Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6 CỦA VIỆT CỘNG TỪ BẤT NGỜ TỚI NGU NGƠ RỒI NGHI NGỜ

Lý Đại Nguyên
4-10-2012

Hội nghị Trung Ương 6 của đảng Cộngsản Việtnam bất ngờ được triệu tập trước thời hạn, và khai mạc sáng ngày 01/10/2012 tại Hànội, đúng vào ngày Quốc Khánh của Trungcộng, lại được Bắckinh long trọng tổ chức lễ thượng kỳ lần đầu tiên ngay trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàngsa, mà Trungcộng đã chiếm của Việtnam ngày 19/01/1974. 

Sự việc này nằm trong một loạt hành động của Trungcộng nhằm hợp thức hóa hành vi cưỡng chiếm Hoàngsa Trườngsa, để khẳng định chủ quyền của họ ở đây, là chuyện đã rồi. 

Chính vì vậy, mà Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình đã buộc Nguyễn Phú Trọng ,Trương Tấn Sang, và Nguyễn Tấn Dũng phải: “Kiên trì thông qua đàm phán, đối thoại thỏa đáng vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hoà bình”. 

Nghĩa là cấm bọn đàn em này không được động binh chiếm lại các quần đảo đã bị đàn anh chiếm đoạt. 

Thực ra Hoàngsa là nơi tranh chấp riêng giữa Việtnam và Trungcộng, còn Trườngsa mới liên hệ tới các nước Trungcộng, Việtnam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đàiloan. Do đó nếu tình thế buộc Trungcộng phải chấp nhận “Quy Tắc Ứng Xử  Biển Đông”, theo Công Ước về Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc với khối Asean, thì họ chỉ muốn bị ràng buộc với vùng Trườngsa thôi. 

Còn Hoàngsa đã được bọn Việtcộng mặc nhiên dâng cho Trungcộng. Khiến dư luận nghi ngờ Hội Nghị Trung Ương 6 kỳ này cố ý khỏa lấp việc toàn đảng, toàn quân, toàn dân Việtnam có thể xuống đường chống Trungcộng ngang ngược tổ chức lễ Quốc Khánh của họ trên Hoàngsa của Việtnam.

Tuy nhiên cũng lại bất ngờ, sau sự cam kết giữa Trương Tấn Sang với Hồ Cẩm Đào bên lề hội nghị APEC, rồi Nguyễn Tấn Dũng với Tập Cận Bình ngày 20/09/12 tại Nam Ninh, là phải triệt để tôn trọng “hữu nghị và hoà bình” giữa 2 nước Việt-Tầu thì, ngày 27-28/09/2012, trong bài phát biểu tại Hội Nghị Người Việt Nam Hải Ngoại lần thứ 2 tại Saigòn, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn cục trưởng Cục Tuyên Huấn, Tổng Cục Chính Trị Quân Đội đã nhấn mạnh: 

“Quân đội Nhân Dân Việtnam có khả năng bảo vệ bờ biển 200km. Tên lửa mà Việtnam có hiện nay, có thể bắn xa 600km và quan trọng hơn hết là Việtnam đã trang bị nhiều phi cơ chiến đấu có thể bay một chặng dài từ đất liền ra các đảo Hoàngsa, Trườngsa khi có chiến tranh xẩy ra”

Đây là lần đầu tiên giới chức quân sự Việtcộng công khai hoá việc phòng thủ chống Trungcộng trước cử tọa của Hải ngoại. Mặc dầu có sức ép của Trungcộng về lời tuyên bố trên, nhưng giới lãnh đạo đảng và nhà nước Việtcộng vẫn chưa tỏ dấu hiệu nào, mà chỉ bất ngờ cho triệu tập Hội Nghị Trung Ương  6.

Tại Hội Nghị Trung Ương 6 bất ngờ này, bài phát biểu khai mạc của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại tỏ ra “ngu ngơ” một cách lạ thường, rằng: “Hội nghị sẽ nghe báo cáo kết quả kiểm điểm phê bình và tự phê bình của các lãnh đạo Đảng”. 

Như vậy hội nghị ‘hội đồng chuột’ này gấp rút được triệp tập chỉ được nghe kết quả kiểm điểm, mà không thấy đưa ra biện pháp ‘chế tài’nào. Nhất là hội nghị Trung Ương đầy quyền lực, mà cũng không được phát biểu ý kiến về trường hợp các lãnh tụ tham nhũng, bất tài, vô kỷ luật hay sao? 

“Hội nghị cũng thảo luận về quy hoạch lãnh đạo chủ chốt cho nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo. Tuy nhiên tại hội nghị lần này, chỉ tập trung vào cho ý kiến xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, mà chưa bàn thảo về quy hoạch cụ thể nhân sự”. 

Nghiã là Nguyễn Phú Trọng vẫn là tổng bí thư, Trương Tấn Sang chủ tịch nước, Nguyễn Tấn Dũng vẫn là thủ tướng, Nguyễn Sinh Hùng chủ tịch quốc hội, 14 ủy viên Bộ Chính Trị khoá này ai đâu vẫn ở đó. Hội nghị chỉ thảo luận về ‘quy hoạch’ lãnh đạo chủ chốt cho nhiệm kỳ tới và kế tiếp.

Về kinh tế, Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Phải chăng vừa qua, chúng ta mới chủ yếu tập trung cho việc chèo chống, đối phó với tình hình khó khăn về tài chánh, ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh và việc làm cho người lao động… mà chưa ở thế chủ động triển khai các biện pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện 3 khâu đột phá nêu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội?”. 

Nhưng rồi Nguyễn Phú Trọng lại theo quán tính “Xã Hội Chủ Nghĩa” chết tiệt, quay về đề án: “Tiếp tục sắp xếp đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”. “Từ đó đề ra chủ trương, biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao, tạo sự chuyển biến thật sự về hiệu quả , sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong tình hình mới”. 

Có nghĩa Nguyễn Phú Trọng coi rẻ nền kinh tế tư doanh đang là nhu cầu phát tiển của kinh tế quốc dân, mà chỉ tiếp tục sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, vốn là cơ sở đặc trách kinh tài của Đảng. Nhưng vì “cha chung không ai khóc”, nên đã thành hang ổ của độc tài tham nhũng. Trước sau gì cũng biến thành hệ thống độc quyền kinh tế của ‘nhóm đặc quyền, đặc lợi’ như dưới trướng của Nguyễn Tấn Dũng hiện nay. 

Cho dù Nguyễn Tấn Dũng chỉ là một kẻ tham lam, ngu dốt, vô lương tâm, mà kiêu ngạo, dùng tay chân quỷ quái, tồi tệ, độc ác đã làm sụp đổ hệ thống quốc doanh, làm băng hoại hệ thống ngân hàng tư doanh. Nhưng vẫn có một khoảng không gian cho tư doanh phát triển, nền kinh tế Việtnam có thể sống cầm hơi. Nếu theo cách đột phá của Nguyễn Phú Trọng thì Việtnam sẽ biến thành Cộngsản Bắc Hàn mất thôi.

Hơn ai hết Trungcộng muốn Việtnam trở thành BắcHàn để phá vỡ khối Asean, vô hiệu hoá cuộc chuyển trục chiến lược của Mỹ về Á châu Thái Bình Dương. Trungcộng biết rõ việc chuyển trục chiến lược của Mỹ từ Tây sang Đông là chính sách lưỡng đảng Hoakỳ, dù tổng thống Dân Chủ hay Cộng Hoà cầm quyền, về căn bản của chiến lược đó vẫn không thay đổi, chỉ là việc áp dụng nhanh, chậm, trước, sau, có khác đôi chút. 

Chiến lược toàn diện này về mặt Quân Sự  là Đối Trọng, về mặt Kinh Tế  là Đối Tác , về mặt Chính Trị là Đối Thoại. Tức là chính sách của Mỹ: “Cứng, Mềm Tương Tác” với nhau. 

Về mặt quân sự thực sự Mỹ đang là đối trọng với Tầu, nhưng vẫn duy trì đối tác về kinh tế, đối thoại về chính trị. Cuộc tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Điếu Ngư – Senkaku, người Tầu đang đẩy Nhậtbản thành đối trọng quân sự, khiến cho đối tác kinh tế Tầu-Nhật bị bế tắc, buộc cả hai rồi phải đối thoại chính trị để tìm lối ra. 

Mỹ  thường xuyên đối thoại với Việtnam, muốn Việtnam tôn trọng nhân quyền, nhằm tìm ra cơ hội trợ giúp Việtnam có sức mạnh quân sự, để cùng với các nước Asean dân chủ hoá, đủ sức đối trọng với Trungcộng. Mỹ đang cố đưa Việtnam trở thành hội viên trong Hiệp Ước Đối Tác Kinh  Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương – TPP, không có Trungcộng. Các nước đối tác sẽ tập trung giải quyết các rào cản thương mại phi thuế quan, và nỗ lực làm thế nào để giúp các doanh nghiệp cở nhỏ và cở trung hội nhập tốt hơn vào nền thương mại toàn cầu. 

Thế mà Nguyễn Phú Trọng lại chủ trương tập trung vào Doanh Nghiệp Nhà Nước thì đúng là chống lại với Đối Tác Kinh Tế TPP của Mỹ. 

Vậy đi đến nghi ngờ là Sang,Trọng, Hùng, Dũng cùng hợp tác với Tầu, chống lại chiến lược toàn diện của Mỹ. Trên thế giới hiện nay, chưa có thế lưc nào chống nổi với chiến luợc toàn cầu của Mỹ cả. Bởi thế nghi ngờ rằng, Việtcộng sẽ  chết là cái chắc!  

LÝ ĐẠI NGUYÊN 
Little Saigon 02/10/2012


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét