2-10-2012
Nhận diện Nguyễn Phương Hùng |
Sau tin tức của đài RFA ngày 13
tháng 8 năm 2012 về việc một Việt kiều Đức về Việt Nam đã bị chặn ở cửa khẩu
phi trường Tân Sơn Nhất mặc dù anh ta đã có visa, tôi đã liên lạc được với anh
và được anh cho biết sự thật như sau:
Vào ngày 9 tháng 8 năm 2012 anh
Vương Trí Tín đã đáp chuyến máy bay của hãng hàng không Emirates đến phi trường
Tân Sơn Nhất lúc 19:30 giờ, sau khi nhận visa tại phi trường thì anh ta đến cửa
khẩu để vào nước. ở đây họ không cho anh vào và nói là visa bị trục trặc và yêu
cầu anh quay trở lại văn phòng nơi đã cấp visa để hỏi nguyên nhân. Tại nơi đây
Công An cục xuất nhập cảnh đã mời anh vào phòng “làm việc”. Sau nhiều cuộc thẩm
tra với những câu hỏi được lập đi lập lại nhiều lần như:
“Anh tên gì?”
“Sinh năm bao nhiêu?”
“Về Việt Nam có chuyện gì và dự định
ở bao lâu?”
“Anh về Việt Nam đã bao nhiêu lần
rồi?” và “Anh về VN sẽ ở đâu?”
Mặc dù những câu hỏi này hành
khách vào VN đã phải khai khi xin visa, nhưng họ vẫn hỏi đi hỏi lại, điều này sẽ
làm cho người bị hỏi bị khủng hoảng tinh thần. Vì khi một người cứ phải trả lời
những câu hỏi giống nhau thì sau một vài lần là họ bị nervous. Đây là một thủ
đoạn của CSVN vẫn thường áp dụng để khống chế tinh thần người bị hỏi cung.
Sau hơn hai tiếng đồng hồ cứ lập
đi lập lại những câu hỏi như thế qua nhiều người (tổng cộng là 4 nhần viên, họ
lần lượt thay nhau ra hỏi cung). Trong thời gian này thì anh Tín đã điện thoại
ra bên ngoài báo cho gia đình biết là visa bị trục trặc còn đang chờ đợi để được
giải quyết.
Đến lượt người nhân viên thứ tư của CACK (công an cửa khẩu) sau khi
hỏi những câu như thế ngoài ra ông này đã hỏi mượn điện thoại di động của anh
T. Vì nghĩ là họ đang giải quyết thủ tục visa cho mình vào, nên nếu họ hỏi mượn
điện thoại mà mình không đưa họ mượn, thì đây có thể cũng là 1 cái cớ để họ kiếm
chuyện, do đó anh T. đã đưa điện thoại của anh cho tên này.
Sau khi cầm điện
thoại của anh T. thì hắn mới nói:
“Xin thông báo cho anh được biết
là, nhà nước VN không hoanh nghênh anh vào VN.”
Anh T. mới hỏi: “Với lý do gì mà
tôi không được vào?”
Tên (công an cửa khẩu) CACK này
trả lời: “Không có lý do!”
Anh T. “Vậy anh đưa lại điện thoại
cho tôi để tôi thông báo cho gia đình tôi biết.”
CACK: “Không, anh không được sử dụng
điện thoại.”
Anh T. :”Ở VN cấm xài điện thoại
hay sao?”
CACK: “Việt Nam không cấm xài điện
thoại, nhưng trường hợp của anh đặc biệt.”
Anh T.:”Nhưng anh phải trả lại điện
thoại cho tôi để tôi báo gia đình chứ để họ đợi cả đêm hay sao.”
CACK: “Anh không cần phải lo, gia
đình anh sẽ được thông báo.”
Anh T. :”Nhưng tôi phải thông báo
cho toà Đại Sứ Đức của tôi.”
CACK: “Anh không được dùng điện
thoại.”
Anh T.:”Nếu anh giữ điện thoại của
tôi thì anh phải làm giấy biên nhận cho tôi.”
CACK: “Tôi đâu có giữ điện thoại
anh làm gì, tôi chỉ mượn tạm thời, sau khi thủ tục giấy tờ của anh xong tôi sẽ
trả lại.”
Phòng giam có 6 giường và được
ngăn ra mỗi bên 3 giường (ảnh chụp lén do nhận vật cung cấp)
Sau đó thì tên CACK dẫn anh T. ra
lại phía bên ngoài nơi có dãy ghế để khách xin visa ngồi đợi và hắn dặn một nữ
CA canh chừng không cho anh T. lien lạc với một ai để mượn điện thoại hoặc nhờ
họ điện thoại dùm.
Nhưng sau nhiều lần cố gắng tìm
cách liên lạc thì anh T. đã gặp hai anh chị ở Mỹ về chơi cũng nhận visa tại phi
trường, nên họ ngồi đợi nơi dãy ghế đó. Được biết là anh chị này sống ở
Philadelphia, họ đã nhắn tin đến với gia đình anh T.
Tên CACK sau khi đi vào văn phòng
khoảng nửa tiếng sau đó thì quay ra với bản quyết định không cho nhập cảnh, văn
bản này được viết bằng hai thứ tiếng (Việt và Anh), nhưng được biết là bản bằng
tiếng Việt có những điều không đúng với bản tiếng Anh nên anh T. không đồng ý
ký tên.
Họ cũng không đưa cho anh giữ một bản phụ nào, mặc dù trước đó anh T.
có hỏi thì nhận được trả lời là: “Dĩ nhiên chúng tôi sẽ đưa anh giữ một bản.”
Một điều rất oái oăm nữa là, họ bắt
giam anh T. và bắt anh phải trả 90 US Dollar, với lý do sử dụng phòng nghỉ. Ban
đầu thì anh T. không chấp nhận điều này và nói sẽ ngồi lại ở dãy ghế nơi hành
khách ngồi đợi visa, đến lúc quay về Đức.
Nhưng họ lại nói với anh rằng:
“Anh lên phòng nghỉ ngơi cho khoẻ,
ở đó có điện thoại, anh muốn ăn gì thì gọi điện thoại đặt người ta sẽ đem tới
cho anh.”
Họ giải thích : "90 Dollar là tiền
để trả cho hai nhân viên phục vụ, mỗi giờ 9 Dollar, nếu ở chỉ 3 tiếng cũng phải
trả 90, mà nếu ở đến 24 tiếng cũng trả 90 Dollar.“
Vì đang cần điện thoại để nhắn tin gia đình nên anh T. bằng lòng trả tiền để lên phòng. Ba nhân viên An Ninh có đeo súng đem anh T lên phòng và sau đó khoá cửa lại, trong phòng dĩ nhiên không có điện thoại như họ đã nói. Trong hơn 24 tiếng đồng hồ họ thay tất cả 5 ca gác, mỗi ca hai nhân viên An Ninh.
Nơi phòng giam có tất cả 6 giường,
có một Menu để khách bị giam có thể đặt đồ ăn, nếu muốn ăn thì nhân viên AN sẽ
gọi phone đặt. Anh T. cho biết là thực đơn ở đây đựơc tính bằng US Dollar, so
ra mắc hơn cả đi ăn ở nhà hàng ngay Saigon, điều này nhân viên AN ở đó cũng xác
nhận.
Trong thời gian CACK ở phi trường
Tân Sơn Nhất giam giữ anh T. thì gia đình anh đã thông báo cho những người bạn
Đức của anh để nhờ họ liên lạc với Toà lãnh sự Đức ở Saigon. Ở đây nhân viên
Lãnh sự quán Đức đã nhiều lần liên hệ với các cấp thẩm quyền, nhưng họ trả lời
là không có giữ ai tại phi trường với tên họ như thế.
Những người bạn Đức của
anh T. nhận được trả lời cùa LS Đức từ Saigon như thế thì họ quả quyết:
“Gia đình của ông T đã hơn 10 tiếng
đồng hồ không liên lạc được với ông ta, chúng tôi cũng thế.”
LSQ Đức: “Việt Nam họ chỉ luôn
luôn nói một nửa sự thật. Nhưng các ông yên tâm, đến ngày mai mà các ông cũng
như gia đình ông ta vẫn chưa có tin thì chúng tôi sẽ làm việc trực tiếp với
chính quyền VN.”
Trong thời gian bị giam giữ CACK
đã giữ Vali của anh cũng như Passport, vé máy bay và điện thoại. Đến lúc ra phi
cơ để bay trở về nước thì nhân viên An Ninh dẫn ra và giao anh cho nhân viên
hãng hàng không Emirates, chuyến bay dừng ở Dubai trước khi về Đức tại đây cũng
có nhân viên ra dẫn anh T về một nơi và dặn là không được đi đâu chỉ ngồi tại
đó đợi đến giờ máy bay gần bay sẽ có người đến dẫn đi. Tại phi trường Frankfurt
thì họ mới giao Passport, vé máy bay (thì mới lấy hành lý được)… điều này cho
chúng ta thấy anh bị canh giữ như một tội phạm nguy hiểm.
Qua câu chuyện trên của anh Tín
thì chúng ta thấy CSVN vẫn luôn gian xảo, lừa lọc và thủ đoạn mọi thứ, họ cứ
cho người bị nạn hy vọng, nên vào bẫy lúc nào không biết.
- Trước khi tuyên bố không cho nhập
cảnh thì lấy cớ là mượn điện thoại, sau khi nắm lấy được phương tiện liên lạc của
người bị nạn thì lúc đó mới tuyên bố không cho nhập cảnh.
- Không có lệnh bắt giam mà lại
thu giữ đồ dùng cá nhân (điện thoại di động cũng như Passport, vé máy bay, giấy
tờ tuỳ thân) và cắt đứt liên lạc với người thân.
- Giam giữ người trái phép không
có lệnh giam, với lý do là đễ phục vụ canh giữ anh ninh cho khách.
- Và vì nhân viên An Ninh phải bảo
vệ an ninh cho “khách” nên “khách phải trả tiền phòng (phòng giam)
- Cho thông tin không đúng khi
nhân viên Lãnh sự điện thoại hỏi. Theo luật Quốc Tế nếu giam trên 24 tiếng đồng
hồ phải báo cho Lãnh sự quán, nếu giữ công dân của họ. Ở đây nhân viên Lãnh sự
đã điện hỏi, nhưng họ lại đưa thông tin sai.
Trong lúc bị giam giữ anh T. đã
được nhân viên AN cho biết là trong thời gian gần đây do ở Việt Nam tình hình
không được ổn định (vì có nhiều cuộc biểu tình), nên những ai hay thường về Việt
Nam hoặc mới về sẽ bị đặt nghi vấn, và nếu họ nghi thì sẽ không cho nhập cảnh
VN và trục xuất về nước. Như thế thì qua điều này cho chúng ta biết được là
tình hình đấu tranh trong nước đã có biến chuyển.
Trên đây là mẫu chuyện thật của
anh Tín đã kể lại, khi tôi liên lạc với anh. Còn một điều rất đáng buồn khi
nghe anh kể lại, sau khi trở về Đức và liên lạc với gia đình ở VN thì được biết
bà mẹ của anh ta khi nghe con mình về thăm ngày hôm trước bà khoẻ và vui hẳn
ra, đến hôm anh tới VN thì bà đòi đi đón con mình mặc dù bà bệnh nằm liệt giường
cả hơn nửa năm nay, nhà anh phải chiều ý bà và bế bà cụ xuống duới nhà để chờ
con, nhưng người con đã không được vào VN để về thăm mẹ mình.
Xin cầu đấng
thiêng liêng cho cụ có sức khoẻ để đợi ngày đứa con mình về thăm, ngày ấy không
còn xa đối với anh cũng như đối với người Việt yêu chuộng Tư Do.
Việt Hoàng (người Việt tại Đức)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét