HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6 -
MỘT HỘI NGHỊ KHÔNG BÌNH THƯỜNG
ST MỘT HỘI NGHỊ KHÔNG BÌNH THƯỜNG
Trí Nhân Media
Khác với dự đoán của dư luận bàn
tán trong suốt tuần qua, hôm thứ Hai 1/10/2012, Hội nghị lần thứ sáu của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc tại trụ sở Trung ương Đảng ở Hà Nội.
200 nhà hoạt động chính trị quyền
lực nhất trên chính trường Việt Nam gặp nhau để bàn thảo và đưa ra những quyết
sách quan trọng về hiện tình đất nước.
Dấu hiệu không bình thường :
Theo trang Blog Cầu Nhật Tân "Trái với những sắp xếp đã thông báo trước đây, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, Khoá XI, đã được triệu tập khẩn cấp và khai mạc sáng ngày 1/10/2012 tại Hà Nội. Tính chất khẩn cấp của Hội nghị này không chỉ bất ngờ đối với nhân dân mà chúng tôi được biết nhiều vị Ủy viên Trung ương cũng bất ngờ không kém và chỉ biết trước chưa đầy 24h – đủ thời gian để sắp xếp phương tiện đi dự Hội nghị."
Theo trang Blog Cầu Nhật Tân "Trái với những sắp xếp đã thông báo trước đây, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, Khoá XI, đã được triệu tập khẩn cấp và khai mạc sáng ngày 1/10/2012 tại Hà Nội. Tính chất khẩn cấp của Hội nghị này không chỉ bất ngờ đối với nhân dân mà chúng tôi được biết nhiều vị Ủy viên Trung ương cũng bất ngờ không kém và chỉ biết trước chưa đầy 24h – đủ thời gian để sắp xếp phương tiện đi dự Hội nghị."
Cũng theo Blog
Cầu Nhật Tân việc triệu tập hội nghị đột ngột lần này là để tránh
không cho 'bàn tay vô hình' có đủ thời gian tập hợp lực lượng, mua chuộc lá phiếu.
"Lệnh triệu tập các Ủy viên
TƯ về ngay Hà Nội được phát ra khẩn cấp, nhiều Ủy viên Trung ương rất bị động
và bất ngờ. Họ chỉ có đủ thời gian để sắp xếp việc đi lại. Hàng không VN đã được
Văn phòng TƯ Đảng đề nghị thực hiện “nhiệm vụ chính trị” dành ưu tiên cao nhất
cho các đại biểu TƯ về Hà Nội.
Đặc biệt, nhiều thành viên Chính
phủ cũng bị bất ngờ. Hai trường hợp Ủy viên Trung ương là thành viên Chính phủ,
trước đó, đã xin Bộ Chính trị đi công cán nước ngoài, nay bị “phanh” lại và buộc
phải hủy lịch công tác đột ngột.
Việc tổ chức nơi ăn ở, làm việc
và đi lại của các đại biểu cũng được bố trí và tính toán rất kỹ lưỡng nhằm
tránh mọi bất trắc xảy ra trong thời gian Hội nghị cũng như đảm bảo các Ủy viên
Trung ương có thể làm chủ ý kiến của mình"
Ngay sau Hội nghị Bộ Chính trị vừa
qua (27/9/2012), mọi tin tức của Đảng phát ra vẫn khẳng định Hội
nghị TƯ 6 họp sớm nhất cũng vào 16/10/2012 và mọi quyết định lớn về
nhân sự cao cấp nhất sẽ do Hội nghị toàn thể của Trung ương Đảng định đoạt trên
nguyên tắc tập trung dân chủ"
Hội nghị họp 15 ngày - Đây là hội
nghị Trung ương kéo dài nhất và với nhiều nội dung quan trọng, cực kỳ phức tạp
như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói trong lời khai mạc : "Có thể nói,
ít có Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài ngày như Hội
nghị lần này. Hầu hết các vấn đề chúng ta sẽ bàn và quyết định đều rất quan trọng,
khó và nhạy cảm. Nhiều vấn đề đã có chủ trương, chính sách và đã được tiến hành
từ lâu nhưng đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít hạn chế,
yếu kém, cần phải tiếp tục được thực hiện ở tầm mức mới với những quyết sách mới,
nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới".
"Hội nghị TƯ 6 sẽ dành
thời gian thảo luận, cho ý kiến về quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước;
Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư
theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về xây dựng Đảng và một số vấn
đề quan trọng khác."
Tuy nhiên, trong lời khai mạc, Tổng
Bí thư vẫn nói: “Chưa quy hoạch nhân sự cụ thể trong Hội nghị này”.
Hội nghị cũng sẽ thảo
luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề án liên quan:
- Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012,
- Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2013;
- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;
- Chính sách pháp luật về đất đai;
- Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo;
- Phát triển khoa học và công nghệ.
- Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012,
- Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2013;
- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;
- Chính sách pháp luật về đất đai;
- Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo;
- Phát triển khoa học và công nghệ.
Hội nghị Trung Ương 6 - Chiến trường
cho các phe quyết 'sống mái'
Dưới tiêu đề trên Dân Làm Báo đưa ra nhận xét " Trên thực tế, việc triệu tập hội nghị đột ngột cho thấy rõ việc các phe phái trong Đảng quyết 'sống mái' với nhau ngay tại hội nghị lần này.
Dự kiến, các ủy viên trung ương tham dự hội nghị 6 cũng sẽ được Bộ chính trị báo cáo về quá trình kiểm điểm 'phê và tự phê' đối với các cá nhân trong hàng ngũ chóp bu Đảng. Nội dung này nhằm mục đích chính là nhắm vào hồ sơ tham nhũng và quá trình sai phạm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Một số dự đoán cho rằng: cùng với vấn đề 'quy hoạch cán bộ cấp chiến lược', các báo cáo kiểm điểm khi mang ra bàn thảo trước hội nghị có khả năng dẫn đến một cuộc 'đảo chính' ngay trong hội nghị 6 mà không cần chờ đến nhiệm kỳ tới vào năm 2016. Điều này khá hợp lý, vì đến năm 2016 thì Đảng Cộng Sản chắc gì còn tồn tại?
Hội nghị dự kiến sẽ diễn ra nửa tháng, từ 1 đến 15/10, đủ thời gian cho các bên chuẩn bị tung chiêu, hình thành thế trận quyết 'sống mái' với nhau.
Dưới tiêu đề trên Dân Làm Báo đưa ra nhận xét " Trên thực tế, việc triệu tập hội nghị đột ngột cho thấy rõ việc các phe phái trong Đảng quyết 'sống mái' với nhau ngay tại hội nghị lần này.
Dự kiến, các ủy viên trung ương tham dự hội nghị 6 cũng sẽ được Bộ chính trị báo cáo về quá trình kiểm điểm 'phê và tự phê' đối với các cá nhân trong hàng ngũ chóp bu Đảng. Nội dung này nhằm mục đích chính là nhắm vào hồ sơ tham nhũng và quá trình sai phạm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Một số dự đoán cho rằng: cùng với vấn đề 'quy hoạch cán bộ cấp chiến lược', các báo cáo kiểm điểm khi mang ra bàn thảo trước hội nghị có khả năng dẫn đến một cuộc 'đảo chính' ngay trong hội nghị 6 mà không cần chờ đến nhiệm kỳ tới vào năm 2016. Điều này khá hợp lý, vì đến năm 2016 thì Đảng Cộng Sản chắc gì còn tồn tại?
Hội nghị dự kiến sẽ diễn ra nửa tháng, từ 1 đến 15/10, đủ thời gian cho các bên chuẩn bị tung chiêu, hình thành thế trận quyết 'sống mái' với nhau.
Trong một bài
phân tích mới đây trên Danlambao nói về diễn biến các cuộc chiến trong
Đảng, tác giả Trần
Phong cho biết: Trước hội nghị, liên minh 'cung vua' của TBT Nguyễn
Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi đến tận tay các ủy viên trung
ương Đảng tập tài liệu nói về sự yếu kém và tham nhũng của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng.
Tập tài liệu dày 313 trang giấy,
khổ A4 do Tổng cục 2 bí mật in ấn. Những trang đầu tiên của tập tài liệu do
đích thân TBT Nguyễn Phú Trọng viết lời mở đầu, kèm theo bút tích. Những trang
cuối tập tài liệu là hình ảnh nhà thờ họ hoành tráng của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng.
Theo BBC : "Hội nghị trung
ương dài nhất từ trước tới nay được các nhà quan sát đánh giá là
tối quan trọng, đặc biệt về các vấn đề nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng
sản. Tuy nhiên, không rõ sẽ có công
bố thay đổi trong nhân sự cấp cao như dư luận bàn tán một thời gian
gần đây hay không.
Ông Trọng, trong diễn văn khai
mạc, nói "Trung ương chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể"
trong hội nghị lần này, nhưng nhiều người cho rằng phát biểu này để
chỉ quy hoạch cho các khóa tới và vẫn có khả năng sẽ có chuyển
dịch nội bộ sau hội nghị 6.
Hội nghị diễn ra trong bối
cảnh đợt phê bình và tự phê bình vừa được triển khai trong toàn bộ
hệ thống Đảng ở trung ương và tỉnh thành, bắt đầu từ Bộ chính trị
và Ban bí thư.
Các vụ bắt giữ mới đây đối
với các nhân vật thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng được cho là gần
gũi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; và chiến dịch chỉnh đốn Đảng do
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động được xem như chỉ dấu cho một
cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ cấp cao nhất của Đảng.
Bộ Chính trị Đảng CSVN đã
có phiên họp tuần trước để chốt lại kết quả kiểm điểm, chỉnh đốn
Đảng, nhằm trình lên Ban chấp hành Trung ương tại kỳ họp này"
Hội nghị Trung ương 6 diễn ra
trong bối cảnh nên kinh tế Việt Nam đang trì trệ
Các chuyên gia nói tăng trưởng
đang chậm lại, lạm phát có nguy cơ tăng cao, xuất khẩu giảm trong khi tăng trưởng
trong lĩnh vực nông nghiệp xuống thấp.
Một báo cáo mới ra của ngân hàng
HSBC được trang tin VnExpress trích dẫn đã xác
nhậnlượng hàng tồn kho của ngành sản xuất không có cải thiện trong khi số
lao động được tuyển dụng trong lĩnh vực này lại giảm xuống.
Trong khi đó trang tin Dân
Trí nói Moody's hôm 28/9 đã hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của tám ngân
hàng thương mại cổ phần của Việt Nam trong đó có Ngân hàng Á Châu ACB, nơi cả Tổng
Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng Quản trị đã phải từ nhiệm và ngay lập tức bị khởi
tố.
Một cựu cố vấn của
Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói ông không hy vọng sẽ biết gì hơn về hội nghị Trung
ương ngoài diễn văn bế mạc và khai mạc.
Những điều được bàn thảo tại diễn
đàn của 200 chính trị gia quyền lực, ông nói, sẽ chỉ biết được "qua tin đồn".
Vị cựu cố vấn nhận định
"tình hình kinh tế sau một thời gian phát triển đã mất kiểm soát và có một
số quyết định nhầm lẫn" trong khi ngành ngân hàng đã có sự "rối loạn"
sau gần bảy, tám năm phát triển vừa qua.
Cũng bình luận về các doanh nghiệp
nhà nước, cựu Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến trả lời BBC qua email từ Hoa
Kỳ:
"Các Tập đoàn Nhà nước làm
ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng bộc lộ rõ nét nhất, điều chưa từng xảy ra
trước đây.
"Nếu tiếp tục định hướng
doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì chắc chắn sẽ không phải chỉ có một
Vinashin, Vinaline mà hầu hết các tập đoàn nhà nước sớm muộn cũng sẽ đổ bể và hậu
quả có thể còn tồi tệ hơn.
"Bạn bè trong ngoài nước bày
tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với tình hình của Việt Nam hiện nay.
"Xem ra đất nước đang bị kéo
lùi trở lại thời kỳ hành chính bao cấp, những quyền cơ bản của con người, quyền
tự do dân chủ đang bị chi phối và bị bóp nghẹt và nhân dân đang bị nghèo hơn đi
cả về đời sống vật chất và tinh thần."
Phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng cho biết một trong các nội dung sẽ được bàn là “Báo cáo kiểm
điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 4 (khoá XI) về xây dựng Đảng”.
Nói chuyện với BBC từ Sài Gòn,
giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, cho rằng người
dân mong muốn được công khai thông tin về cuộc chỉnh Đảng rầm rộ mấy tháng qua.
Ông cho biết: "Về chính trị,
thông tin trên mạng rất rối ren. Chưa bao giờ trên các mạng thông tin, người ta
chửi nhau hăng hái như thế, réo tên các ông cao nhất, rằng phe này đánh phe
kia, phe thân Tàu đánh phe tham nhũng. Không biết ai tham nhũng hơn ai, ai thân
Tàu hơn ai, cũng chẳng rõ."
"Vừa qua, những cấp cao nhất
đã có tuyên bố quyết liệt về chỉnh Đảng, chống tham nhũng. Nhưng mấy ngày vừa rồi,
theo báo chí phản ánh, mọi việc lại vui vẻ cả, kiểm điểm đều tốt đẹp. Trung
ương không thấy vấn đề gì gay gắt, ở đây, TP. HCM, thì không có tham nhũng lớn…
Tất cả những điều đó tạo nên nghi ngờ là người dân tin vào ai đây? Mất lòng tin
đang diễn ra rất trầm trọng."
Giáo sư Tương Lai phát biểu thêm: "Nếu Hội nghị Trung ương không đưa ra được những giải pháp, cho thấy vừa qua, trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, tình hình như thế nào, chắc khó khôi phục lòng tin,"
Trí Nhân Media
==============
KHAI MẠC HỘI NGHỊ LẦN THỨ 6
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI
Hiền Hòa
1/10/2012
Tòan cảnh Hội Nghị. Ảnh HH |
Bộ Chính trị sẽ báo cáo kết quả bước đầu kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư
(ĐCSVN)- Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá,
sáng 1/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tổ chức khai mạc Hội nghị lần thứ
sáu (khóa XI).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát
biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: chinhphu.vn |
Các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị: Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn
Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng
Anh đồng chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị lần này, các đại biểu sẽ thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề
án: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao
hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Chính sách, pháp luật về đất đai; Đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; Phát triển khoa học và công nghệ; Quy
hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán
bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước; Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê
bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung
ương 4 (khoá XI) về xây dựng Đảng và một số vấn đề quan trọng khác.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đề nghị các đại biểu phát huy dân chủ, trí tuệ, xem xét, thảo luận, quyết
định các vấn đề quan trọng của Đảng và đất nước.
Tổng Bí thư đã gợi mở và nêu vấn đề trọng tâm cần thảo luận tại Hội nghị lần
này.
1. Về kinh tế - xã hội năm 2012 và phương hướng, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập
trung thảo luận, phân tích kỹ những đặc điểm nổi bật của năm 2012; làm rõ những
kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém đang tồn tại và chỉ ra những
nguyên nhân khách quan, chủ quan; dự báo những khả năng sắp tới với tinh thần
thật sự khách quan, khoa học, toàn diện.
Tổng Bí thư lưu ý: Cần chú ý đối chiếu với những mục tiêu,
nhiệm vụ đã đề ra, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý, tạo tiền đề cho
việc lấy lại đà tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững trong những năm sắp
tới. Đặc biệt, cần đi sâu phân tích, đánh giá các vấn đề có liên quan đến việc
triển khai thực hiện các nhiệm vụ tái cấu trúc nền kinh tế.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Phải chăng vừa qua, chúng ta mới
chủ yếu tập trung cho việc chèo chống, đối phó với tình hình khó khăn về tài
chính, ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh và việc
làm cho người lao động... mà chưa ở thế chủ động triển khai các biện pháp đổi
mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện 3 khâu đột phá nêu
trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ?”.
Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình kinh tế - xã hội năm
2012, Tổng Bí thư yêu cầu cần xác định những quan điểm phát triển, tư tưởng
chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất cho
năm 2013.
Về Đề án “Tiếp tục sắp xếp đổi mới, nâng cao hiệu quả
doanh nghiệp nhà nước”, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung cho ý
kiến: Vì sao lúc này chúng ta vẫn phải tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
nhà nước? Phạm vi nội dung đến đâu? Phải chăng cần dựa trên cơ sở tổng kết 10
năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX), chọn ra một số vấn đề lớn,
quan trọng để thảo luận và có chính sách, biện pháp tháo gỡ, khắc phục? Đối với
từng vấn đề, cần đi sâu phân tích, đánh giá tình hình và nguyên nhân; chỉ rõ
đâu là nguyên nhân thuộc về chủ trương, cơ chế, chính sách và đâu là nguyên
nhân do tổ chức thực hiện không đúng, không nghiêm. Từ đó, đề ra chủ trương,
biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao, tạo sự chuyển biến thật sự về hiệu quả,
sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong tình hình mới.
Về vấn đề đất đai, Tổng Bí đề nghị các đồng chí Ủy
viên Trung ương tập trung thảo luận kỹ để đi đến thống nhất ban hành Nghị quyết
của Trung ương định hướng cho việc nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai.
Các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh HH
|
2- Về phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, Tổng Bí thư
chỉ rõ: Đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng, đã được coi là quốc sách
hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Cách đây 16 năm, Hội nghị
Trung ương 2 (khoá VIII) đã ban hành Nghị quyết về định hướng chiến lược phát
triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2010.
Lần này, chúng
ta bàn về vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển
khoa học và công nghệ, có một loạt vấn đề đặt ra cần được thảo luận, làm rõ
như : Vì sao lúc này phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo,
phát triển khoa học và công nghệ ? Phạm vi, mục tiêu yêu cầu của mỗi Đề án đến
đâu? Đổi mới căn bản là gì, toàn diện là gì? Nội hàm phát triển khoa học và
công nghệ ? Những chủ trương, chính sách, biện pháp gì cần phải thống nhất
ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới giáo dục - đào tạo và phát triển
khoa học - công nghệ ?...
Để giải đáp được những câu hỏi trên một cách đúng đắn, cần
có sự đánh giá toàn diện, khách quan tình hình triển khai thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng cũng như tình hình phát triển giáo dục - đào
tạo và khoa học - công nghệ trong 16 năm qua; qua đó khẳng định những
thành tựu, kết quả đã đạt được, chỉ ra những bất cập, hạn chế, yếu kém còn tồn
tại; làm rõ vì sao giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đến nay vẫn
chưa thực sự trở thành nền tảng và động lực cho phát triển? Vướng mắc chính ở
chỗ nào?... Trên cơ sở đó, khẳng định những quan điểm lớn, quan trọng đã được
đề ra tại Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) đến nay còn đúng, cần tiếp tục
thực hiện; đồng thời bổ sung, phát triển các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và
giải pháp mới, nhất là những nội dung đổi mới có tính đột phá, căn bản, toàn
diện.
3- Một số vấn đề về xây dựng Đảng, tại Hội nghị này, Bộ Chính trị sẽ báo
cáo kết quả bước đầu kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư
theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay" để Trung ương cho ý kiến.
Việc lập lại Ban Kinh tế Trung ương và việc xây dựng quy
hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ
chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo, Tổng
Bí thư cho biết, tại Hội nghị này, Trung ương chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch
cụ thể mà chủ yếu tập trung cho ý kiến về mục đích, yêu cầu, quan điểm,
nguyên tắc, phương châm, nội dung của việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến
lược. Một số nội dung cần tập trung bàn bạc như: Yêu cầu, tiêu chuẩn đối với
từng chức danh cụ thể; độ tuổi tham gia quy hoạch; số lượng, cơ cấu của quy
hoạch; đối tượng và điều kiện lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch; quy trình
phát hiện, giới thiệu, lựa chọn và quyết định nguồn quy hoạch; quản lý và thực
hiện quy hoạch. . .
Sau khi Trung ương thống nhất về những vấn đề quan trọng
này và Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo
việc xây dựng quy hoạch cụ thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ
2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng
căn cứ vào Đề án, Tờ trình của Bộ Chính trị và bằng kinh nghiệm, thực tiễn của
công tác xây dựng quy hoạch cán bộ ở địa phương, bộ, ngành trong những năm qua,
nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến vào nội dung của Đề án, nhất là
những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để đi đến thống nhất cao ban hành Nghị
quyết, tạo tiền đề cho việc thực hiện nội dung của công tác quy hoạch cán bộ
cấp chiến lược.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét