Tòa Soạn nhận được bài viết này do bạn đọc gửi vào. Tuy không biết rõ nguồn nhưng đây là một bài viết có những tư liệu giá trị, TNM xin phép tác giả được phổ biến bài viết đến bạn đọc.
1. Trí thức NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
Nói tới tên ông, nhiều người Việt nghĩ ngay tới việc ông đỗ hai bằng tiến sĩ,
Văn và Luật tại Montpellier, Pháp trong một năm, lúc mới 23 tuổi. Ngoài ra, người
ta không nhớ ông đã làm được công nghiệp gì tương xứng với tài năng và công lao
học tập! Điều đó không có chi lạ. Ông đã theo “Hồ tặc” đi kháng chiến,
và kể từ lúc ấy, đời ông kể như đã đi vào ngõ cụt. Đã có quá nhiều sách báo nói
về ông Nguyễn Mạnh Tường và những tháng ngày thê thảm của ông và gia đình ông,
dù bản thân ông chưa phải là trái chanh đã hết nước trong tay Cộng. Nếu không đọc
cuốn sách Un Excommunié do chính ông viết, chúng ta khó tưởng tượng ông “lưỡng
khoa tiến sĩ” này lại bị đau nhục dưới tay “vượn người” như thế!
Nhưng vì đâu
nên nỗi?
Hoàn cảnh lịch sử? Lòng yêu nước, hay sự bịp bợm của cộng sản đã đưa ông vào thảm
trạng?
Năm 1936, cậu thanh niên 27 tuổi, với hai bằng tiến sĩ từ mẫu quốc hồi hương,
tương lai sáng rỡ như mặt trăng mặt trời. Cậu trở thành giáo sư trường Lycée du
Protectorat tức trường Bưởi, rồi cậu mở văn phòng luật sư tại hai biệt thự tại
thủ đô Hà Nội. Khi cộng sản cướp chính quyền, cậu hào hứng hiến luôn cả hai biệt
thự cho nhà nước. Kháng chiến bùng nổ, cậu không ngại gian lao, xách khăn gói
vào Khu Tư, tức Thanh Hóa theo “Bác.”
Chiến tranh tạm ngừng năm 1954, nhà trí thức lúc ấy đã mỏi mệt vì những điều
tai nghe, mắt thấy về Đảng và “bác”, nhưng cổ đã vướng tròng, khó bề thoát ra.
Trở về Hà Nội, ông được cộng sản ấn vào tay một lô chức tước “phó”, vô danh và… vô
thực luôn: Phó chủ tịch Hội Luật Gia Việt Nam, phó Trưởng khoa Đại Học Sư Phạm,
thành viên Hội Hữu Nghị Việt-Xô, v…v..
“ Đó là các chức vụ hoàn toàn có tính cách lễ nghi, không hiệu năng mà
cũng chằng có thực quyền, đó là những chức vụ mà tôi chỉ là kẻ dư thừa .”
Năm 1956, có phong trào Đòi tự do, dân chủ của các báo Nhân Văn, Giai Phẩm. Báo
Nhân Văn đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tường. Ông vạch trần tính chất phản
dân hại nước của cộng sản:
“Đảng Viên đảng Lao Động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tính thần dân chủ,
xa lìa quần chúng, tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình… ”
Dĩ nhiên, ông cũng còn tin cộng sản có thể sửa đổi được, và ông đề nghị những
biện pháp sửa đổi! Ngày nay, dù đã có một tay cộng sản gộc, chính tông, là
Boris Yelsin bỏ đảng và tuyên bố “ Cộng Sản không thể sửa đổi ”, nhiều ông trí thức của ta vẫn tin rằng có thể dùng kiến nghị, thư ngỏ… để thay
đổi chính sách của Cộng sản.
Cộng sản dĩ nhiên không thèm đếm xỉa gì đến những
đề nghị của ông Tường; nhưng lãnh đạo Cộng sản lại dương những con mắt cú vọ
quan sát, nhằm “chiếu tướng” ông trí thức.
Ngày 30 tháng 10 năm 1956, ông luật
sư, giáo sư, kiêm luôn bao nhiêu chức Phó và Thành viên các hội, đọc một bài diễn
văn tại cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc, phân tích những khốc hại đẫm máu của việc
Cải Cách Ruộng Đất, và đề ra phương hướng để tránh mắc lại!
Ông Trí thức lúc ấy
chắc vẫn tin là cộng sản mắc “sai lầm”, chứ không phải là chúng chủ tâm và tỉ mỉ
hoạch định đủ phương kế để giết người và cướp đất ruộng. Sau bài diễn văn với
những đề nghị này, nọ của ông, dây thừng quanh cổ ông được cộng sản xiết chặt lại.
Bao nhiêu chức tước vớ vẩn của ông được gỡ sạch. Ông bị đưa ra đấu tố tại trường
Đại Học cho học trò ông xỉ vả, mắng mỏ; ông bị ra trước Mặt Trận Tổ Quốc để các
“đồng chí” của ông đấu đá. Ông bị các đảng viên đảng Xã Hội, một đảng bù nhìn
do cộng sản nặn ra để trang trí cho chế độ, đấu tố ông lần chót. Ông chống trả
rất can trường, với lập luận sắc bén của một luật sư có tài. Nhưng rồi ông đau
khổ nhận rằng:
“Con cừu thì không thể lý luận với một con chó sói”.
Số phận ông đã được Cộng đảng quyết định: Bỏ cho chết đói giữa một sa mạc hận
thù không lối thoát. Ông than thở
“Tôi đã là kẻ lữ hành trong chuyến đi qua sa mạc kéo dài từ năm 1958 đến năm
1990, hơn ba mươi năm dài đằng đẵng! Chìm trong vùng cát của sa mạc tuyệt vọng
làm cạn khô dòng nước mắt, tôi đã lê tấm thân bị tra tấn bởi thiếu thốn cô đơn
với quả tim rướm máu bởi nỗi buồn chua cay và vị đắng của mật!”
Trong ba mươi
năm dài ấy, nhà trí thức sống ra sao?
Ông kể lại:
“Trước tiên, loại bỏ ngay buổi ăn sáng, một thói quen sa hoa của những người tư
sản. Tiếp đến, cá thịt từ từ biến mất trong những buổi ăn trưa và tố́i. Khẩu
phần cơm rau mỗi ngày một ít đi, và đến lúc mỗi ngày chúng tôi chỉ có một bát
cháo để ăn. Vợ và con gái tôi ốm đi trông thấy. Bao nhiêu sáng láng đã biến mất
trên khuôn mặt dài ra vì ốm đói.”
Trong cơn khốn cùng như thế, gia đình ông Tiến sĩ “may mắn” có được một con gà
mái “mắn đẻ một cách đáng ngạc nhiên ”. Mỗi ngày con gà cho một trái trứng,
và mỗi người trong gia đình thay phiên nhau hưởng. Muốn cho gà đẻ trứng, thì phải
cho nó ăn. Khốn nỗi người còn sắp chết đói, lấy đâu gạo, bắp cho gà! Nhà trí thức
‘phát huy sáng kiến’: “mỗi ngày, vào lúc hoàng hôn, khi chợ đã vắng người mua bán, tôi lượn quanh để
lén nhặt những mảnh rau vụn, tránh không để người qua đường nhìn thấy, mang về
nuôi nó”.
Thê thảm không còn gì để nói! Nhưng con gà, dù mắn đẻ, tất cũng không nuôi sống
nổi cả gia đình của ông tiến sĩ. Ông phải đau khổ, năn nỉ những kẻ có tiền để họ
mua những thứ ông có thể vơ vét ở trong nhà: sách vở, quần áo của ông, son phấn
, tóc giả của bà, muỗng nĩa trong bếp… Giống hệt tình cảnh của toàn dân miền
Nam năm 1975 khi được cộng “giải phóng.” Ba mươi năm vật lộn mỏi mòn, chỉ để khỏi
chết đói!
Cộng sản đã trả công cho sự nhiệt thành và công lao hạn mã của ông bằng cái đói
và nhục. Nhiệt thành, say sưa, vì khi Cộng mới nổi lên, ông đã đem tất cả nhà cửa
hiến dâng cho đảng. Công lao hãn mã, vì ông đã lặn lội sang tận thủ đô
Bruxelles của Bỉ, năm 1956, đem tài hùng biện, chứng minh với Hiệp Hội Luật Gia
Dân Chủ thế giới, là Bắc cộng có “chính nghĩa” khi dùng súng đạn để “giải phóng
miền Nam ”. Nhưng xem tư cách và sự phản ứng can trường của ông trong suốt
30 năm bị cộng mưu dìm cho chết, chúng ta ngậm ngùi thương ông hơn là oán giận.
Ông đã lạc đường vào lịch sử và bị vây bọc trong hoàn cảnh khó khăn. Không khuất
phục được ông, bọn cộng vô học ghen, tức, đầy đọa và hạ nhục ông.
So sánh với những anh “trí thức” hải ngọai ngày nay, từng kinh hoàng bỏ chạy
khi cộng sản tới, lại được chứng kiến sự tan rã tận gốc của cái chủ thuyết giết
người tàn độc, mà vẫn xun xoe đưa đầu cho cộng sai khiến, chúng ta phải kinh ngạc
về sự “khả úy” của các “trí thức” hậu sinh. Ông Nguyễn Mạnh Tường có lẽ đã trả
được mối thù với bọn việt cộng bằng cách mô tả sự tàn độc của chúng trong hai
cuốn Hồi Ký mà ông để lại cho đời.
Ông đã thảnh thơi từ giã cuộc đời ngày 13 tháng 6 năm 1997.
2. Trí thức DƯƠNG QUỲNH HOA
Bà Dương Quỳnh Hoa sinh trưởng trong tầng lớp thượng lưu của xã hội Việt Nam.
Bà theo học y khoa tại Saigon rồi sang Pháp năm 1948 học tiếp và đỗ bác sĩ năm
1953. Ăn phải bả Cộng sản, bà liên lạc với Cộng sản Pháp, gia nhập cộng đảng
vào cuối thập niên 1950 và hoạt động cho Cộng trong thời gian ở Pháp từ 1948 đến
1954. Sau 1954, bà về Saigon nằm vùng và do thám cho cộng.
Năm 1960, được bọn Bắc
cộng giựt dây, bọn theo cộng miền Nam thành lập Mặt Trận Giải Phóng. Bà Hoa là
một sáng lập viên của cái Mặt Trận này. Năm 1968, sau vụ đại bại của cộng quân,
mụ cùng chồng trốn ra bưng với Việt cộng, và được cho làm Bộ Trưởng Y Tế. Trong
thời gian ở trong bưng, đứa con trai nhỏ của mụ đã chết vì bệnh sưng màng não.
Chồng bà là Huỳnh Văn Nghị được cộng dụ dỗ cho nhập Đảng; nhưng ông Nghị nhận
rõ bộ mặt thật của bọn giải phóng, nên tìm cách khước từ “vinh dự” đó.
Năm
1975, sau khi chiếm được Miền Nam, bọn Bắc Cộng ra tay xóa sổ cái Mặt Trận Giải
Phóng.
Những anh chị trót bán linh hồn cho quỷ trong Mặt Trận, như các anh Nguyễn Hữu
Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trương Như Tảng… và bọn lủng lẳng đứng giữa như Nguyễn Ngọc
Lan, Chân Tín, Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung… đều vỡ mặt, tẽn tò như một lũ con
nít bị lừa không được ăn kẹo!
Chính bà Hoa sau này đã thú nhận việc đi theo Cộng
là một ảo tưởng chính trị trong đời bà. Ngày 17 tháng 10 năm 1996, khi được tờ
báo Far Eastern Economic Review phỏng vấn:
“ Quel est l’évenement le plus marquant pendant les 50 années passées?”
Bà trả lời:
“L’effondement du mur de Berlin qui a mis un term à la “grande illusion”
dịch tạm: Biến cố nào được kể là nổi bật nhất trong 50 năm qua?
Bà DQH: Đó là sự sụp đổ bức tường Bá Linh và chấm dứt một “ảo tưởng lớn ”
Khi được Stanley Karnow phỏng vấn về sự thất bại của cộng sản Việt nam, bà nói:
“Tôi đã là người cộng sản cả đời tôi. Nhưng bây giờ khi chứng kiến những sự thật
về chủ nghĩa cộng sản và sự thất bại của nó, quản trị kém, tham nhũng, đặc quyền,
áp chế, lý tưởng của tôi đa hết ”.[I have been a communist all my life,
but now I’ve seen the realities of Communist, and it is a failure -
mismanagement, corruption, repression. My ideals are gone”]
Cuối thập niên 1970, bà nói với Nguyễn Hữu Thọ:
“Tôi và anh chỉ là những kẻ bù nhìn, là những món đồ trang sức rẻ tiền. Chúng
ta không thể nào phục vụ một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ.”
Khi được phỏng vấn về bọn lãnh đạo Việt cộng, bà lạnh lùng trả lời:
“Đó là những kẻ ngu si đần độn, bởi vì họ là cộng sản”.
Trong những câu bà Hoa nói trên, chúng ta nên chú ý đến câu
“Nhưng bây giờ khi chứng kiến những sự thật về chủ nghĩa cộng sản…”
Đó chính là một lời thú nhận là:
dù học hành nhiều như bà, được sống trong một nước tự do như nước Pháp, có thừa
phương tiện tìm hiểu, nghiên cứu, bà đã không biết gì về chủ nghĩa cộng sản!
Ngày 25/2/2006, người nữ cán bộ cộng sản đã góp công không nhỏ cho cộng sản đặt
cái ách khốn cùng trên đầu đồng bào của bà, lặng lẽ bị các oan hồn chết vì giặc
cộng, đưa về trước Diêm Vương để nghe phán xét tội lỗi. Cái bạo quyền bà đã hy
sinh hết tuổi thanh xuân và tài năng để dựng nên nó, không có được một lời nói
về bà. Mang “ảo tưởng ”, tự hiến mình làm “bù nhìn, đồ trang sức rẻ tiền ”, “
không biết sự thật về cộng sản mà vẫn theo chúng” thì kết quả đương nhiên chỉ
có như thế.
Các vị trí thức tiền bối như Nguyễn Mạnh Tường, Dương Quỳnh Hoa, do hoàn cảnh lịch
sử hoặc do sai lầm nhất thời, đã có lúc theo cộng hay thân cộng. Nhưng khi nhận
rõ bộ mặt phản dân hại nước của cộng sản, họ đã có phản ứng quyết liệt. Trí thức
Nguyễn Manh Tường đã dõng dạc tuyên bố:
“ Tôi không hề tham gia mặt trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người
yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên
tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức,
muốn độc lập, thì không nên tham chính. Người trí thức phải đứng về phía nhân
dân, chứ không đứng về phía nhà cầm quyền.”
Ông cũng đã can đảm nhận chịu 30 năm đọa đầy thê thảm chứ không đầu hàng cộng.
Khi thoát khỏi sự kiềm chế của Cộng sản, ông đã viết hai cuốn sách:
(1) Un Excommunié – http:// http://www.ethongluan.org/ và
(2) Une Voix Dans La Nuit,
http://www.viet.rfi.fr/vi%C3%AAtnam/20110918-plan-vii-nguyenmanh-tuong-tieu-thuyet-une-voix-dans-la-nuit-ii-van-de-tri-thuc-v,
bày tỏ lập trường của trí thức, và mô tả sự xấu xa tàn độc của Cộng sản. Cuốn
Une Voix Dans La Nuit, [chưa xuất bản, được bà Thụy Khuê trích dẫn và bình luận
trong Website của RFI] viết về về sự thiết lập chế độ ác ôn cộng sản ở Việt
Nam.
Ông viết xong vào năm 1993, lúc đã 85 tuổi, chứng tỏ ông trí thức vẫn nặng
lòng vì đất nước. Bà Dương Quỳnh Hoa cũng dứt khoát vứt bỏ mọi ưu tiên mà chế độ
dành cho bà, để quay về vị trí của người trí thức.
Những trí thức nói trên, nhất là tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, vẫn còn lưu lại
trong lòng chúng ta sự ngậm ngùi thương tiếc.
BXCanh (???)
(Internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét