Bảo Anh chuyển ngữ
24-11-2012
Hình bên: Một người đàn ông Trung Quốc đứng bên ngoài văn phòng hộ chiếu tại Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm thứ Sáu ngày 23 tháng 11 2012 – cầm hộ chiếu mới với các trang bao gồm ‘đường chín đoán’ ở Biển Đông mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền. Ảnh: Ng Han Guan / Associated Press
Bên trong hộ chiếu, một bản đồ của Trung Quốc được phác thảo
ở góc bên trái bao gồm Đài Loan và vùng biển lân cận, nằm bên trong các ‘đường
chín đoạn’. Sự thay đổi này nhằm nhấn mạnh lại các tuyên bố chủ quyền của Trung
Quốc trong phạm vi toàn bộ Biển Đông, mặc dù các vùng này cũng được
Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Brunei và Malaysia cùng lên tiếng tuyên bố chủ
quyền.
Các nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền và phe đối lập cũng
lên án bản đồ tại Đài Loan, một hòn đảo tự trị tách ra từ Trung Quốc sau cuộc nội
chiến năm 1949. Họ nói rằng bản đồ này có thể gây tổn hại cho mối quan hệ đang
nồng ấm kể từ khi Ma Ying-jeou [Mã Anh Cửu] đã trở thành tổng thống trong 4 năm
rưỡi qua.
“Đây là một sự thiếu hiểu biết nghiêm trong về thực tế và chỉ
kích động thêm tranh chấp”, Hội đồng về các vấn đề Đại lục, một cấp bộ tương
đương trong nội các chính phủ chuyên phụ trách nhiệm về các mối quan hệ với Bắc
Kinh, cho biết. Hội đồng cho biết chính phủ [Đài Loan] không thể chấp nhận bản
đồ đó.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói với các
phóng viên tại Manila rằng ông đã gửi một văn thư đến Đại sứ quán Trung Quốc rằng
nước ông “mạnh mẽ phản đối” hình ảnh trong hộ chiếu. Ông cho biết yêu sách của
Trung Quốc đã bao gồm các “khu vực và hàng hải mà thực tế rõ ràng thuộc lãnh thổ
của Philippines”.
Chính phủ Việt Nam cũng đã gửi công hàm tới Đại sứ quán
Trung Quốc tại Hà Nội, yêu cầu Bắc Kinh loại bỏ các “nội dung sai lầm” được in
trong hộ chiếu.
Tại Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao cho biết hộ chiếu mới đã được
ban hành dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Trung Quốc bắt đầu phát hành phiên bản
hộ chiếu mới của họ bao gồm các chip điện tử vào ngày 15 tháng Năm, mặc dù những
lời chỉ trích trên chỉ mới nảy sinh trong tuần này.
“Thiết kế của loại hộ chiếu này không chống lại bất kỳ một
quốc gia cụ thể nào”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho
biết tại một cuộc họp báo ngày thứ Sáu vừa qua. “Chúng tôi hy vọng các nước có
liên quan có thể bình tĩnh xử lý tình hình một cách hợp lý và kiềm chế để người
Trung Quốc và người nước ngoài đến thăm những nước này không bị không can thiệp
một cách không cần thiết”.
Đó là chưa rõ liệu các nước láng giềng có tranh chấp ở Biển
Đông với Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào ngoài các lời phản đối gửi đến Bắc
Kinh. Trung Quốc, trong một vụ tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ, đã từng kèm theo
thị thực vào hộ chiếu thay vì cách đóng dấu vào bên trong hộ chiếu.
“Việt Nam có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết phù hợp
với quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế và thực tiễn đối với hộ
chiếu đó”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết.
Trong khi đó thì Đài Loan không công nhận hộ chiếu của Trung
Quốc trong bất kỳ trường hợp nào, du khách Trung Quốc đến hòn đảo này cần phải
có giấy tờ thông hành đặc biệt.
Trung Quốc duy trì các tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử cổ
đại đối với tất cả các đảo có tranh chấp ở Biển Đông, mặc dù nhiều trong số các
đảo đó nằm trong các khu đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng Đông Nam Á.
Các đảo và vùng biển ở những khu vự này được cho là có tiềm năng chứa đựng nhiều
dầu mỏ và khí đốt.
Một số người lo ngại rằng các tranh chấp hiện nay có thể leo
thang thành bạo lực. Trung Quốc và Philippines đã từng bị đẩy vào hoàn cảnh
căng thẳng bế tắc tại bãi cát ngầm Luzon nằm ở phía tây đảo Philippines vào đầu
năm nay.
Hoa Kỳ cho biết họ sẽ không đứng về bên nào đối với các
tranh chấp hiện nay nhưng đang xem xét để đảm bảo an toàn giao thông hàng hải
trong vùng nước có lợi ích quốc gia của họ [Mỹ], và Hoa Kỳ ủng hộ khu vực thông
qua “bộ quy tắc ứng xử” để ngăn chặn các cuộc xung đột đối với những tranh chấp
vùng lãnh thổ hiện nay. Nhưng cho đến nay vẫn chưa rõ đến khi nào và liệu phía
Trung Quốc có chịu ngồi vào bàn đàm phán với các bên tranh chấp để soạn thảo hiệp
ước ràng buộc pháp lý hay không.
Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam đang lên kế hoạch
để họp vào tháng 12 tới đây nhằm thảo luận về các tuyên bố chủ quyền ở Biển
Đông và vai trò của Trung Quốc.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét