Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




MỘT KẺ THAM LAM, ĐẤT NƯỚC TRẢ GIÁ ĐẮT !

Bùi Hoàng Tám
26-11-2012

(Minh họa: Vũ Toản)
(Minh họa: Vũ Toản)
(Dân trí) - Sự cả tin cộng với tư duy nóng vội, dốc tiền, đổ của để mong biến một “lọ lem” phút chốc trở thành hoàng hậu là điều không thể, nhất là trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt, đầy cạm bẫy như hiện nay thì việc thất bại là khó tránh khỏi…

Những con tàu khổng lồ hàng trăm ngàn tấn như một niềm kiêu hãnh của nền đóng tàu Việt Nam đang nằm chờ hoen gỉ. Các cái tên đầy kiêu hãnh một thời như  Sea Eagle, Vinashin Atlantic, Green Sea, Lash Sông Gianh, New Energy, New Phoenix, Hoa Sen… đang trở thành những “bóng ma” dật dờ trên những bến cảng cả trong và ngoài nước.

Khối tài sản khổng lồ từ hàng trăm đến cả ngàn tỉ đồng không chỉ là đống sắt vụn đang tan dần vào biển mà mỗi ngày còn phải tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của để bảo trì, bảo dưỡng, trông coi và nợ lãi. Nghiêm trọng hơn là trong đó có một số tàu bị xiết nợ ở nước ngoài khiến hàng chục thủy thủ Việt Nam bơ vơ nơi đất khách.

Có thể nói, những mất mát do Tập đoàn Vinashin gây ra là vô cùng khủng khiếp và còn ám ảnh nền kinh tế Việt Nam lâu dài. Không chỉ mất hàng tỉ USD giữa lúc nền kinh tế khó khăn, những nợ nần còn làm suy giảm uy tín Việt Nam đối với thị trường tiền tệ thế giới.

Song, vụ Vinashin vừa cần có một cái nhìn nghiêm khắc nhưng lại phải rất bình tĩnh, không tách rời bối cảnh lịch sử của nó. Có vậy mới đảm bảo tính khoa học, khách quan và quan trọng hơn là rút ra nhữnng bài học từ sai lầm nghiêm trọng này để từ đó có phương án xử lý thích hợp nhất.

Trước hết, ý tưởng xây dựng Vinashin trở thành một tập đoàn hùng mạnh là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng & Nhà nước. Trong xu thế hướng ra biển của thế giới hiện đại, một quốc gia có hơn 3.200 km bờ biển cùng hàng ngàn đảo lớn nhỏ mà ngành hàng hải yếu kém là điều hết sức vô lý. Nó vô lý không bởi chỉ trong lĩnh vực phát triển kinh tế mà sâu xa hơn, còn là vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Những đoàn tàu vận tải, tàu đánh cá và cả tàu du lịch chính là những chủ nhân của biển khơi, khẳng định chủ quyền biên cương của đất nước.

Thế nhưng từ một ý tưởng tốt đến một việc làm tốt là một khoảng cách xa, rất xa. Cái khoảng cách giữa núi cao và vực thẳm ấy đôi khi chỉ vì sự nhầm lẫn trong bổ nhiệm một cán bộ chủ chốt.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, đã từng có một Gia cát Khổng Minh tài ba lỗi lạc nhưng chỉ vì tin tưởng một viên tướng khoác loác, ba hoa Mã Tốc mà mất cả Nhai Đình để từ đó, thay đổi cục diện của cuộc chiến.

Trong thời đại hiện nay, sự cả tin cộng với tư duy nóng vội, dốc tiền, đổ của để biến một cô “lọ lem” ngày một, ngày hai trở thành hoàng hậu là điều không thể, nhất là trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt, đầy cạm bẫy như hiện nay thì việc thất bại là khó tránh khỏi.

Chúng ta từng chứng kiến có thời điểm Vinashin là tâm điểm mà mọi nhu cầu đều được tập trung đến mức tối đa, mọi yêu cầu đều được đáp ứng với khả năng cao nhất.

Đáng lý ra khi đó, chúng ta cần có cái nhìn bình tĩnh và khoa học, tức là trước khi muốn biến nàng lọ lem thành bà hoàng hậu thì nên và cần trang bị cho nàng một lưng vốn hành trang tối thiểu.

Tiếc thay, có lẽ do đã quá tin vào viên “Mã Tốc” Phạm Thanh Bình để rồi giờ đây phải gánh chịu hậu quả. Ông ta đã tự khoác cho mình một cái áo quá rộng, kê cho mình cái ghế quá cao so với tài năng và phẩm chất.

Điều đáng nói là giờ đây, ông ta chỉ chịu có 20 năm tù nhưng nhân dân và đất nước thì không biết phải trả cái giá này đến bao giờ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét