối với chính quyền địa phương vì đã từng là bí
thư khu ủy tại vùng quê này thời chống Pháp. Thức bức xúc kể cho ông về câu
chuyện đêm qua và gay gắt phản đối việc vì sao không xây lại rạp hát để người
dân phải chịu cảnh thương khốn như vậy, mà lại lấy tiền xây nghĩa trang, tượng
đài. Rồi Thức gần như bùng nổ khi nói về những ngôi trường ngày càng mục nát, còn
tệ hơn 10 năm trước lúc anh còn học ở đó. Người dượng này là một người cộng sản
bảo thủ, có phần giáo điều nhưng rất tốt bụng. Không những có uy tín ở địa
phương mà ông còn có vai vế trong dòng họ nên chẳng mấy ai dám nói với ông bằng
những thái độ như vậy. Ông la Thức là uống nước không nhớ nguồn, dù ông cũng thật
tình thương cảm cho tình cảnh người dân như vậy. Nhưng ông bảo rằng phải lo đền
đáp công ơn của những người đã hy sinh để có được hôm nay trước, còn nghèo thiếu
quá nên không thể làm một lúc hết cả trường học và nhà hát được. Thức hỏi: “Những
người đã nằm xuống họ sẽ mãn nguyện khi phải chứng kiến những người thân của
mình phải sống và học như vậy? Đó là điều họ hy sinh để đổi lấy sao? Đây là một
sai lầm ấu trĩ chỉ vì dượng và chính quyền muốn chứng tỏ mình là những người uống
nước nhớ nguồn.” Anh ra về trong khi người dượng nóng bừng mặt và không chịu thừa
nhận đó là sai lầm. Tuy vậy không lâu sau đó ông đã âm thầm làm việc với chính
quyền địa phương để dừng những công trình nghĩa trang, tượng đài định xây dựng ở
các xã khác để sửa lại trường Trung học Võ Thị Sáu. Rồi một vài năm sau đó rạp
hát Đất Đỏ cũng được xây lại sau khi bị bỏ hoang phế cả 15 năm.
Nhưng ngay cả đến bây giờ, khoảng 25 năm đã trôi qua từ câu
chuyện trên của Thức mà cái tư duy ấu trĩ ấy vẫn tồn tại phổ biến với mức độ
còn nặng hơn. Nhà bảo tàng hàng chục ngàn tỷ, tượng đài, nhà lưu niệm mọc lên
như nấm tràn lan khắp mọi địa phương bất chấp trường học, bệnh viện thiếu trầm
trọng, bất chấp cả tính mạng những đứa trẻ ham học phải băng ruộng, lội suối
hàng chục cây số mỗi ngày, phải đu dây qua sông và nhiều đứa đã phải bỏ mình
trên những chiếc xuồng là phương tiện duy nhất để đến được trường tìm con chữ.
Chưa kể những sai lầm về chiến lược đầu tư kinh tế đã thiêu rụi hàng trăm ngàn
tỷ đồng, không những đẩy đất nước vào khủng hoảng kinh tế mà còn nhấn chìm luôn
cơ hội học hành để đổi đời của cả triệu trẻ em nghèo khó. Những thảm họa đó bây
giờ mọi người đã nhìn thấy nhưng chúng đã khiến cho Trần Huỳnh Duy Thức trăn trở
từ hàng chục năm trước. Và anh đã ra sức làm tất cả những gì mình có thể, những
mong đất nước đừng bị rơi vào đó. Nhưng, như chính anh đã nhận ra và cảnh báo,
thời cuộc bây giờ không chỉ có người bảo thủ như ông dượng của anh mà đã tồn tại
lan tràn những kẻ cơ hội, tham nhũng đang lợi dụng vào sự ấu trĩ giáo điều của
bảo thủ mà trục lợi. Do vậy những kẻ đó mới biến những lời cảnh báo nặng lòng
vì dân tộc thành những nguy cơ “diễn biến hòa bình”, thành “thế lực thù địch” để
khéo léo khống chế luôn cả những người bảo thủ. Và để chứng minh những nguy cơ
và thế lực đó là ”có thật”, những kẻ cơ hội tham nhũng đã biến những người đã
nhìn ra và dám vạch trần những âm mưu của chúng thành những tội phạm “kinh khủng”
đe dọa an ninh quốc gia, những vụ án thế kỷ. Bằng cách như vậy họ dồn những
lãnh đạo cấp tiến phải co cụm lại để mặc sức tung hoành. Để giờ đây đất nước phải
lãnh những hậu quả chưa biết đến bao giờ mới khắc phục nổi.
Sai lầm của một sách lược kinh tế có thể mất 10 năm để giải
quyết. Nhưng sai lầm về sách lược giáo dục sẽ đánh mất một thế hệ, đưa quốc gia
đến một tương lai tăm tối. Vì vậy mà Thức đã không tiếc sức ngày đêm để nghiên
cứu, phân tích chi tiết mối liên hệ giữa đầu tư giáo dục và tăng trưởng kinh tế
để tìm ra những quy luật thực chứng làm nền tảng khoa học cho việc hoạch định
sách lược đầu tư vào giáo dục như một ngành kinh tế chiến lược. Công trình
nghiên cứu này lấy dữ liệu từ hơn 10 quốc gia bao gồm ở Đông Á, Tây Âu, Bắc Âu,
Mỹ và đòi hỏi những chuyên gia đắt tiền. Chi phí có thể đến hàng trăm ngàn USD.
Nhưng Thức đã thuyết phục bạn bè mình ở các nước về mục tiêu phi lợi nhuận của
mình để họ trợ giúp miễn phí. Có người trong số này hỏi anh sao không lập nên một
tổ chức phi lợi nhuận để tìm kiếm tài trợ cho công trình nghiên cứu ý nghĩa đó,
mà cho Việt Nam nữa thì rất dễ gây quỹ vào thời điểm đó. Thức nói rằng xin được
cái giấy phép ấy ở Việt Nam xong thì nền kinh tế chắc đã suy sụp hết rồi. Cuối
cùng thì hầu hết bạn bè cũng đồng ý giúp Thức mà không lấy tiền. Nhưng anh vẫn
phải bỏ ra hàng chục ngàn USD tiền túi của mình để hoàn thành được việc đó. Từ
cuối năm 2007, khi mà kinh tế Mỹ chưa bị khủng hoảng tài chính, Thức đã làm nhiều
người ngạc nhiên khi nghe anh phân tích rằng nền kinh tế Mỹ sẽ gặp khó khăn lớn
và sẽ mất ít nhất 10 năm để hồi phục. Nhưng nếu Mỹ không nhìn ra vấn đề căn bản
để điều chỉnh sai lầm từ chính sách đầu tư vào giáo dục của họ thì thời gian để
hồi phục sẽ còn lâu hơn nữa, có khi còn sụm luôn nếu không hành động ngay và hiệu
quả. Nền giáo dục Mỹ đã trở thành chuẩn mực ước mơ mà nói như thế thì đúng là
gây sốc. Đến cuối 2008 khi khủng hoảng tài chính đã lan rộng ở Mỹ dẫn đến suy
thoái kinh tế, cũng là lúc chúng tôi (anh Thức, anh Định và tôi) đang tập trung
viết quyển sách Con đường Việt Nam. Anh Thức đã trình bày cho tôi rất mạch lạc
về sách lược giáo dục từ đích nhắm chiến lược là “Đầu tư cho hạ tầng giáo dục”.
Anh nói phải xem cái này là tối quan trọng như là hạ tầng giao thông vậy. Rồi
Thức đưa ra những số liệu quốc tế để cho thấy sẽ thừa và thiếu những loại nguồn
nhân lực theo từng loại kỹ năng, chuyên môn nào. Từ đó chỉ ra Việt Nam cần đầu
tư hạ tầng giáo dục như thế nào để chiếm lợi thế nhân lực ở các lĩnh vực nào, cần
tránh chạy theo những cái gì. Thức phân tích số liệu của Mỹ để chỉ ra sai lầm của
nước này ở chỗ đã để cho thị trường tự điều tiết trong việc đầu tư vào giáo dục.
Điều này đã khiến cho nguồn nhân lực của Mỹ phát triển rất nhanh vào các lĩnh vực
kinh tế tri thức, tạo ra những thành công vượt bậc ở ngành này nhưng cũng tạo
ra một lỗ hổng về đầu tư vào đào tạo nghề cho những lĩnh vực kinh tế bị dịch
chuyển.
Lúc đó Thức đã nói rằng Mỹ đang và sẽ thiếu hụt lớn các
chuyên viên quản lý dây chuyền sản xuất, mà thiếu một chuyên viên loại này sẽ
làm nước Mỹ mất đi việc làm của khoảng 100 công nhân trên các dây chuyền sản xuất
cho dù họ rất lành nghề và có hiệu suất cao. Vì không tìm được các chuyên viên
này nên xu hướng dịch chuyển nhà máy lắp ráp ra khỏi nước Mỹ ngày càng mạnh
theo sự mở rộng của môi trường toàn cầu hóa. Nhưng chính phủ của đảng Cộng hòa
vốn luôn coi trọng khả năng điều tiết tất cả của thị trường nên không quan tâm
có những chính sách cần thiết. Do vậy, Thức nói nếu Obama không thắng cử thì nước
Mỹ sẽ chìm ngập trong khó khăn. Nhưng Thức tiếp: “Obama sẽ thắng vì nước Mỹ có
nền tảng dân chủ để tự điều tiết các vấn đề chính trị”.
Bây giờ nhìn lại thì những gì đã diễn ra ở Mỹ chẳng khác những
gì Thức đã nói hồi 4 năm trước. Lúc đó anh Thức nói tiếp với tôi rằng: các nước
Bắc Âu đã có chính sách điều tiết rất tốt từ nhà nước. Họ hiểu rõ đâu là chỗ
bàn tay vô hình của thị trường sẽ vận hành rất tốt, đâu là nơi cần bàn tay hữu
hình của nhà nước. Do vậy dù vẫn tạo ra được những doanh nghiệp điển hình về
kinh tế tri thức như Nokia nhưng các lĩnh vực khác của họ vẫn duy trì được sự ổn
định vì không mất việc làm. Chính phủ của họ đã nhìn trước được nên đã dùng
chính sách để bổ khuyết rất hiệu quả cho việc đầu tư vào giáo dục và đào tạo.
Trong khi đó Việt Nam cũng nhân danh điều tiết cần thiết của nhà nước nhưng lại
nhúng tay chi chít vào hầu hết các yếu tố kinh tế vi mô nên làm cho thị trường
bị tê liệt và méo mó. Chưa kể cách dùng các tập đoàn kinh tế nhà nước để điều
tiết vĩ mô là một phương pháp phản tác dụng. Chúng hút sạch các nguồn lực đầu
tư quốc gia làm cho cả nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nguồn vốn nước ngoài và làm
thiếu hụt những việc cần đầu tư chiến lược như giáo dục. Chính phủ Việt Nam
không những không có chính sách bổ khuyết mà nhiều lúc còn làm cho sự thiếu hụt
đó càng nghiêm trọng hơn. Trong phần sách lược cải cách kinh tế của quyển sách
Con đường Việt Nam anh Thức còn có cả một công trình nghiên cứu để định ra những
nguyên lý khoa học giúp xác định những gì nhà nước cần điều tiết, những gì phải
để thị trường tự điều tiết. Căn bản là: hàng hóa và dịch vụ nào mà người dùng
không thể nhận biết được hiệu quả và hậu quả của chúng trong dài hạn thì nhà nước
phải có tầm nhìn xa để điều tiết chúng. Nhưng phương pháp điều tiết phải là tác
động vào các yếu tố chiến lược để chúng vận hành theo các quy luật của thị trường
nhằm tạo ra kết quả mong muốn, chứ không phải can thiệp để cản trở sự vận hành
theo quy luật đó. Áp dụng nguyên lý này Thức chỉ ra hàng loạt những sai lầm, từ
những thiếu sót trong việc quản lý an toàn thực phẩm đến sự nguy hại trong các
chiến lược phát triển kinh tế xã hội ngắn hạn lẫn dài hạn của quốc gia. Các chiến
lược này đã thúc đẩy những động lực của xã hội dồn nguồn lực đầu tư vào các
ngành kinh tế bong bóng như chứng khoán, bất động sản và những ngành công nghiệp
nhằm khai thác sức lao động, tài nguyên và xả thải giá rẻ, thay vì hút đầu tư
vào giáo dục, y tế. Nói cách khác nhà nước đã không thực hiện được vai trò điều
tiết có tầm nhìn mà còn làm cho những thói quen ăn xổi ở thì trầm trọng hơn.
Quản trị chiến lược là một sở trường đặc biệt của Thức. Anh
luôn cố gắng phải nhìn ra được quy luật vận hành của sự việc mình cần giải quyết
để xác định những đích nhắm chiến lược cần tập trung với nguồn lực tối thiểu, từ
đó sẽ tạo ra được những kết quả tối đa nhờ sự vận hành và lan tỏa theo quy luật
đó. Áp dụng phương pháp này cho sách lược giáo dục. Thức đưa ra được một chiến
lược đầu tư hạ tầng giáo dục mà không đòi hỏi phải tăng thêm tỷ trọng
ngân sách cho giáo dục nhưng sẽ đầu tư tập trung vào một số trọng tâm chiến lược,
đồng thời khai thông những rào cản và tạo xúc tác bằng những chính sách khuyến
khích để tạo nên một môi trường thuận lợi cho các quy luật vận hành. Nhờ vậy
các trọng tâm chiến lược đó sẽ tạo ra sự đột phá và lan tỏa mạnh mẽ, thu hút
nhân lực, tài lực trong và ngoài nước đầu tư vào giáo dục. Với sự trợ giúp của
những người ủng hộ Thức đã chỉ ra chi tiết các trọng tâm chiến lược này cùng với
những tính toán cụ thể về những chỉ số kinh tế. Qua đó cho thấy tăng trưởng
trong ngắn hạn không kém đi là bao nhưng sẽ tạo nên những sự bứt phá mạnh trong
trung hạn và dài hạn, trái ngược với các chiến lược hiện tại tập trung vào các
ngành kinh tế bong bóng và công nghiệp bẩn giá rẻ. Sách lược này cũng nhấn mạnh
cần chú trọng đầu tư hạ tầng giáo dục, hạ tầng giao thông và hạ tầng nông nghiệp
cho các vùng nông thôn thì mới tạo ra được sự phát triển ổn định và bền vững.
Thật tiếc là những kế hoạch đầy tâm huyết như vậy của Thức
và những người bạn đã không còn vì chúng bị cáo buộc là “một kế hoạch tổng thể
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” nên phải tịch thu các máy tính xách
tay chứa các kế hoạch đó và đem bán sung công. Nếu còn thì quyển sách này sẽ giới
thiệu chúng đầy đủ để độc giả có thể cảm nhận rõ hơn về tầm nhìn và tài năng
cũng như lòng yêu nước của Trần Huỳnh Duy Thức thông qua những trăn trở nặng
lòng của anh về sự nghiệp giáo dục của đất nước.
Lê Thăng Long
20/11/2012
Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét