24-10-2012
Ý kiến JackZhang : Nhìn “Mạng nhện” (organizational
chart) này. Phải gọi là Ma Hồn trận _ cho thấy vị đầu bạc đã làm những gì trong
việc chiếm lĩnh (Tenured Shares) “khủng” trong các ngân hàng ra sao. ACB chính
là “secon state bank” đại diện và chuyển đổi dòng tiền (cash flow) _ “luật”
ngân hàng đã được sửa chữa và chuyển đổi “ngoạn mục” Tai sao nó vẫn được chấp
thuận? và tồn tại từ trước tới nay? Ngân hàng nhà nước đã cấp vốn dựa trên biểu
đồ tổ chức “mafia” này? tiền được tãi ra (shares) trong “nhóm lợi ích” rành
rành rồi.
Cách đây gần 2 tháng, sau khi ông Nguyễn
Đức Kiên (bầu Kiên) và ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân
hàng ACB bị bắt, hàng loạt ngân hàng lên tiếng phủ nhận mối
liên hệ với bầu Kiên và cả ACB, nhưng tìm hiểu cho thấy, các ngân hàng
Eximbank, KienLongBank, VietBank, VietABank, DaiABank ít nhiều đều có liên hệ với ACB lẫn bầu Kiên.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thậm chí đã và đang là cổ đông
chiến lược, hoặc sáng lập ở các ngân hàng này. Trong một số ngân hàng, ACB còn
cử từ 1 đến 2 đại diện vào HĐQT để trực tiếp điều hành các hoạt động mang tính
chiến lược.
ACB – KienLongBank
Năm 2007, ACB thông qua công ty con là Công ty Chứng khoán
ACB (ACBS) góp vốn mua 10% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Kiên Long
(KienLongBank), hiện đã giảm xuống còn 6.1%. Vai trò của ACB tại KienLongBank
khá lớn, cụ thể ACB hỗ trợ KienLongBank trong đào tạo nguồn nhân lực, chuyển
giao công nghệ ngân hàng, khi KienLongBank gặp khó khăn về tài chính, ACB sẽ hỗ
trợ theo khả năng của mình và đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra,
ACB cũng cam kết mua cổ phần của KienLongBank khi ngân hàng này thực hiện lộ
trình tăng vốn điều lệ như thông tin được công bố trên website KienLongBank.
Năm 2008, ACB có đến 3 đại diện tại HĐQT của KienLongBank gồm
ông Nguyễn Văn Hòa (Kế toán trưởng ACB), ông Lê Quang Chính (Phó Giám đốc Sở
Giao dịch ACB) và ông Lê Thanh Hải (Trưởng phòng thẩm định tài sản kiêm Trưởng
phòng pháp chế ACB). Hiện nay, ông Hòa đã rút khỏi HĐQT, ACB còn hai đại diện gồm
ông Chính và ông Hải.
Ngày 17/10 vừa qua, một cổ đông lớn của KienLongBank là Tổng
Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH MTV (Saigontourist) thoái hết vốn thông qua việc
bán đấu giá 5 triệu cổ phần với giá khởi điểm chỉ có 8,780 đồng/cp, thấp hơn mệnh
giá. Đối tượng mua lượng cổ phần trên là một cá nhân và một tổ chức trong nước
không công bố tên.
ACB – DaiABank
Năm 2008, ACB đầu tư vào Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) và
cử ba đại diện tham gia HĐQT của ngân hàng này gồm ông Đỗ
Minh Toàn (Tổng Giám đốc đương nhiệm của ACB), ông Đặng Mai Anh và ông
Từ Tiến Phát. Cụ thể, ông Đặng
Mai Anh tham gia HĐQT của DaiABank từ năm 2008 và năm 2011 tiếp tục
trúng cử nhiệm kỳ 2011 – 2015, trong khi ông Từ
Tiến Phát mới tham gia HĐQT từ năm 2011. Riêng ông Đỗ Minh Toàn tham
gia DaiABank từ 2008 đến 2009 với vai trò Ủy viên HĐQT và từ 4/2009 đến năm
2011, ông Toàn giữ chức danh Phó Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này. Từ năm 2011,
ông từ nhiệm và không còn tham gia các hoạt động của DaiABank.
Tính đến năm 2010, DaiABank tăng vốn lên 3,100 tỷ đồng,
trong đó ACB nắm giữ gần 11% cổ phần. Ngoài ACB, DaiABank còn các đối tác chiến
lược khác gồm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BID), Tín Nghĩa Corp và Xổ Số Kiến Thiết Đồng Nai.
Nội bộ của DaiABank cũng có mối quan hệ sở hữu khá “rối rắm”.
Sự chằng chịt xuất hiện khi Đầu tư Đại Á tham gia 4.21% cổ phần của Công ty
Xăng dầu Tín Nghĩa (thuộc Tín Nghĩa Corp), hình thành mối quan hệ sở hữu vòng
tròn Xăng Dầu Tín Nghĩa -> DaiABank -> Đầu tư Đại Á -> Xăng Dầu Tín
Nghĩa. Chẳng những vậy, Tín Nghĩa Corp cũng đang sở hữu 11.12% cổ phần DaiABank
và gần như nắm quyền chi phối tại Xăng Dầu Tín Nghĩa với trên 80% vốn.
Giữa Tín Nghĩa Corp và ACB cũng có sự góp vốn chung để hình
thành nên CTCP Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu và cùng đầu tư vào DaiABank.
ACB – Eximbank
Ngoài ra, tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam –
Eximbank (EIB), theo lời ông Lê Hùng Dũng – chủ tịch Eximbank thì
nhóm ngân hàng ACB đang nắm giữ khoảng 9% nhưng hiện chưa cử người thay thế ông
Phạm Trung Cang (Nguyên phó Chủ tịch HĐQT đã từ nhiệm và khởi tố) làm người đại
diện vốn.
Giữa Eximbank và các đơn vị liên quan cũng xuất hiện những mối
quan hệ sở hữu cổ phần qua lại lẫn nhau.
ACB – VietBank
Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank), ACB giữ
tư cách là cổ đông sáng lập nhưng không công bố cụ thể khoản đầu tư tại ngân
hàng này là bao nhiêu, tuy nhiên 2/8 thành viên HĐQT của VietBank lại có sự
liên hệ đến ACB gồm bà Đặng Ngọc Lan (vợ ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch
Hội đồng sáng lập ACB) và ông Trương Hùng.
Tại ACB, bà Lan đang giữ chức vụ Phó Ban Kiểm toán nội bộ
còn ông Trương Hùng là Giám đốc Chi nhánh Phú Lâm (Quận 6).
Ngoài ra, đại gia thuỷ sản Diệu Hiền đình đám trên báo chí
thời gian qua cũng có mối quan hệ cùng VietBank thông qua Công ty TNHH XD TM Diệu
Hiền, đơn vị đồng sáng lập VietBank cùng với Công ty Đầu tư & Phát triển
Hoa Lâm và ACB.
ACB – VietABank
Tại Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), ACB đóng vai trò là cổ
đông sáng lập. Cụ thể, VietABank ra đời từ năm 2003 trên cơ sở hợp nhất Công ty
Tài chính Cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng TMCP Nông thôn Đà Nẵng. Ngày mới thành lập,
VietABank có vốn điều lệ hơn 76 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập nắm cổ phần lớn nhất
là Ban Tài chính Thành ủy TPHCM với tỷ lệ 29.8% (Trước hợp nhất, Công ty Tài
chính Cổ phần Sài Gòn được đầu tư bởi 6 đơn vị, đặc biệt trong đó có ACB và
Ngân hàng Nông thôn Đà Nẵng).
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, theo thông tin từ
VietABank thì ACB và DaiABank đều không còn là cổ đông của ngân hàng này.
Viết Vinh (Vietstock)
FFN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét