Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




MƯU SÂU TRUNG CỘNG NẮM TRỌN VIỆT CỘNG TÀN HẠI VIỆT NAM LẤN VƯỢT HOA KỲ

Lý Đại Nguyên
25-10-2012

Từ ngày Hoakỳ tiến hành chính sách “Ngập Nội Việtnam”, bỏ cấm vận, thiết lập bang giao. Việtcộng đáp ứng bằng một chủ trương quái gở “Kinh Tế Thị Trường theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”. Dù biết đây là chủ trương gượng ép, nhưng Mỹ phải nhân nhượng để Việtcộng tập sự sinh hoạt Kinh Tế Thị Trường Toàn Cầu. Nên Mỹ cũng đành cho Việtnnam hưởng quy chế “Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn –PNTR’. 

Lúc này thì từ lãnh tụ, tới đảng viên đều có chung một quan điểm, là vừa phải theo Tầu để duy trị Đảng, vừa muốn theo Mỹ để làm giầu cá nhân. Tức là “Thân tại Tầu, Hồn tại Mỹ”. Cuối cùng Mỹ cũng tạo điều kiện cho Việnam gia nhập WTO - Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. 
Việtcộng vừa quyết giữ độc tài chính trị, vừa muốn độc quyền kinh tế, nên ngoài việc duy trì hệ thống Kinh Tế Quốc Doanh, còn cho phép đảng viên làm Kinh Tế Tư Doanh. Chính vì vậy mà hệ thống cầm quyền tại Việtnam ngày nay dưới sự lãnh đạo của Việtcộng đã tự biến thành hệ thống tham nhũng cực quyền. Nhưng trong tương quan chính trị, hệ thống đảng Việtcộng vẫn phải lệ thuộc Cộng Sản Tầu. Do đó trong nội bộ Đảng và nhà cầm quyền Hànội mới thấy xuất hiện 2 khuynh hướng “thân Tầu” và “thân Mỹ”. Dù đó là thực tâm hay đóng kịch thì nó cũng đã đúc kết ra một câu châm ngôn phổ biến rộng rãi trong toàn dân, toàn quân, toàn đảng ở Việtnam là: “Theo Mỹ mất Đảng”. “Theo Tầu mất Nước”.

Trong khi đó, Trungcộng mở chiến dịch quy mô dương oai diễu võ đòi chủ quyền với hình vẽ “Lưỡi Bò”, ngang ngược chiếm trên 80% diễn tích Biển Đông, khiến cho các nước Đông Nam Á và cả thế giới phải quan tâm đến việc Trungcộng chủ trương dùng võ lực bành trướng khắp vùng. 

Thì, tại Hànội, hôm 22/07/2010, nữ ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton trong chuyến công du đầu tiên đến Việtnam để đánh dấu 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ và tham dự Diễn Đàn Hợp Tác An Ninh ASEAN, bà đã nói: “Việtnam với một dân số năng động và người dân thực độc đáo – đang trên đường trở thành một quốc gia vĩ đại với tiềm năng vô biên – đó là một trong những lý do khiến Hoakỳ bày tỏ quan ngại về vấn đề nhân quyền với phía Việtnam”.  

Ngày 23//07/2010 trong Diễn Đàn Asean, bà khẳng định: “Vì quyền lợi quốc gia, Hoakỳ mong muốn thấy các quốc gia liên quan đến vụ tranh chấp chủ quyền Hoàngsa và Trườngsa giải quyết với nhau bằng đường lối ôn hoà, tôn trọng các điều khoản được ghi trong công ưuớc về biển và lãnh hải do Liên Hiệp Quốc soạn thảo”. Từ đấy đánh dấu giai đoạn Hoakỳ dứt khoát “Quay Lại Á Châu”.

Trước chủ trương quyết liệt trở lại Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Dù Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam XI đã diễn ra từ ngày 11 đến 19/01//2011, Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí Thư, nhưng khác với những kẻ tiền nhiệm, không lập tức sang triều kiến với các lãnh tụ Bắckinh, mà mãi đến ngày 11/10/2011 mới sang Tầu gặp Hồ Cẩm Đào để nhận chỉ thị 9 điểm, nhằm định hướng quan hệ Trung-Vìệt, dẫn tới việc Nguyễn Phú Trọng, triệu tập Hội Nghi Trung Ương 4 để ‘Chỉnh Đốn Đảng’, rồi  Hôi Nghị Trung Ương 5, phát động phong trào “Tự Phê và Phê Bình”, buộc tất cả Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư phải tự thú nhận tội lỗì của mình ra trước tập thể. 

Đây  là cơ  hội để cho 2 phe Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng hè nhau cưa ghế của Nguyễn Tấn Dũng. Mà cả Trương Tấn Sang lẫn Nguyễn Tấn Dũng từ ngày nhận chức, chưa sang Tầu triều kiến, vì sợ mất lòng Mỹ, nay đều phải ngoan ngoãn sang gặp các lãnh tụ Bắc Kinh để giữ ghế và hy vọng hạ bệ đối phương. Ngày 07/09/12, Trương Tấn Sang gặp Hồ Cẩm Đào bên lề hội nghị APEC. Ngày 20/09/12, Nguyễn Tấn Dũng gặp Tập Cận Bình ở hội chợ Asean tại Nam Ninh. Cả hai đều tỏ dấu thần phục Tầucộng và không dám nhắc tới việc Trungcộng thành lập Thành Phố Tam Sa ở Hoàngsa để quản trị toàn vùng “Lưỡi Bò” nữa.

Thế là Trungcộng nắm đầu được cả 3 lãnh tụ tối cao của Việtcộng là Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư, Trương Tấn Sang chủ tịch nước, Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng. Mà vẫn để cho họ tiếp tục thù ghét, đấu đá nhau ngay trong Bộ Chính Trị và Hội Nghị Trung Ương 6, mà không được phép truất phế nhau. Hội Nghị 6 ‘Đầu Voi, Đuôi Chuột’ là thế. Nhưng lại là dịp để cho dư luận trong, ngoài nước biết rõ Trung Ương Đảng Việtcộng là trung tâm tham nhũng đã không tuân theo ý chí của Tổng Bí Thư và Bộ Chính Trị để “kỷ luật Bộ Chính Trị và một đồng chí trong Bộ Chính Trị”. Khiến cho đồng chí ấy tự công khai tên họ là Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng chính phủ, đứng trước phiên khai mạc Quốc Hội kỳ 4, khoá 13, ngày 22/10/2012 để nhận lỗi về những khuyết điểm của Chính Phủ: “Tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước QH, trước Đảng, toàn Dân về tất cả những yếu kém, khuyết  điểm của chính phủ”

Liệu Quốc Hội có  bổ phiếu  “Bất Tín Nhiệm” thủ tướng và nội các Nguyễn Tấn Dũng, hay cũng như Trung Ương Đảng cho qua. Để cho các lãnh tụ Đảng tiếp tục kéo bè, kết cánh đáng phá nhau khiến Trungcộng nắm trọn Việtcộng tiếp tục tham nhũng làm kiệt quệ kinh tế Việtnam, làm băng hoại tinh thần tuổi trẻ, làm cho Việtnnam bị bại liệt trước cuộc Hán Hoá của Trungcộng, nhằm loại ảnh hưởng chính trị, quân sự Mỹ ra khỏi Việtnam, làm tan vỡ khối Asean, phá hoại chiến lược trở lại Á châu của Hoakỳ.

Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng dựa vào Bộ Chính Trị quyết hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, nhưng không may cho họ là Phùng Quang Thanh bộ trưởng Quốc Phòng, chẳng hiểu vì lý do gì, vì Tầu, vì Mỹ hay vì Nga, mà Phùng Quang Thanh đã ngả về phiá Nguyễn Tấn Dũng, nên thế của Sang-Trọng bị thất bại. 

Ngaỳ 17/10/12, trong cuộc họp với Ủy ban Hợp Tác Quân Sự - Kỹ Thuật  của Nga với nước ngoài, theo tổng thống Nga, Vladimir Putin, nhắc: “Phải nói rằng, Nga không phải là không có lợi khi nâng cấp lãnh vực hợp tác quân sự - kỹ thuật  với Việtnam và các nước BRICS (Brazil, Ấnđộ, Trungquốc, Nam Phi…). Ông Putin không ngần ngại nói thẳng là: “Hợp tác sản xuất với các nước khác sẽ giúp cho Nga giảm bớt chi phí sản xuất, tiếp thu được công nghệ mới…”. 

Ngày 20/10/12, một phái đoàn tướng lãnh và quan chức của quân đội Việtcộng, do thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng quân đội có chuyến thăm Nga để tham gia buổi lễ khởi công đóng tầu cho Việtnam tại nha máy Admiralteisky ở St Petersburg. 

Cùng ngày 20/10/12, các quan chức chính phủ và quân đội Việtcộng được chở ra thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington đang đậu ở Biển Đông. Thế là cả 3 thế lực quốc tế Tầu, Nga, Mỹ đều đang tác động vào 4 tập thể ở Việtnam gồm: Phe Cộngsản bảo căn (Trọng – Sang). Phe Cầm Quyền tham nhũng (Dũng – Hùng). Phe Quân Đội bản lề (Thanh- Tỵ). Phe Dân Chúng đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền, mà Mỹ thì đặt trọng tâm về Nhân Quyền, đó chính là thế tất thắng mai sau. 

LÝ ĐẠI NGUYÊN  
Little Saigon ngày 23/10/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét