Các lựa chọn cho Ủy ban Thường vụ sẽ đẩy nhanh sự sụp đổ của Đảng Cộng sản
Zhang Tianliang
16-11-2012
Thành quả Titanic của Đại hội Đảng 18 |
Một ngày sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổng kết đại
hội đảng thứ 18, nhóm 376 thành viên của Ủy ban Trung ương mà trên danh nghĩa
là "được bầu" trong kỳ hội nghị đã một lần nữa vào lại Đại lễ đường
nhân dân và "bầu" Bộ Chính trị mới.
50 phút chờ đợi, một kỷ lục mới của ĐCSTQ, thứ mà luôn luôn rất có hiệu quả
trong các "cuộc bầu chọn" của nó. Phải khiến cho họp mặt đầu tiên của
Ủy ban Trung ương của đại hội 18 mất đến 50 phút để công bố tên của các thành
viên Thường vụ Bộ chính trị mới - một nhóm nhỏ cai quản Đảng.
Kỷ lục chờ đợi lâu đứng thứ hai là 38 phút trong kỳ đại hội 16 năm 2002. Bởi vì
Giang Trạch Dân muốn tiếp tục vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương - hay nói cách
khác, nắm giữ lại quyền lực kiểm soát lực lượng vũ trang thậm chí cả khi ông ta
nghỉ hưu khỏi vị trí lãnh đạo Đảng, và bởi vì Giang đã tăng thêm số thành viên
thường vụ Bộ chính trị từ 7 lên 9, đã phải cần đến 38 phút để có các kết quả.
"Những giấc mơ của những ai mà ảo tưởng hy vọng vào
ĐCSTQ giờ đã hoàn toàn bị xua tan"
Thêm 12 phút chờ đợi nữa của năm nay gợi ý rằng cuộc xung đột đằng sau bức màn
của đại hội đảng 18 năm nay thậm chí còn dữ dội hơn.
Vào khoảng 11:50 sáng, danh sách được công bố : Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường,
Trương Đức Giang, Du Chánh Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn, và Trương Cao Lệ.
Duy Trì Ổn Định
Thường vụ Bộ cũ có một ghế do Chu Vĩnh Khang nắm giữ, y là người đứng đầu Ủy
ban Chính trị và Lập pháp (PLAC), một tổ chức bí mật mà nhận được nhiều tiền
hơn cả ngân sách quốc phòng của Trung Quốc nhằm kiểm soát hầu hết mọi khía cạnh
của hành pháp tại Trung Quốc. Chu Vĩnh Khang đã không thể chỉ định tên của người
kế nhiệm y để lãnh đạo PLAC và giữ chỗ trong thường vụ bộ.
Nhưng học thuyết của Chu về "duy trì ổn định" có thể được thấy với cả
Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ, như có thể được thấy cách mà từng người này
đã xử lý vấn đề vụ tai nạn tàu lửa ở Ôn Châu và vụ thảm hỏa cháy trung
tâm mua sắm tại Thành phố Thiên Tân.
Vào ngày 23 tháng Bảy, 2011, một tàu tốc hành đã đâm vào một tàu khác với tốc độ
cao tại thành phố Ôn Châu, khiến cho 4 toa xe lửa đầy hành khách rơi hẳn khỏi
đường tàu trên cao. Các quan chức công bố 39 người chết, nhưng các công dân mạng
và người chứng kiến hiện trường tin rằng con số thực sự lên đến hàng trăm người.
Liền sau đó phó thủ tướng Trương Đức Giang ra lệnh chôn vùi vụ tàu lửa này,
ngăn chặn mọi cuộc điều tra sâu hơn.
Vào ngày 30 tháng Sáu, 2012, một vụ cháy lớn tại trung tâm mua sắm thành phố
Thiên Tân, giết chết hàng trăm người, theo lời những người tại hiện trường. Tuy
vậy, các quan chức công bố chỉ 10 người chết, và các báo cáo đều giữ cho các
con số ở mức nhằm không gây bất lợi cho sự nghiệp của Bí thư Thành ủy Trương
Cao Lệ.
Những Thiếu Vắng
Sự vắng mặt của Lý Nguyên Triều khỏi danh sách gây ngạc nhiên. Ông ta từng là ứng
viên được Hồ và Ôn đề xuất, cùng với Lý Khắc Cường, nhằm tạo cái gọi là "hệ
thống cặp đôi họ Lý". Nhưng giờ thì Lý Nguyên Triều, sau 5 năm đứng đầu Bộ
Tổ Chức Trung Ương và Ban Bí Thư, thậm chí đã không được có tên trong Bộ chính
trị.
Lý được xem là nổi tiếng và được tin tưởng nhất bởi Hồ và Ôn nhìn từ quan điểm
chính trị và tổ chức. Đặc biệt đáng chú ý là chính Lý Nguyên Triều là người đã
thông cáo vụ Bạc Hy Lai, kẻ là niềm hy vọng của phe Giang Trạch Dân nhằm nắm giữ
lại quyền lực kiểm soát Đảng, kẻ giờ đã bị trục xuất khỏi đảng và sắp bị truy tố
với nhiều tội danh.
Một thiếu vắng ngạc nhiên khác là Uông Dương, người coi như là học trò của Hồ
và Ôn và là ngôi sao sáng cho cải cách. Cả hai sự vắng mặt của Uông Dương và Lý
Nguyên Triều trong Bộ chính trị báo hiệu rằng Hồ và Ôn đã không thực sự có tiếng
nói trong việc ai được chọn.
Hồ Cẩm Đào sẽ "nghỉ hưu hoàn toàn" và Tập Cận Bình sẽ trở thành Chủ tịch
Quân ủy Trung ương. Điều này có nghĩa Hồ Cẩm Đào sẽ hoàn toàn rời khỏi trung
tâm quyền lực của Đảng. Sự ảnh hưởng của Hồ sẽ trở nên yếu hơn của Giang Trạch
Dân, kẻ đã nghỉ hưu từ 10 năm trước.
Nếu việc nghỉ hưu của Hồ mang ý là một vụ đổi chác cho việc Giang chấm dứt chơi
trò chính trị trong Đảng, Hồ sẽ bị chơi khăm. Tại hội nghị 15, Giang đã buộc Kiều
Thạch nghỉ hưu, và tại đại hội 16, Giang đã buộc Lý Thụy Hoàn nghỉ hưu, sử dụng
cùng một mẹo cũ.
Các Hy Vọng Cải Cách Tan Vỡ
Trong 10 năm vừa rồi, Hồ Cẩm Đào chẳng đạt được thành tựu gì với vai trò Tổng
Bí Thư. Ông ta sẽ thậm chí đạt được ít hơn sau khi về hưu. Khi người dân
nhắc lại về các việc của Hồ, có lẽ điều duy nhất họ nhớ là sự chú tâm của Hồ và
các vụ việc tầm thường và hình ảnh của ông ta là một người bề tôi xu nịnh, khúm
núm trước Giang Trạch Dân.
Có những người trong Đảng đeo đuổi việc cứu vớt Đảng thông qua cải cách. Trong
các trao đổi giữa Tập Cận Bình với nhà cải cách Hồ Đức Bình mà Reuters đã đưa
tin vào đầu tháng Chín, Tập thảo luận về sự cấp thiết phải cải cách Đảng và các
bước đi đúng thế nào cho cải cách.
Đội ngũ Bộ chính trị mới báo hiệu cho thấy sự thất bại của chiến lược cải cách
và sẽ tăng tốc sự sụp đổ của ĐCSTQ.
Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ và Lưu Vân Sơn tất cả đều thuộc phe Giang và có
tai tiếng rất xấu trong công chúng. Hàng ngũ mới này sẽ tiêu hủy hoàn toàn bất
kỳ hy vọng nào còn lại rằng ĐCSTQ sẽ tự nó cải thiện. Chắc chắn rằng phần đông
dân chúng sẽ cương quyết hơn bao giờ hết để lật đổ và tiêu hủy hoàn toàn ĐCSTQ.
Lý do duy nhất mà Hồ và Ôn bị đẩy lui trong cuộc đấu tranh với Giang là họ nỗ lực
để cứu vớt Đảng. Hồ và Ôn sẽ phải gánh chịu các hậu quả. Trong vụ giải quyết với
Bạc Hy Lai, Hồ , Ôn và Hạ Quốc Cường đã tung đòn tấn công phe Giang bằng việc
cách chức người kế nhiệm đầy hứa hẹn nhất của nó.
Hồ và Ôn giờ sẽ phải đối mặt với sự trở lại của phe Giang. Trong hàng ngũ hiện
tại của Bộ chính trị, đồng minh của Hồ và Ôn đang ở phe yếu hơn. Tương lai của
Hồ và Ôn là bấp bênh.
Thêm nữa, ĐCSTQ sẽ không thể duy trì quyền lực của nó trong 5 năm nữa. Nếu, trước
khi nó tiêu hủy, những kẻ trong cuộc của ĐCSTQ muốn tìm con dê tế thần, Hồ và
Ôn sẽ nằm đầu danh sách chọn lựa.
Hàng ngũ từ Đại hội đảng 18 nói cho chúng ta biết rằng ĐCSTQ, một tổ chức giáo
pháo tội ác, thậm chí không thể giả vờ cải cách được nữa. Những giấc mơ của những
ai mà ảo tưởng hy vọng vào ĐCSTQ giờ đã hoàn toàn bị xua tan. Chỉ có bằng việc
rũ bỏ hoàn toàn tất cả mọi ảo mộng về ĐCSTQ và chấm dứt sự bức hại của họ lên
Pháp Luân Công ,các nhóm tín ngưỡng khác và những người bất đồng chính kiến,
Trung Quốc mới có được một tương lai.
Zhang Tianliang là một cây bút và là nhà bình luận về các vấn đề chính trị và
xã hội Trung Quốc đương thời. Ông đóng góp cho nhiều cơ quan xuất bản khác
nhau, bao gồm Đài Truyền Hình Tân Đường Nhân (NTD) tại New York và bản Tiếng
Hoa của Tiếng Nói Hoa Kỳ.
Ghi chú của Ban Biên tập : Khi mà cựu trưởng công an
Trùng Khánh, Vương Lập Quân (Wang Lijun), đào ngũ đến với Lãnh sự quán Mỹ ở
Thành Đô ngày 6 tháng Hai để tự cứu mạng mình, y đã khuấy động một cơn bão
chính trị mà vẫn chưa hề lắng dịu. Một cuộc chiến đằng sau bức màn làm bật ra
quan điểm các quan chức dành cho cuộc bức hại Pháp Luân Công. Phe phái với bàn
tay đẫm máu - gồm các quan chức do cựu chủ tịch Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) vận
động để tiến hành cuộc bức hại - đang tìm kiếm việc trốn tránh trách nhiệm cho
các tội ác họ phạm phải và tìm cách tiếp tục duy trì chiến dịch này. Các quan
chức khác đang chối bỏ bất kỳ việc tham gia nào vào cuộc bức hại. Các sự kiện
cho thấy một sự chọn lựa rõ ràng cho các quan chức và công dân Trung Quốc, và cả
người dân Thế giới : ủng hộ hoặc là phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công. Lịch
sử sẽ ghi chép lại sự chọn lựa của mỗi người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét