25-11-2012
Tính từ năm 1956, khi Hồ Chí Minh, người đứng đầu ĐCSVN, xin lỗi toàn dân về sai lầm trong Cải Cách Ruộng đất, đã làm hàng trăm ngàn người bị chết và bị đấu tố nhục hình, phá huỷ tan hoang văn hoá làng thôn VN, đến thời điểm Hội nghị Trung Ương 6 năm 2012 khi Nguyễn Phú Trọng ngẹn ngào thừa nhận sai lầm của ĐCSVN và Nguyễn Tấn Dũng xin lỗi toàn dân trước Quốc hội vào ngày 20/10/2012, là một quãng đường dài... 56 năm!
Vậy mà chỉ trong 24 ngày (từ 20/10 đến 14/11) ông Dương Trung Quốc muốn Nguyễn Tấn Dũng đoạn tuyệt với văn hoá xin lỗi để làm tiên phong trong văn hóa từ chức? Đứa trẻ mới lọt lòng 6 tuần lễ làm sao có thể biết đi? Ngoại trừ trong chuyện cổ tích!
Nguyễn Tấn Dũng: "Tôi không từ chối bất cứ nhiệm vụ
gì mà Đảng, Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi. Tôi sẽ tiếp tục thực
hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua".
Trong những ngày qua dư luận xã hội đã mổ xẻ, phân tích sôi
động sự kiện "chất vấn" trong ngày 14/11 giữa đại biểu Quốc hội Dương
Trung Quốc và Thủ tướng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn Tấn Dũng. Âm hưởng của
sự ồn ào đến nay chưa dứt.
Nội dung của các bài viết đa phần ủng hộ tiếng nói của đại
biểu Dương Trung Quốc, được cho là hiếm hoi, can đảm, gióng lên trong một xã hội
bị bị miệng, giữa nghị trường với gần 500 đại biểu "đảng chọn dân bầu"
có bằng cấp gật chuyên nghiệp trước các ý kiến của lãnh đạo.
Mọi người chủ yếu tập trung vào sự chỉ trích, mỉa mai thái độ
trơ trẽn, nói không biết ngượng của Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời đại biểu Dương
Trung Quốc.
Sẽ là thừa nếu tôi bổ sung thêm lời đáp cho câu hỏi tại sao
Nguyễn Tấn Dũng không thể từ chức, bởi vì đã có quá nhiều người nói tới. Báo
chí lề trái, lề đảng, nhiều trang web nước ngoài đã chỉ ra rất rõ. Ngay cả tờ
"Petrotimes", dù không dám thực sự thẳng thắn, trực diện, cũng đưa ra
đến 6 nguyên do cắt nghĩa vì sao "từ
chức... khó lắm", trong đó quan trọng bậc nhất là đặc quyền, đặc lợi
không chỉ dành riêng cho cá nhân quan lớn mà còn "một người làm quan cả họ
được nhờ".
Có lẽ đại biểu Dương Trung Quốc đã vội quên, nên muốn đi tắt,
đón đầu? Từ văn hoá "tập thể lãnh đạo", trở lại với lần đầu tiên
"cá nhân phụ trách" biết xin lỗi trong lịch sử của ĐCSVN, các vị lãnh
đạo chóp bu đã phải suy tư trường kỳ tới hơn nửa thế kỷ!
Tính từ năm 1956, khi Hồ Chí Minh, người đứng đầu
ĐCSVN, xin lỗi toàn dân về sai lầm trong Cải Cách Ruộng đất, đã làm hàng trăm
ngàn người bị chết và bị đấu tố nhục hình, phá huỷ tan hoang văn hoá làng thôn
VN, đến thời điểm Hội nghị Trung Ương 6 năm 2012 khi Nguyễn Phú Trọng ngẹn ngào
thừa nhận sai lầm của ĐCSVN và Nguyễn Tấn Dũng xin lỗi toàn dân trước Quốc hội
vào ngày 20/10/2012, là một quãng đường dài... 56 năm!
Vậy mà chỉ trong 24 ngày (từ 20/10 đến 14/11) ông Dương
Trung Quốc muốn Nguyễn Tấn Dũng đoạn tuyệt với văn hoá xin lỗi để làm tiên
phong trong văn hóa từ chức? Đứa trẻ mới lọt lòng 6 tuần lễ làm sao có thể biết
đi? Ngoại trừ trong chuyện cổ tích!
Nhận định của Bertrand Russel rất phù hợp với ông Dương
Trung Quốc: "Các nhà khoa học thường biến những điều không thể thành những
điều có thể. Còn các chính trị gia thì thích biến những điều có thể thành những
điều không thể".
Tưởng nói được lời xin lỗi đã là một bước đại nhảy vọt, ai
ngờ dư luận không chấp nhận Nguyễn Tấn Dũng xin lỗi (suông), được xem như một động
tác phủi tay sau tất cả những bê bối mà ông ta đã gây ra cho đất nước, đặc biệt
trong giai đoạn trên cương vị Thủ tướng. Rất có thể đòi hỏi khắt khe của dư luận
xuất phát từ tâm lý thất vọng khi biết ông X, người bị Bộ Chính Trị đề nghị kỷ
luật, chính là Nguyễn Tấn Dũng, và đề nghị này đã bị chặn đứng trong cuộc bỏ
phiếu của Ban Chấp Hành Trung ương, một sự việc vô cùng hi hữu, nếu không nói là
chưa có tiền lệ trong nội bộ của ĐCSVN.
Ngay sau cuộc chất vấn giữa Dương Trung Quốc và Nguyễn Tấn
Dũng, tôi đã nhận định trên Facebook rằng, đây là trò hề. Một số người tỏ ra
không đồng tình. Thiết nghĩ, đã là trò hề, thì giả thiết về một cuộc chơi tung
hứng hoàn toàn có thể là hiện thực.
Suy nghĩ của tôi có cơ sở, bởi vì trước thời điểm "chất
vấn" không lâu, câu nói của ông Dương Trung Quốc về động thái xin lỗi của
Nguyễn Tấn Dũng rằng, "thông
điệp thành khẩn của Thủ tướng làm an lòng dân", đã từng làm dư luận
khó chịu, bất bình.
Hơn nữa, sau khi đọc bản "chất vấn", ông Dương
Trung Quốc đã để Nguyễn Tấn Dũng mặc sức huyên thuyên giải thích, mà không hề
có phản ứng nào, dù chỉ lịch sự nhắc ông Dũng nhớ lại lời hứa khi nhận chức Thủ
tướng vào năm 2006, "nếu không chống được tham nhũng thì sẽ từ chức"
và lời khuyên "công
chức cần phải có lòng tự trọng" của ông ta trong buổi nói chuyện tại Đại
học quốc gia Sài Gòn trong ngày 21/10/2012.
Nếu tồn tại cái gọi là pháp luật để có thể nhìn nhận dưới
góc độ của nó, thì quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội được đảm bảo bằng điều
98 của Hiến pháp 1992. Còn theo điều 2, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội
năm 2003, "chất vấn" được hiểu là “một hoạt động giám sát" của đại
biểu Quốc hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm của lãnh đạo cao nhất của nhà
nước.
Trong bài "Chất
vấn và kỹ năng chất vấn" của Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu Dân cử thuộc
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định "các vị đại biểu Quốc hội có thể chất vấn
nhiều lần về một vấn đề, cho đến khi vấn đề đó được xử lý mới chấm dứt".
Tôi không tin rằng, là một sử gia từng trải, một đại biểu quốc
hội lâu năm, ông Dương Trung Quốc đã không ý thức được đầy đủ thực chất của
"chất vấn" là gì.
Đề cao hay ca ngợi thái quá tiếng nói của đại biểu Dương
Trung Quốc, theo tôi là thiếu cẩn trọng cần thiết trước những trò chơi trí trá,
mị dân truyền thống trên sân khấu chính trị Việt Nam.
Nhưng dù sao, đề nghị của ông Dương Trung Quốc đã dẫn tới việc
công chúng được nghe trực tiếp Nguyễn Tấn Dũng công khai bác bỏ việc từ chức,
là một sự may mắn cho Việt Nam.
Bởi vì người Việt có đặc tính chóng quên, dễ dãi tự sướng đến
độ phát cuồng. Tôi hình dung về một hình ảnh Việt Nam trong trường hợp Nguyễn Tấn
Dũng từ chức.
Lúc bấy giờ hiệu ứng đàn vịt sẽ phát huy tối đa. Một con kêu
cạc cạc, rồi hàng ngàn, hàng triệu con khác sẽ cạc cạc theo. Những dòng tít lớn
trên trang nhất của 700 tờ báo lề đảng và các phương tiện truyền thông khác, sẽ
tràn ngập những lời có cánh về hành động mang tính lịch sử, có một không hai của
Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đầu tiên đã thực hiện bước đột phá, đầy trách
nhiệm và tự trọng, người lính tiên phong đũng cảm của văn hoá từ chức, một nhà
lãnh đạo có bản lĩnh và phẩm chất chính trị tuyệt vời, v.v. và v.v.
Không khí lên đồng này sẽ tương tự như khi cả miền Bắc phát
cuồng sung sướng và tự hào đón Phạm Tuân từ Liên Xô trở về sau chuyến bay vào
vũ trụ trong năm 1980. Hàng triệu người đọc báo, nghe đài đảng, rạo rực tin rằng
Việt Nam đang cùng Liên Xô bước vào khoa học chinh phục vũ trụ, bèo hoa dâu đã
được thử nghiệm phát triển trong môi trường mất trọng lượng, có thể mang hiệu
quả kinh tế mang tính đột phá. Để rồi rất nhanh sau đó, nhiều tiếu lâm xuất hiện
bôi bác về chuyến bay này, như bài thơ: Phạm Tuân, Phạm Tuẫn, Phạm Tuần - Anh
lên vũ trụ anh mần cái chi - Việt Nam thiếu gạo thiếu mì - Anh
lên vũ trụ làm gì hở anh?
Hoặc gần đây, khi Ngô Bảo Châu nhận Huân chương Fields, một
giải thưởng có uy tín dành cho các nhà toán học dưới 40 tuổi, giá trị 15 ngàn
đôla Canada, nhưng thực chất không có gì khủng khiếp đến mức dân chúng phấn hứng
phát cuồng, tưởng như Việt Nam nằm ở đỉnh cao của toán học thế giới. Trong khi
đó, gần với Giải Nobel hơn là giải thưởng toán học Abel, có giá trị khoảng 1
triệu đôla Mỹ. Thậm chí, cùng năm 2011, Grigory Perelman, nhà toán học người
Nga đã từ chối nhận một giải thưởng toán học uy tín khác của Viện Toán học Mỹ
Clay (CMI) trị giá cũng một triệu đôla, vì cho rằng, không biết cách kiểm soát
cả vũ trụ nên ông chẳng cần tới tiền. Ở nhiều quốc gia khác, người nhận Giải
thưởng Nobel khoa học cũng chỉ được chào đón chừng mực, khiêm nhường, không đâu
tổ chức ầm ĩ và hoành tráng như ở Việt Nam. Mà chỉ với Huân chương Fields!
Vì phát rồ, nên mặc dù kinh tế khó khăn, nhà nước ngập trong
núi nợ, thâm hụt ngân sách tăng đều như diều gặp gió, chính phủ của Nguyễn Tấn
Dũng vẫn hào phóng dành ngay 650 tỷ đồng (trên 30 triệu USD) thành lập Viện
Toán Cao cấp, mà "không
yêu cầu Viện phải nghiên cứu cái gì, việc sử dụng số kinh phí trên như thế
nào là quyền của GS Ngô Bảo Châu"!!!
Nếu Nguyễn Tấn Dũng từ chức, cả nước lại sẽ một lần nữa lên
đồng tập thể. Thể nào các tay bút có tiếng trong nước, bao gồm cả những người
chẳng ưa gì Nguyễn Tấn Dũng, sẵn sàng quay ngoắt 180 độ để bôi son, trét vàng
lên chân dung ông ta. Không chừng còn nảy sinh sáng kiến lấy tên Nguyễn Tấn
Dũng đặt cho một đại lộ nào đó ở Sài Gòn, Hà Nội, hoặc dựng tượng đài ngay khi
ông ta chưa kịp về hưu!
Cuộc lên đồng tập thể này may mắn đã không diễn ra, nhờ Nguyễn
Tấn Dũng không từ chức.
Điều này làm cho hàng chục triệu người Việt cân bằng lại tâm
lý, nhìn kỹ hơn chính mình, đoạn tuyệt với ảo tưởng, quay về với thực tế mà tập
đoàn Nguyễn Tấn Dũng để lại cho các thế hệ tiếp nối.
Đó là, lãnh thổ của VN (Hoàng Sa và một phần Trường Sa) đang
bị Trung Quốc xâm chiếm và mưu đồ nô dịch hoá VN toàn diện, song song với sự
gây hấn không ngừng leo thang. Động thái cho in hình ảnh đường Lưỡi Bò trên Biển
Đông vào loại hộ chiếu gắn chip điện tử, khẳng định tham vọng truyền kiếp này bất
di bất dịch.
Đó là, hình ảnh đất nước VN xấu nhất trong con mắt của cộng
đồng quốc tế kể từ cuộc đổi mới năm 1986 tới nay, nơi có một nhà nước đàn áp
nhân quyền hà khắc nhất Đông Nam Á (Foreign
Policy).
Đó là, quốc gia từng được xem là một con hổ kinh tế của châu
Á, nay "đã mất tiếng gầm" (Christian
Science Monitor), "từ hổ thành mèo" (Newsweek)
với các vụ bê bối về tham nhũng ở mức độ và quy mô lớn chưa từng thấy; nợ xấu của
hệ thống ngân hàng tiến tới 10% (gần mức 10,7% của Tây Ban Nha, quốc gia đang vật
lộn với khủng hoảng nợ dù có trợ cứu của Liên minh Âu châu); các tập đoàn kinh
doanh, xương sống của nền kinh tế thị trường định huớng XHCN, làm ăn thua lỗ nặng
và nợ nần kỷ lục, đến hết năm 2011 là 1.229.400 tỷ đồng, tương đương 61 tỷ USD,
nhiều hơn nửa GDP, dẫn tới sự sụp đổ của một số là "hầu như không có vẻ cường
điệu, có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng rất lớn" (Newsweek);
nợ nước ngoài tăng gấp đôi trong nhiệm kỳ thủ tướng 2006 -2010 (từ 15,64 tỷ
đôla lên 32,5 tỷ đôla), đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) suy giảm, trong bảy
tháng đầu năm 2012 chỉ ở mức 8 tỷ đôla, bằng 66,9% so với cùng kì năm 2011; lạm
phát trong tháng 11 đang tăng tốc (Bloomberg);
và 3.000
văn bản quyết định thu hồi đất không đúng thẩm quyền gây ra oan trái,
đau khổ chồng chất cho hàng triệu nông dân trên cả nước, làm đảo lộn trật tự đạo
đức xã hội; người lương thiện, có công xây dựng nên chế độ bị cướp trắng tay, bị
đàn áp dã man, nhiều người bỏ mạng, còn kẻ thực thi pháp luật thì trở thành côn
đồ hung hãn, coi dân như kẻ thù.
Ngoài ra, cũng nên lưu ý rằng, Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục tại
vị còn tránh được bi kịch khủng hoảng lãnh đạo ở thượng tầng kéo dài, có thể đẩy
đất nước vào tình cảnh rối loạn hơn, khi đám kiêu binh của ông ta trong ngành
an ninh và các khu vực kinh tế chủ chốt quậy tưng bừng trả đòn. Nồi cơm Việt
Nam đã bị khê lại thêm nhão nhoét!
Nói cho cùng, như đã phân tích, việc Nguyễn Tấn Dũng không từ
chức chẳng mang lại ý nghĩa gì cho sự thay đổi của đất nước. Ông Dũng ra đi sẽ
có ông A, B, C... nào đó thay thế. Vẫn nguyên vẹn đó hệ thống độc tài toàn trị
lạc hậu và ung thối bởi nạn tham nhũng.
Chừng nào ĐCSVN chưa chưa chấp nhận các thành phần dân tộc
khác tham gia quản lý, điều hành một nhà nước dân cử với các tiêu chuẩn dân chủ
phổ quát, chừng đó tương lai của Việt Nam vẫn tiếp tục bế tắc.
Việc Nguyễn Tấn Dũng không từ chức có tác dụng làm tăng thêm
nhận thức của xã hội rằng, sự độc quyền quyết định sinh mệnh dân tộc của ĐCSVN,
chứ không phải bất kỳ cá nhân nào, là vật cản chủ chốt trên con đường đi tới tiến
bộ, văn minh và phát triển của dân tộc Việt.
Đã tới lúc chấm dứt mục tiêu đấu tranh nửa vời, sự thoả hiệp
cải lương, niềm tin mù quáng, đối với tất cả, không chỉ với những người bất đồng
chính kiến, mà cả với công chức có lương tri trong hàng ngũ ĐCSVN. Nếu đặt lợi
ích dân tộc lên trên hết, thì hệ thống chính trị độc quyền, đặc quyền, đặc lợi,
không bị kiểm soát của một tổ chức đảng duy nhất, phải được thay thế bằng mô
hình chính trị khác, thông qua một cuộc cách mạng quyết liệt, hoặc triệt để lột
xác như Ba Lan, hoặc tiệm tiến nhưng dứt khoát như Miến Điện.
Có lẽ những nhận định của tôi giống với sự lạc quan của
Jonathan London, giáo sư tại Khoa Nghiên cứu châu Á và quốc tế của Đại học Hồng
Kông trên "South
China Morning Post" rằng, "bi kịch của Thủ tướng Việt Nam là một
dấu hiệu hy vọng của sự thay đổi".
Tuy nhiên, chẳng có sự thay đổi nào xảy ra trong một nhà nước
độc tài toàn trị mà chỉ nhờ sự dấn thân của một số cá nhân đơn lẻ, thiếu vắng sự
nối kết rộng rãi có tổ chức với quần chúng, trong khi đa số còn lại thụ động
cam phận, chờ đợi phép màu xuất hiện.
© 2012 Lê Diễn Đức - RFA Blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét